Thiện Tùng
16/1/2022
Dường như cuộc chiền tranh lạnh giữa Tư bản và Cộng sản được thay thế bằng cuộc chiến tranh lạnh giữa Dân chủ và Độc tài .
Tổng thống Mỹ Joe Binden (trái) gặp Tổng thống Nga Viladimir Putin (phải) tại cuộc họp Genève ngày 16/6/2021 (Ảnh TTX VN) |
“Ngưu tìm ngưu, mã tìm mã”, các nước Độc tài vẫn do Nga-Trung cầm đầu, các nước Dân chủ do Mỹ cầm đầu. Lợi thế đang hơi nghiêng về phía Độc tài, rõ nhứt là từ khi Tổng thống Donald Trump lên cầm quyền nước Mỹ. Ông Trump có cố tật “sớm nắng, chiều mưa”, theo khuynh hướng Dân tuý, khiến cho các nước Dân chủ Tây phương bất bình, mất lòng tin đối với Mỹ, Tổng thống đương quyền Joe Biden đang cố hàn gắn lại vết thương đó.
Nhân quyền, Dân chủ… đã và đang là xu thế thời đại, luôn đối kỵ Độc tài. Độc tài dầu có làm mưa làm gió cũng tạm/nhứt thời vì nó trái lòng dân, không chính danh, không chính nghĩa. Phần thắng sớm muộn gì cũng nghiêng về phía Dân chủ vì nó hợp lòng dân, chính danh, chính nghĩa.
Cũng như xưa, Nga và Trung Quốc là 2 con hổ luôn “loạn rừng xanh” trời Âu, đất Á. Hiện tại Nga muốn các nước trong khối Liên Xô cũ lệ/phụ thuộc mình; còn Trung Quốc muốn các nước cận biên, nhứt là các nước Đông Nam Á lệ/phụ thuộc mình. Cả hai chưa đủ thế lực, Nga-Trung tạm thời liên minh ma qủy với nhau, ngoài để răn đe (hù doạ) đối với các nước Dân chủ phương Tây. Nga đang cố xốc nuốt cho kỳ được con mồi Ukraine và thèm thuồng con mồi Gruzia…; còn Trung Quốc đã thịt Hồng-Kông, thèm thuồng Đài Loan và đang cố lôi kéo các nước ASEAN, trước mắt là Việt Nam, Lào, Campuchia, Philippine, Miến Điện ngã theo mình để mở rộng vùng ảnh hưởng. “Mưu sâu thì hoạ cũng sâu”, chưa bao giờ Trung Quốc và Nga bị cô lập như hiện nay.
Trong cuộc tranh giành lợi thế giữa Dân chủ và Độc tài nầy, cầm đầu mỗi bên là những cường quốc, ngoài có sức mạnh về kinh tề, còn có sức mạnh về quân sự và sở hữu vũ khí hạt nhân. Họ đang diễu võ vươn oai với nhau về vũ khí mang tính chất huỷ diệt nầy, khiến cho những năm tháng gần đây, nhân loại đang sợ Sars Covi.2 sốt vó lại phải sợ thêm chiến tranh, nhứt là chiến tranh hạt nhân.
Có câu: ““ngậm máu phun người trước dơ miệng mình” . Hơi đâu mà sợ, hơn ai hết, những nước có vũ khí, phương tiện chiến tranh hiện đại sợ chiến tranh hơn ai hết vì họ hiểu rõ tính năng, tác dụng của nó. Việc thách đố qua lại đó, chẳng qua là đòn tâm lý chiến để mặc cả với nhau thôi. Đôi bên đe doạ với nhau chẳng qua là để thúc giục nhau sớm đàm phán để rồi cùng xuống thang. Sự kiện Ukraine đã nói lên phần nào điều đó:
Hôm 12/01/2022, TTXVN đưa tin:
Uraine đang, chẳng những dùng miệng mà dùng cả phương tiện, đòi Nga phải trả lại 2 tỉnh và cảng Crimea của Uraine nằm về phía Đông-Nam nước nầy do Nga cưỡng chiếm hối năm 2014. Hiện tại, Nga đã điều đến biên giới Ukraine 100.000 quân để đối phó việc Uraine đòi lại phần lãnh thổ nầy.
