31 janvier 2022

Phương Tây vừa thức tĩnh trước biến cố Châu Âu

Thiện Tùng

19/1/2022

Hơn thập niên qua, các nước Phương Tây cứ theo lối “gà nhà bôi mặt đá nhau”, nhứt là  từ khi Tổng Trump lên cầm quyền nước Mỹ, mà không thấy hết âm mưu của Vladimir Putin, Tổng thống Nga, nguyên là trùm tình báo KGB, đang tìm mọi cách nâng cấp nước Nga thành như Liên Bang Xô Viết cũ.

Trước khi mở hội nghị trực ruyến với các nước đồng minh Châu Âu, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tổ chức cuộc họp với nhóm an ninh quốc gia của ông về cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine, tại Trại David, ở Maryland, Hoa Kỳ ngày 22/1/2022. Ảnh: Reuters


1/ Putin muốn Nga như Liên Xô chưa hề sụp đổ

Tổng thống Nga không chỉ chống lại quyền của người Ukraina được chọn phe, mà còn muốn xóa đi những thành tựu mà Hoa Kỳ và đồng minh đạt được trong cuối cuộc chiến tranh lạnh trước đây. Nhờ “nằm trong chăn mới biết chăn có rận”, một chính trị gia Ukraina (không ghi tên) đã cảnh báo «Nếu lần này các bạn để cho Putin tự tung tự tác, ông ta sẽ không dừng lại ở Kiev (Ukraine) ».

Nhà Chính trị nầy dẫn chứng cụ thể khá thuyết phục: Sau 20 năm cầm quyền nước Nga, Putin đã thu về dưới trướng ba nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ: Belarus, Armenia, Kazakhstan, và đưa quân chiếm đóng lãnh thổ của ba nước khác: Gruzia, Moldavia, Ukraina. Hơn nữa, nhờ can thiệp vào cuộc chiến miền thượng Karabakh thuộc Azerbaidjan năm 2020, Putin cũng thành công trong việc bố trí được 2.000 quân trên vùng đất thuộc lãnh thổ của nước nầy.  Có điều, công cuộc tái chinh phục vùng ảnh hưởng Nga không thể hoàn chỉnh nếu còn thiếu viên ngọc quý Ukraina.

Ông Putin, chủ điện Kremlin luôn đòi “Khối Bắc Đại Tây Dương (NATO) rút tất cả lực lượng ra khỏi những nước mới tham gia NATO sau chiến tranh lạnh, trả lại trật tự Châu Âu trước 1991(trước khi Liên Xô sụp đổ). Vậy là Putin xem sự sụp đổ của Liên Xô chỉ là một cơn ác mộng, Nga đang cố khôi phục lại trật tự đó?.

Hôm 27/1/2022, tờ Le Monde nhận định:“Số phận của Ukraine cũng chính là số phận của các nước Châu Âu; Nga gây áp lực đối với Ukraine cũng chính là gây áp lực với các nước Châu Âu”. Nếu các nước Phương tây còn tiếp tục chia rẽ sẽ thua cuộc ngay khi bắt đầu”.

2/ Lối thoát của phương Tây

Tuần trước Paris (Pháp) còn bất bình khi Mỹ và Anh trợ giúp Úc sở hữu tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân (làm phá sản hợp đồng Pháp nhận sản xuất tàu ngầm cho Úc); và Anh tranh với Mỹ về vai trò đồng minh với Ukraine.

Tuần nầy, trước mối nguy về con hổ Nga đang cận kè, trong cuộc họp trực tuyến tối thứ Hai ngày 24/1/2022, lãnh đạo Liên minh Châu Âu (EU), có Tỗng thống Ba Lan, cùng  gặp Tổng thống Mỹ Joe Biden trao đổi qua Video, các nước dự họp đồng thuận với thông điệp “Đoàn kết vượt nguy cơ”. Theo phát ngôn viên Bộ ngoài giao Mỹ: “Cuộc họp 24/1/2022, Không tìm đâu ra được một bất đồng nào dù nhỏ nhoi”.

 Còn tờ Le Monde có bài nhận xét: “NATO đã thức tĩnh, trẻ trung trở lại, quyến rủ được cả Thuỷ Điền, Phần Lan, Pháp và thực sự tâm đồng ý hợp với Mỹ…”  

3/ Hung hăng của Nga đã phản tác dụng

Sau cuộc họp trực tuyến 24/1/2022 như vừa nói, các nước trong khối Liên Xô cũ chẳng những dựa mà còn có xu hướng gia nhập EU và NATO, khiến cho Nga bị cô lập hơn, đang tấn thối lưỡng nan.

Tình hình Châu Âu đang trong diễn cảnh: Một là Nga tiếp tục leo thang, sẽ khó tránh khỏi  xảy ra cuộc chiến tranh Cục bộ ở Châu Âu mà phần thắng chắc chắn không thuộc về Nga; Hai là Nga phải tự chọn cho mình hướng đi: hoặc là gia nhập cộng đồng EU cho vui cửa vui nhà, hoặc ký hiệp ước An ninh cho mình với EU và NATO để sống đời cô độc.  

Khi đã có các nước Phương Tây và NATO làm chỗ đựa, các nước thuộc Liên Xô cũ quyết bảo vệ quyền độc lập và quyền tự do xu hướng, chính kiến… thì, dầu có muốn, Nga cũng không thể “lấy thịt đè người”.

Riêng tôi nghĩ: Nước Nga đủ rộng, tài nguyên thiên nhiên phong phú…,họ không thể liều mang như người “cùi không sợ lở”.

Nga- Trung có chung “mộng bá đồ vương”, đang liên minh “hưởng tuần trăng mật”, liệu Trung có động thái gì giúp Nga vượt qua cơn khó nầy không. Hãy chờ xem, nói sớm coi chừng trật. -/-