VietTuSaiGon
Cho đến thời điểm hiện
nay, có nhiều người hoài nghi trang blog Chân Dung Quyền Lực (CDQL) là của phe
Nguyễn Bá Thanh gồm Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang và Nguyễn Bá Thanh dùng
đế đấu tố phe Nguyễn Tấn Dũng. Điều này đúng sai, thực hư vẫn chưa xác định được.
Cũng có giả thiết cho rằng CDQL là của phe Nguyễn Tấn Dũng đưa ra nhằm “phân
hóa cái nội bộ” Nguyễn Phú Trọng. Vậy đúng sai ra sao và nếu CDQL của một phe
nào đó thì đòn chí tử của nó sẽ là gì?
Trước nhất, giả thiết CDQL là của phe Nguyễn
Phú Trọng dùng để đánh phe Nguyễn Tấn Dũng, theo giả thiết này, chỉ có phe này
mới có đủ thông tin về đối thủ, đánh vào uy tín của bộ sậu Chính phủ nhằm làm
mất uy tín của bộ sậu này, sau đó, nhân Hội nghị trung ương 10 đại hội thứ
XII, sẽ đưa ra một số điều khoản nhằm làm giảm bớt quyền lực của Nguyễn Tấn
Dũng và các Thủ tướng sau NguyễnTấn Dũng, thu hồi quyền lực về tay Tổng Bí thu
Cộng sản Việt Nam, sau đó sẽ là cú đánh chí tử vào tài sản và gia đình Nguyễn
Tấn Dũng.
Giả thiết này mới nghe cũng có lý vì sau Hội
nghị trung ương 10, đã có một số đề xuất nhằm làm giảm bớt quyền hạn của Thủ
tướng. Nhưng nghe ra những đề xuất này khó thành hiện thực vì nó được đá qua đá
lại giữa Nguyễn Sinh Hùng và một số đại biểu thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Đá riết một hồi rồi đâu cũng lại vào đó bởi điều này đã thành thói quen, thông
lệ của đảng Cộng sản Việt Nam, cứ mỗi kì họp, đại hội, hội nghị đưa ra hàng
loạt ý kiến, đề xuất nhưng vài tháng sau thì chìm xuồng, xem như chưa hề có ý
kiến ý cò nào cả…
Và ở hướng giả thiết này, nếu như CDQL là của
phe Nguyễn Phú Trọng đưa ra nhằm đấu tố Nguyễn Xuân Phúc, Phùng Quang Thanh thì
ảnh hưởng gì đến Nguyễn Tấn Dũng? Có thể trả lời nhanh là không hề ảnh hưởng,
nếu không nói là cơ hội đánh bóng của Nguyễn Tấn Dũng sẽ rất cao nếu ông có những
phát biểu và đường hướng (dù là nói miệng) tốt trong hội nghị lần này.
Vì sao? Vì những đối thủ nặng ký nhất ngồi vào
ghế Tổng Bí Thư đảng Cộng sản Việt Nam trong đại hội đảng Cộng sản sắp tới đây
xem như mất điểm hoàn toàn. Dù nói theo cách gì thì Nguyễn Sinh Hùng, Nguyễn
Xuân Phúc và Phùng Quang Thanh cũng là những ứng cử viên nặng ký trong chiếc
ghế Tổng Bí Thư đảng Cộng sản sắp tới.
Ở giả thiết thứ hai, trang CDQL là của phe
Nguyễn Tấn Dũng. Giả thiết này, có những dấu hiệu sau: Đây là trang blog có giọng
văn của một nhà báo chuyên nghiệp cố tình viết theo lối thả lơ cảm xúc; Thông
tin về tài sản của các quan chức trong trang này có sức thuyết phục rất lớn, họ
đưa ra được những bằng chứng cụ thể; Trang này đặt nặng vấn đề sức khỏe của
Nguyễn Bá Thanh và đưa ra thông tin khẳng định Nguyễn Xuân Phúc ám hại Nguyễn
Bá Thanh; Trang này đánh Phùng Quang Thanh và Nguyễn Xuân Phúc đến độ không kịp
vuốt mặt.
Nhưng, CDQL có những điểm lạ: Chưa đụng đến
gia đình và tài sản Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng; Chưa đụng đến tài sản của những
quan chức đàn em Nguyễn Tấn Dũng; Riêng vụ Nguyễn Bá Thanh bị bệnh, CDQL có
được bức ảnh ông Thanh nằm viện tại Mỹ củng thời gian Nguyễn Thị Thanh Phượng,
con gái rượu Nguyễn Tấn Dũng chính thức thành công dân Mỹ; Sau khi Nguyễn Bá
Thanh về Đà Nẵng điều trị, CDQL không thể đưa ra bất cứ hình ảnh hay thông tin
nào về Nguyễn Bá Thanh.