Hôm 10/01/2022, Đại diện của Hoa Kỳ và Nga đã gặp nhau tại Genèva để đàm phán nhằm giảm leo thang cuộc khủng hoảng. Hai bên mặc cả với nhau:
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov (thứ 2, phải) và Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman (trái) tại vòng đàm phán an ninh Nga-Mỹ ở Geneva, Thụy Sĩ, ngày 10/1/2022. (Ảnh: AFP/TTXVN) |
“Ông Putin nói rằng Nga muốn điều mà ông gọi là đảm bảo an ninh, Nga sẽ ngăn cấm Hoa Kỳ và NATO mở rộng về phía đông sang các khu vực mà Nga cho là nằm trong phạm vi ảnh hưởng của mình ;
Theo dự thảo thỏa thuận an ninh được Nga công bố cuối năm ngoái, Nga yêu cầu NATO cam kết không mở rộng về phía Đông, hành động mà Nga coi là mối đe dọa an ninh lớn đối với Nga, bao gồm cả việc NATO định kết nạp Ukraine và Gruzia vào khối nầy ;
Cụ thể, Nga yêu cầu NATO không được triển khai binh lính hoặc vũ khí tới các nước ở phía Đông để liên minh quân sự với các nước: Ba Lan, Cộng hòa Séc, Hungary, 8 nước Balkan và 3 nước vùng Baltic mà không có sự đồng ý của Moskva (Nga) ;
NATO cần tham vấn trước khi tổ chức các cuộc tập trận ở khu vực sát biên giới Nga. Ngoài ra, Nga và NATO phải hạn chế triển khai tên lửa tầm trung và tầm ngắn ở những khu vực có thể gây tổn hại tới bên kia ;
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg tại cuộc họp báo ở Brussels, Bỉ. (Ảnh: EPA/TTXVN) |
Cuối cùng, Nga yêu cầu hủy bỏ quyết định năm 2008 của NATO về kết nạp Ukraine và Gruzia. Nga cho rằng các thỏa thuận này sẽ vạch ra những nguyên tắc về an ninh bình đẳng giữa hai bên và tránh đe dọa lẫn nhau, qua đó thiết lập một sự khởi đầu mới cho quan hệ luôn nghi kỵ lẫn nhau giữa Nga và NATO;
Hai dự thảo thỏa thuận này được đưa ra sau hàng loạt sự kiện gây căng thẳng trong quan hệ hai bên, đặc biệt là việc Nga và NATO tăng cường triển khai vũ khí, lực lượng và tiến hành các cuộc tập trận ở khu vực gần biên giới Ukraine và Biển Đen.
Cả Nga và NATO đều nhất trí cần tiếp tục đối thoại, cụ thể là 3 cuộc tham vấn an ninh tại Genèva, Brussels và Vienna vào trung tuần tháng 01/2022 này. Điều đó cho thấy tầm quan trọng của việc phối hợp và xây dựng lòng tin để có thể hóa giải, hạ nhiệt lò lửa xung đột đang chờ bùng phát trong quan hệ Nga-NATO;
Phía Nga cũng đánh giá cuộc đàm phán an ninh với Mỹ là "bước khởi đầu tích cực" để hai bên duy trì đối thoại trong bối cảnh căng thẳng leo thang liên quan vấn đề Ukraine ;
Trong cuộc họp báo lớn cuối năm 2021, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng: “Với 5 đợt kết nạp thành viên mới, NATO đã đi ngược lại cam kết không mở rộng về phía Đông”. Ông Putin còn nói: “Đã đến lúc phải lập một cam kết bằng văn bản với NATO để đảm bảo an ninh cho nước Nga”.
Hai bên mặc cả với nhau như thế, khiến không chỉ có tôi thắc mắc:
- Trong chiến tranh lạnh giữa 2 phe Cộng sản và Tư bản, Cộng sản thành lập khối Liên minh Quân sự Vác-sa-va, Tư bản thành lập khối Liên minh quân sự NATO, hai khối nầy đối trọng nhau để bảo vệ phe mình. Từ khi Liên bang Xô Viết sụp đổ, khối Vac-sa-va giải tán, sao NATO để làm chi mà không giải tán?- Có một số ý kiến cho rằng: Liên bang Nga chẳng khác mấy Liên bang Xô Viết trước đây, vẫn nuôi tham vọng “bành trướng” – vụ Uraine là bằng chứng. NATO hiện nay là lực lượng Quân sự của khối Liên minh Châu Âu (EU), nó cần tồn tại để bảo vệ các nước trong khối, phòng ngừa con hổ Nga khi nó xừng lông, múa vuốt. NATO chỉ là lực lượng phòng vệ, chỉ tấn công khi đối phương bắt buộc.
- Khi Liên bang Xô Viết tan rã, các nước ở Châu Âu đều độc lập tự trị, họ có quyền liên kết, liên minh với bất cứ phe phái nào. Vậy thì Nga, lấy tư cách gì mà cấm họ gia nhập EU và NATO?.
- Nếu các nước Ba Lan, Cộng hòa Séc, Hungary, 8 nước Balkan và 3 nước vùng Baltic cảm thấy “lạnh lưng” họ thành lập khối Liên minh Quân sự riêng để tự bảo vệ cho nhau, Nga và NATO có cấm cản không? – Nếu cấm cản thì với tư cách gì?.
- Tại sao các nước vừa nói, đang như những con mồi dự trữ, sao không tự định đoạt vận mệnh của mình mà thụ động như thế?.
- Mỹ và Nga là 2 thế lực đối trọng nhau, nhưng 2 nước ở xa, khác châu lục, sao Mỹ không rút khỏi NATO cho Châu Âu bớt căng thẳng? Chuyện Châu Âu sao Mỹ đứng ra thương lượng với Nga trong khi EU và NATO cũng đủ sức giải quyết? Mỹ tham gia chi gây thêm lùm xùm, vô hình trung là Mỹ lãnh đạo cả Châu Âu, khiến cho cuộc chạy đua vũ trang giữa Nga và NATO cứ tiếp tục leo thang mãi?!.
..v.v…
Từ lâu cũng như hiện nay, mọi sự đều do 3 con hổ Mỹ, Nga, Trung tranh hùng khiến cho thế giới luôn thất điên, bát đảo ?! -/-