14 janvier 2022

Nội trong một ngày là đủ để thế giới chạy dài

One Single Day. That’s All It Took for the World to Look Away From Us. (The  New York Times)

Bài của Francis Fukuyama 

Francis Fukuyama là thành viên cao cấp tại Viện Nghiên cứu Quốc tế Freeman Spogli thuộc Stanford, và là tác giả của cuốn sách sắp ra mắt “Chủ nghĩa tự do và những mối bất đồng”.

Người dịch: Tài Tạ


Cuộc tấn công ngày 6 tháng 1 vào Quốc hội của một đám đông, xuất phát từ khuyến khích của cựu Tổng thống Donald Trump, đã tạo ra một tiền lệ đáng lo ngại cho nền chính trị Hoa Kỳ. Kể từ thời Nội chiến, chưa bao giờ có chuyện đất nước không thực hiện được việc chuyển quyền một cách hòa bình, và trước đó chưa hề có ứng cử viên nào lại cố tình tranh chấp kết quả bầu cử khi đã có bằng chứng hiển nhiên và xác thực, là cuộc bầu cử đã diễn ra tự do và công bằng.


Biến cố này tiếp tục vang động trong chính trường Mỹ, và tác động của nó không chỉ giới hạn ở trong nước, mà đã lan tỏa rộng khắp cùng thế giới, báo hiệu sự suy giảm đáng kể về sức mạnh và ảnh hưởng toàn cầu của Hoa kỳ.

Sự cố ngày 6 tháng 1 năm 2021 đã xảy ra trong bối cảnh rộng lớn hơn của cuộc khủng hoảng dân chủ tự do ở toàn cầu. Theo bản phúc trình Freedom in the World 2021 của Freedom House, thể chế dân chủ đã thoái hóa liên tiếp trong 15 năm qua, với những thất bại to lớn đang diễn ra ở Hoa Kỳ và Ấn Độ, hai nền dân chủ lớn nhất thế giới. Kể từ khi bản báo cáo đó được công bố, các cuộc đảo chính đã nối nhau xảy ra ở Myanmar, Tunisia và Sudan, những quốc gia đã từng thực hiện nhiều bước tiến dân chủ đầy hứa hẹn.

Thế giới đã trải qua một sự mở rộng đáng kể về số lượng thể chế dân chủ, từ khoảng 35 nước vào đầu những năm 1970 đã vọt lên tới hơn 110 quốc gia vào thời điểm cuộc khủng hoảng tài chính 2008. Nước Mỹ nắm địa vị then chốt trong "Làn sóng thứ ba" của công cuộc dân chủ hóa thế giới. Hoa kỳ đã cung cấp an ninh cho các đồng minh ở châu Âu và Đông Á, đồng thời chủ trì một nền kinh tế toàn cầu ngày càng hội nhập với sản lượng tăng gấp 4 lần trong suốt thời kỳ đó.

Nền dân chủ toàn cầu được củng cố bởi sự thành công và lâu dài của thể chế dân chủ Hoa Kỳ, đặc tính mà nhà khoa học chính trị Joseph Nye gọi là “quyền lực mềm”. Khắp thế giới đều nhìn về Hoa Kỳ như một tấm gương để noi theo, từ những sinh viên ở Quảng trường Thiên An Môn năm 1989 cho đến những người biểu tình dẫn đầu "cuộc cách mạng màu" ở châu Âu và Trung Đông trong những thập kỷ tiếp theo.

Sự thoái hóa của nền dân chủ trên toàn thế giới được thúc đẩy bởi nhiếu nguồn lực phức tạp. Toàn cầu hóa và thay đổi kinh tế đã khiến nhiều nước bị thiệt hại, tụt hậu, và sự phân cách văn hóa sâu đậm đã diễn ra giữa các thành phần có trình độ học vấn cao ở đô thị, và cư dân ở thị trấn nhỏ vốn chỉ quen thuộc với những giá trị truyền thống. Sự bộc phát của Internet đã làm suy yếu khả năng kiểm soát thông tin của giới tinh hoa; chúng ta luôn bất đồng về thang giá trị như thể đang sống trong thực tế riêng tư khác biệt. Và tham vọng cũng như địa vị danh giá của con người, thường là những động lực mạnh mẽ gấp bội so với tư lợi kinh tế.

Do đó, thế giới khác hẳn so với cách đây khoảng 30 năm, khi Liên Xô cũ sụp đổ. Có hai yếu tố chính mà tôi đã đánh giá thấp vào thời điểm đó. Thứ nhất là những khó khăn trong việc tạo không chỉ dân chủ, xây dựng một nhà nước hiện đại, công chính, bất khả phân, không tham nhũng; và thứ hai là khả năng phân rã chính trị trong các nền dân chủ tiên tiến.