Điều này đặt ra câu hỏi: Phải chăng khi về Đà
Nẵng điều trị, với lực lượng và phe nhóm bảo vệ hết sức nghiêm ngặt, hình ảnh
của Nguyễn Bá Thanh được giữ kín, khác với lúc điều trị ở Mỹ, mặc dù vẫn được
bảo vệ trong chừng mực nào đó nhưng các y tá, điều dưỡng, hộ lý vẫn có thể bị
mua chuộc để thành một tay chụp hình trộm vì khoản thù lao quá cao. Và hình ảnh
tiều tụy của Nguyễn Bá Thanh sẽ là một nắm muối xát vào những “vết thương chính
trị” vốn mưng mủ trong mối quan hệ Nguyễn Xuân Phúc – Nguyễn Bá Thanh do CDQL
kiến tạo?
Và cũng chính vì thế, để xoa dịu dư luận, khi
Nguyễn Bá Thanh về Đà Nẵng điều trị, Nguyễn Xuân Phúc là một trong những người
đến thăm ông Thanh sớm nhất và ở lại với ông Thanh lâu nhất, hơn nửa giớ đồng
hồ trong phòng điều trị của ông Thanh, họ đã nói với nhau những gì, CDQL tịt
ngòi, không có ý kiến?!
Cũng theo hướng này, CDQL là của phe Nguyễn
Tấn Dũng thì đòn thế của họ như thế nào? Có thể nói, đòn khởi sự mà Nguyễn Bá
Thanh đánh Nguyễn Tấn Dũng nằm trong cuộc họp Hội đồng nhân dân thành phố Đà
Nẵng, trong cuộc họp này, Nguyễn Bá Thanh đã chửi khéo Nguyễn Tấn Dũng không
biết nhục, không có văn hóa từ chức, chỉ biết xin lỗi qua loa cho xong chuyện…
Và tuyên bố sẽ “hốt liền” khi thấy dấu hiệu tham nhũng chứ không cần bằng chứng
cụ thể, hốt trước rồi điều tra sau. Tiếp nối sê ri đòn này, Nguyễn Bá Thanh hốt
cũng khá nhiều, những vụ hốt này không cần bàn thêm ở đây.
Đáp trả, Nguyễn Tấn Dũng cho chuyên viên Chính
phủ vào Đà Nẵng điều tra làm rõ vụ Nguyễn Bá Thanh mờ ám trong quản lý đất tại
Đà Nẵng (phải khẳng định là do Nguyễn Tấn Dũng điều động, hạ lệnh, không có
lệnh của Dũng thì có ăn gan trời các chuyên viên cũng không dám làm điều này).
Đòn này xem như một cú đánh vỗ mặt, cảnh cáo cho Nguyễn Bá Thanh bớt nói bung
lung boa loa.
Tiếp theo, sau khi Nguyễn Bá Thanh ra Hà Nội
nhậm chức, đương nhiên không thể nói là Thanh bị cô lập, không có đồng minh ở
Hà Nội được bởi chính những đồng minh đã kéo Nguyễn Bá Thanh ra Hà Nội, họ thấy
được hiệu dụng ở ông và họ phải vỗ béo ông để được việc cho họ. Công cuộc
“chống tham nhũng” trên thực tế là đấu tố tham nhũng để hạ thủ phe đối phương,
cuộc chiến ủy nhiệm đánh vào Nguyễn Tấn Dũng do Nguyễn Bá Thanh cầm trịch và
chịu đạn bắt đầu. Nhiều nhân vật vốn là cánh tay đắc lực ở sân sau Nguyễn Tấn
Dũng bị dính chưởng như Dương Chí Dũng, Nguyễn Đức Kiên, Phạm Quí Ngọ… Đương
nhiên là Nguyễn Bá Thanh đã “bứt dây động rừng” ở Hà Nội.
Tháng 5 năm 2014, Nguyễn Bá Thanh lâm bệnh,
đến tháng 8 thì bệnh chuyển sang giai đoạn bạo phát, phải đi điều trị nước
ngoài, đây cũng là giai đoạn CDQL xuất hiện, nhiều câu chuyện “thâm cung bí sử”
được phơi bày, các quan tham lộ diện từng chân tơ, kẽ tóc. Nhưng có một điều lạ
là tài sản của gia đình Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng không được nhắc đến.
Và CDQL đưa tin khá chi tiết về vụ việc Nguyễn
Bá Thanh bị ám sát bởi tình báo Hoa Nam, do Nguyễn Xuân Phúc sang Lào nhờ Tổng
Đại sứ Trung Quốc can thiệp, để thời gian này, nhân lúc Nguyễn Bá Thanh công du
Trung Quốc mà ra tay. CDQLcũng đưa tin khá rõ về bệnh tình của Nguyễn Bá Thanh
ở Mỹ. Nhưng khi ông Thanh về đến Đà Nẵng thì mọi thông tin về Nguyễn Bá Thanh
rất nhạt, nếu không muốn nói là không có gì!