Từ lâu, mô thức Mỹ đã lâm cảnh thoái hóa. Kể từ giữa những năm 1990, chính trị Hoa kỳ ngày càng trở nên phân cực và liên tục bế tắc. Sự thể này đã khiến đất nước không thể nào thực hiện các chức năng cơ bản của nhà nước, chẳng hạn như thông qua ngân sách. Có những vấn đề trầm trọng trong thể chế của Mỹ, như ảnh hưởng của kim tiền trong chính trị, hệ thống bỏ phiếu ngày càng không phản ánh sự lựa chọn dân chủ, và đất nước có vẻ như không thể nào tự sửa đổi cải cách được. Những giai đoạn khủng hoảng trước đó, như thời Nội chiến và Đại suy thoái, đã xuất hiện những nhà lãnh đạo có tầm nhìn xa, biết xây dựng thể chế; khác hẳn với những thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21, các nhà hoạch định chính sách Mỹ đã phải đương đầu, ngập lụt trong hai thảm họa là chiến tranh Iraq và khủng hoảng tài chính, và sau đó lại phải đối mặt với sự nổi dậy của một phong trào dân túy thiển cận.

Cho đến ngày 6 tháng 1, 2021, người ta có thể chỉ nhìn những diễn biến này dưới lăng kính chính trị bình thường của nước Mỹ, hệt như những bất đồng về các vấn đề thương mại, nhập cư và phá thai. Nhưng cuộc nổi dậy đã ghi khắc thời điểm mà một bộ phận thiểu số đáng kể người Mỹ đã nổi dậy chống lại chính nền dân chủ của Hoa kỳ, và sẵn sàng xử dụng bạo lực để đạt được mục đích của họ. Điều khiến ngày 6 tháng 1 trở thành một vết nhơ tệ hại, căng thẳng, đáng báo động đối với thể chế dân chủ Hoa Kỳ, là trên thực tế, Đảng Cộng hòa đã không hề bác bỏ những kẻ khởi xướng tham gia nổi dậy, mà ngược lại, đã tìm đủ cách để bình thường hóa chính biến đó, đồng thời thẳng tay thanh trừng khỏi hàng ngũ những thành phần sẵn sàng nói lên sự thật về cuộc bầu cử năm 2020, chỉ vì Đảng đang nhắm vào năm 2024, khi Donald Trump có thể sẽ tìm cách khôi phục, lấy lại chính quyền.

Tác động của biến cố này đang lan tỏa trên khắp toàn cầu. Trong những năm qua, các đấng lãnh đạo độc tài như Vladimir Putin của Nga và Aleksandr Lukashenko của Belarus đã tìm đủ cách thao túng kết quả bầu cử, để phủ nhận ý chí của người dân. Măt khác, tại các thể chế dân chủ mới mẻ, các ứng cử viên thất cử thường xuyên tố cáo gian lận phiếu cử tri trong nhiều cuộc bầu cử mà phần lớn thực sự là tự do và công bằng. Chuyện này đã xảy ra năm ngoái ở Peru, khi Keiko Fujimori thua bại Pedro Castillo trong vòng hai của cuộc bầu cử tổng thống. Cũng thế, đương kim Tổng thống Jair Bolsonaro, đã mãnh liệt tấn công,chỉ trích hệ thống bỏ phiếu của Brasil, nhằm tạo cơ sở để phản đối kết quả cuộc bầu phiếu năm nay, in hệt như kiểu Donald Trump tự tuyên bố dẫn đầu phiếu trong cuộc bầu cử năm 2020 ở Hoa kỳ để tạo nghi hoặc cho các lá phiếu mà cử tri đã bầu phiếu qua thư gửi bưu điện.

Trước ngày 6 tháng 1, những trò hề này thường được coi là hành vi của các nền dân chủ non trẻ, chưa được củng cố hoàn toàn, và Hoa Kỳ sẽ phải mạnh tay bác khước, lên án. Nhưng giờ đây nó đã xảy ra ở ngay trên nước Mỹ. Bao nhiêu uy tin mẫu mục của thể chế dân chũ Mỹ coi như vỡ nát.

Tiền lệ này đã đủ tồi tệ, nhưng sự cố còn tiềm ẩn những hậu quả nguy hiểm gấp bội kể từ ngày 6 tháng 1. Sự đảo ngược tiến trình dân chủ toàn cầu được cầm đầu bởi hai quốc gia độc tài đang trỗi dậy là Nga và Trung Quốc. Cả hai cường quốc đều đang thi hành chủ nghĩa bất bình đẳng trên chủ quyền lãnh thổ của người khác.Tổng thống Putin đã công khai tuyên bố Ukraine không phải là một quốc gia độc lập hợp pháp, mà chỉ là một phần phụ thuộc của nước Nga rộng lớn. Cho tập trung quân lực ở biên giới Ukraine, Putin đang thử nghiệm các phản ứng của phương Tây trước hành động gây hấn của Đại Nga. Chủ tịch Tập Cân Bình của Trung Quốc cũng đã khẳng định rằng, Đài Loan cuối cùng phải trở về với Trung Quốc, và lãnh đạo Bắc kinh cũng không loại trừ việc xử dụng vũ lực quân sự, nếu cần thiết.

Yếu tố quan trọng là bất kỳ hành động xâm lược quân sự nào trong tương lai của một trong hai cường quốc, sẽ tác động mạnh mẽ đến Hoa Kỳ, vốn không đảm bảo an ninh rõ ràng cho Ukraine hoặc Đài Loan, nhưng lại hỗ trợ quân sự và ý thức hệ, trong nỗ lực thúc đẩy các quốc gia đó thành các nước dân chủ thực sự

Nếu Đảng Cộng hòa có xung lực bác bỏ các diễn biến xảy ra vào ngày 6 tháng 1, hệt như cách thức mà cuối cùng Đảng đã phải từ bỏ Richard Nixon vào năm 1974, thì chúng ta vẫn có thể hy vọng đất nước sẽ thoát ra khỏi kỷ nguyên Trump. Nhưng chuyện này đã không xảy ra, và các đối thủ ngoại quốc, như Nga và Trung Quốc đang mặc tình hoan hỉ theo dõi tình huống. Một khi các vấn đề tiêm chủng, đeo khẩu trang còn bị chính trị hóa, tạo chia rẽ, thử hỏi mọi quyết định mở rộng hỗ trợ quân sự, hoặc từ chối tiếp cứu cho Ukraine hoặc Đài Loan sẽ diển ra như thế nào trong tương lai. Donald Trump đã làm suy yếu sự đồng thuận lưỡng đảng, có tồn tại từ cuối thập niên 1940, về sự ủng hộ mạnh mẽ của Hoa kỳ đối với phong trào tự do ở thế giới, và Tổng thống Biden vẫn chưa thể tái lập được tinh thần nhất trí đó.

Ngày nay, điểm yếu kém lớn nhất của nước Mỹ là chia rẽ nội bộ. Nhiều chuyên gia bảo thủ đã mò đến tận Hungary, nước không hề có tự do, để tìm kiếm một mô hình thay thế, và một lượng lớn đảng viên Cộng hòa đang thất vọng nản chí, coi đảng Dân chủ là mối đe dọa lớn hơn cả Nga.

Hoa Kỳ vẫn còn một lượng lớn sức mạnh kinh tế và quân sự, nhưng sức lực đó không thể nào huy động xử dụng được, một khi không có đồng thuận chính trị nội bộ về vai trò quốc tế của đất nước. Nếu người Mỹ hết còn tin tưởng vào một xã hội cởi mở, khoan dung, và tự do, thì năng lực đổi mới và lãnh đạo của chúng ta trong tư cách cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới cũng sẽ tan biến. Ngày 6 tháng 1 đã phong tỏa, gắn chặt, khiến sự chia rẽ của đất nước càng thêm sâu đậm. Chính vì lý do đó, nó sẽ gây ra những hậu quả vang dội trên toàn cầu trong những năm tới.

11 janv. 2022

 

*********************************************************************************************************************************

The Jan. 6 attack on Congress by a mob inspired by former President Donald Trump marked an ominous precedent for U.S. politics. Not since the Civil War had the country failed to effect a peaceful transfer of power, and no previous candidate purposefully contested an election’s results in the face of broad evidence that it was free and fair.

 

The event continues to reverberate in American politics — but its impact is not just domestic. It has also had a large impact internationally and signals a significant decline in American global power and influence.

 

Jan. 6 needs to be seen against the backdrop of the broader global crisis of liberal democracy. According to Freedom House’s 2021 Freedom in the World report, democracy has been in decline for 15 straight years, with some of the largest setbacks coming in the world’s two largest democracies, the United States and India. Since that report was issued, coups took place in Myanmar, Tunisia and Sudan, countries that had previously taken promising steps toward democracy.

 

The world had experienced a huge expansion in the number of democracies, from around 35 in the early 1970s to well over 110 by the time of the 2008 financial crisis. The United States was critical to what was labeled the “Third Wave” of democratization. America provided security to democratic allies in Europe and East Asia, and presided over an increasingly integrated global economy that quadrupled its output in that same period.

 

But global democracy was underpinned by the success and durability of democracy in the United States itself — what the political scientist Joseph Nye labels its “soft power.” People around the world looked up to America’s example as one they sought to emulate, from the students in Tiananmen Square in 1989 to the protesters leading the “color revolutions” in Europe and the Middle East in subsequent decades.