Đến đây, mối nghi vấn CDQL là của phe Nguyễn
Tấn Dũng nghe ra có sức thuyết phục hơn. Bởi lẽ, tranh nhau chiếc ghế Tổng Bí
Thư đảng Cộng sản Việt Nam sắp tới, những ứng cử viên cao cấp sẽ có Nguyễn Sinh
Hùng (nhưng Hùng quá già so với Dũng,Thanh quân đội và Phúc), Nguyễn Tấn Dũng,
Phùng Quang Thanh, Giàng Xeo Phử, Phạm Quang Nghị, và Nguyễn Xuân Phúc. Trong
đó, ba đối thủ nặng ký nhất là Phùng Quang Thanh, Nguyễn Xuân Phúc và Nguyễn
Tấn Dũng.
Diệt được hai đối thủ Phùng Quang Thanh và
Nguyễn Xuân Phúc thì xem như con đường bước lên ghế Tổng Bí Thư của Nguyễn Tấn
Dũng rất hanh thông. Và đây cũng là thứ mà Nguyễn Tấn Dũng cần nhất. Bởi ông
từng làm nhiều nhiệm kì Thủ tướng, nếu bây giờ ông làm tiếp là chuyện không thể
xảy ra, nhưng ngồi ghế Chủ tịch nước thì chẳng có bao nhiêu quyền lực vì mọi
thứ quyền lực kinh tế đã tập trung trong tay Chính phủ. Bây giờ, với kinh
nghiệm làm Thủ tướng và nắm được mọi đường đi lối về trong Chính phủ, nếu ngồi
ghế Tổng Bí Thư đảng Cộng sản thì xem như Nguyễn Tấn Dũng đã nắm trọn vẹn quyền
lực trong tay, Chính phủ khó bề mà qua mặt Tổng Bí Thư, khác với Nguyễn Phú
Trọng không biết gì về hệ thống quyền lực trong Chính phủ nên đâm ra ngớ ngẩn,
bị coi là Trọng Lú.
Và một khi Nguyễn Tấn Dũng nắm ghế Tổng Bí
Thư, ông có thể là một Tập Cận Bình của Việt Nam, thế hệ Hậu Cộng sản chính
thức lên ngôi ở Việt Nam. Và lúc đó, Phạm Quang Nghị hay Nguyễn Xuân Phúc,
Nguyễn Sinh Hùng, Vũ Đức Đam, Giàng Xeo Phử… hay bất kì ai lên làm Thủ tướng
Chính phủ cũng không thoát khỏi tay Nguyễn Tấn Dũng. Chính vì những đường hướng
chính trị này mà CDQL nhắm vào Phúc và Thanh quân đội để đánh, Nguyễn Tấn Dũng
cố tình phát biểu hớ hênh trong Hội nghị trung ương 10 rằng “các trang
mạng xã hội rất khó mà quản lý, không thể quản lý…”. Điều này chẳng khác nào
gợi ý cho các đảng viên khác tiếp tục vào đọc CDQL để hạ điểm các đối thủ và
cuối cùng là chỉ còn mỗi Nguyễn Tấn Dũng đủ tư cách, nghiễm nhiên ngồi vào ghế
này.
Và, nếu thật sự CDQL là của phe Nguyễn Tấn
Dũng thì đòn thế tiếp theo sau vụ này sẽ là gì? Bây giờ, lại phụ thuộc vào sức
khỏe của Nguyễn Bá Thanh, nếu ông Thanh không khỏe lại, nghỉ hưu vì bệnh tật
hoặc chết đi thì CDQL sắp tới sẽ im hơi lặng tiếng về Nguyễn Bá Thanh nhưng lại
phanh phui các quan chức khác không đáng kể (như Nguyễn Hòa Bình chẳng hạn!),
duy trì một thời gian ngắn nữa rồi im lặng, đóng cửa sau Hội nghị trung ương
10. Ngược lại, sức khỏe ông Thanh là một ẩn số, ông khỏe lại và ra Hà Nội để
làm việc lại, tiếp tục phanh phui tham nhũng thì người kế tiếp sẽ là Nguyễn Bá
Thanh, đánh Nguyễn Bá Thanh gục, xem như đánh phe đang đấu tố Nguyễn Tấn Dũng
gục và quyền bính sẽ trở lại tay của Dũng.
Và đương nhiên đây chỉ là những giả thiết, dẫu
sao thì CDQL vẫn đưa ra những bằng chứng tham nhũng cộm cán, rất tiếc là chưa
đủ, nếu đưa được thông tin về tài sản, gia đình Nguyễn Tấn Dũng một cách rõ nét
thì mọi chuyện lại khác?!
Nguồn : VietTuSaiGon's blog