 

The decline of democracy worldwide is driven by complex forces. Globalization and economic change have left many behind, and a huge cultural divide has emerged between highly educated professionals living in cities and residents of smaller towns with more traditional values. The rise of the internet has weakened elite control over information; we have always disagreed over values, but we now live in separate factual universes. And the desire to belong and have one’s dignity affirmed are often more powerful forces than economic self-interest.

 

The world thus looks very different from the way it did roughly 30 years ago, when the former Soviet Union collapsed. There were two key factors I underestimated back then — first, the difficulty of creating not just democracy, but also a modern, impartial, uncorrupt state; and second, the possibility of political decay in advanced democracies.

 

The American model has been decaying for some time. Since the mid-1990s, the country’s politics have become increasingly polarized and subject to continuing gridlock, which has prevented it from performing basic government functions like passing budgets. There were clear problems with American institutions — the influence of money in politics, the effects of a voting system increasingly unaligned with democratic choice — yet the country seemed to be unable to reform itself. Earlier periods of crisis like the Civil War and the Great Depression produced farsighted, institution-building leaders; not so in the first decades of the 21st century, which saw American policymakers presiding over two catastrophes — the Iraq war and the subprime financial crisis — and then witnessed the emergence of a shortsighted demagogue egging on an angry populist movement.

 

Up until Jan. 6, one might have seen these developments through the lens of ordinary American politics, with its disagreements on issues like trade, immigration and abortion. But the uprising marked the moment when a significant minority of Americans showed themselves willing to turn against American democracy itself and to use violence to achieve their ends. What has made Jan. 6 a particularly alarming stain (and strain) on U.S. democracy is the fact that the Republican Party, far from repudiating those who initiated and participated in the uprising, has sought to normalize it and purge from its own ranks those who were willing to tell the truth about the 2020 election as it looks ahead to 2024, when Mr. Trump might seek a restoration.

 

The impact of this event is still playing out on the global stage. Over the years, authoritarian leaders like Vladimir Putin of Russia and Aleksandr Lukashenko of Belarus have sought to manipulate election results and deny popular will. Conversely, losing candidates in elections in new democracies have often charged voter fraud in the face of largely free and fair elections. This happened last year in Peru, when Keiko Fujimori contested her loss to Pedro Castillo in the second round of the country’s presidential election. Brazil’s president, Jair Bolsonaro, has been laying the grounds for contesting this year’s presidential election by attacking the functioning of Brazil’s voting system, just as Mr. Trump spent the lead-up to the 2020 election undermining confidence in mail-in ballots.

 

Before Jan. 6, these kinds of antics would have been seen as the behavior of young and incompletely consolidated democracies, and the United States would have wagged its finger in condemnation. But it has now happened in the United States itself. America’s credibility in upholding a model of good democratic practice has been shredded.

 

This precedent is bad enough, but there are potentially even more dangerous consequences of Jan. 6. The global rollback of democracy has been led by two rising authoritarian countries, Russia and China. Both powers have irredentist claims on other people’s territory. President Putin has stated openly that he does not believe Ukraine to be a legitimately independent country but rather part of a much larger Russia. He has massed troops on Ukraine’s borders and has been testing Western responses to potential aggression. President Xi of China has asserted that Taiwan must eventually return to China, and Chinese leaders have not excluded the use of military force, if necessary.

 

A key factor in any future military aggression by either country will be the potential role of the United States, which has not extended clear security guarantees to either Ukraine or Taiwan but has been supportive militarily and ideologically aligned with those countries’ efforts to become real democracies.

 

If momentum had built in the Republican Party to renounce the events of Jan. 6 the way it ultimately abandoned Richard Nixon in 1974, we might have hoped that the country might move on from the Trump era. But this has not happened, and foreign adversaries like Russia and China are watching this situation with unconstrained glee. If issues like vaccinations and mask-wearing have become politicized and divisive, consider how a future decision to extend military support — or to deny such support — to either Ukraine or Taiwan would be greeted. Mr. Trump undermined the bipartisan consensus that existed since the late 1940s over America’s strong support for a liberal international role, and President Biden has not yet been able to re-establish it.

 

The single greatest weakness of the United States today lies in its internal divisions. Conservative pundits have traveled to illiberal Hungary to seek an alternative model, and a dismaying number of Republicans see the Democrats as a greater threat than Russia.

 

The United States retains a huge amount of economic and military power, but that power is not usable in the absence of domestic political consensus over the country’s international role. If Americans cease to believe in an open, tolerant and liberal society, our capacity to innovate and lead as the world’s foremost economic power will also diminish. Jan. 6 sealed and deepened the country’s divisions, and for that reason it will have consequences echoing across the globe in the years to come.