17 avril 2015

Ngày hôm nay 17/4/2015, tù nhân lương tâm Mai Thị Dung đã trở vê nhà..,



QT



Theo tin từ gia đình, vào hồi 19 giò tối nay 17/4/2015, tù nhân lương tâm. Mai Thị Dung đã trở về nhà sau hơn 10 năm bị giam cầm trong ngục tù cộng sản tại nhiều trại giam suôt từ Nam ra Băc.


Chị Mai Thị Dung bị 3 bản án trong đó có 2 bản án tù giam tổng cộng 11năm rưỡi vì đấu tranh cho quyền tự do Tôn giáo
Chị Mai Thị Dung, sinh năm 1969, cư ngụ tại ấp Mỹ Thạnh, xã Mỹ An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Chị là một tín đồ Phật giáo Hòa Hảo (PGHH) tích cực đấu tranh cho quyền tự do tôn giáo tại vùng đồng bằng sông Cửu Long. Chị Dung và chồng là anh Võ Văn Bửu bị bắt ngày 5/8/2005 trong môt vụ biểu tình phản đôi nhà cầm quyền đàn áp đạo Phật giáo Hòa hảo Chị  Dung 2 lần bị đưa ra tòa xử án tổng cộng là 11 năm tù với cáo buộc “gây rối trật tự công cộng” theo điều 245 Bộ luật Hình sự (BLHS), giống như trường hợp của hầu hết các tín đồ PGHH khác. Chị Dung bị giam cầm trong nhiều nhà tù cộng sản suốt từ Nam ra Bắc. cuối cùng là trại giam B14 Thanh Xuân (Hà Nội), cách tỉnh An Giang, nơi cư trú của chị  2.000 km. Chị Dung  bị nhiều chứng bệnh hiểm nghèo như sỏi túi mật, suy tim và suy nhược thần kinh nhưng không được các trại giam cho khám và chữa bệnh đúng mức. Mỗi khi gặp thân nhân đến thăm nuôi chị phải có người dìu ra.

Sau 
ngày miền Nam bị thất thủ, nhà cầm quyền cộng sản đã giải tán và tịch thu tất cả tài sản của Giáo hội PGHH, một giáo hội có truyền thống lâu đời ở miền Nam. Trên 40 ngàn nhân viên của Giáo hội PGHH đã bị cấm hoạt động hoặc bị bắt. Vào năm 1999 chính quyền Việt Nam cho thành lập tổ chức trùng tên là “Giáo hội PGHH” và xem đây là tổ chức PGHH duy nhất được hoạt động. Như thế tất cả các hoạt động tôn giáo nằm ngoài tổ chức PGHH của nhà nước này bị giới quyền xem là bất hợp pháp. Nhiều tín đồ PGHH không chấp nhận tổ chức mới vì cho rằng tổ chức này đã cùng giới cầm quyền thay đổi truyền thống PGHH như địa danh (Làng Hòa Hảo), tên chùa (Tổ đình là tên căn nhà của Giáo chủ Huỳnh Phú Sổ), cắt bỏ giáo lý (Sấm giảng Thi văn Giáo lý), cấm treo cờ đạo (cờ màu đà) trong ngày lễ tôn giáo, giới hạn sinh hoạt tôn giáo, v.v… Thí dụ tổ chức tôn giáo mới này cấm tín đồ làm lễ kỷ niệm “Ngày Thọ Nạn” của Giáo chủ Huỳnh Phú Sổ, người sáng lập đạo PGHH. Vì tin rằng đó là ngày mà Giáo chủ Huỳnh Phú Sổ bị lực lượng cộng sản giết chết vào năm 1947 nên hàng năm các tín đồ PGHH vẫn tổ chức kỷ niệm ngày này bên cạnh hai ngày đại lễ khác như “Ngày Đản Sinh“ (ngày sinh của Giáo chủ Huỳnh Phú Sổ) và “Ngày Khai Đạo” của PGHH. Tín đồ PGHH hiện không được tổ chức các ngày đại lễ tại nhà mà phải đến trụ sở của tổ chức Giáo hội PGHH của nhà nước. Những đại lễ PGHH và các đám giỗ gia đình được tổ chức tại tư gia và có mặt nhiều tín đồ đều bị công an đến giải tán với lý do hoạt động tôn giáo bất hợp pháp.
Từ năm 1999 chị Dung và chồng là anh Bửu đã cùng nhiều tín đồ PGHH khác tích cực tranh đấu cho quyền được tu học theo đúng giáo lý của Giáo chủ Huỳnh Phú Sổ. Vợ chồng Dung-Bửu đã tham gia vào các cuộc biểu tình, viết các đơn phản đối nhà cầm         quyền địa phương cấm tổ chức các ngày đại lễ của PGHH, và viết các thư khiếu nại gởi các cơ quan hữu trách từ địa phương đến trung ương. Giới hữu trách Việt Nam không những không trả lời thư khiếu nại mà còn gia tăng đàn áp các tín đồ PGHH. Quá tuyệt vọng chịDung và anh Bửu đã vài lần có hành động tự hủy hoại thân thể để gây chú ý đến việc đàn áp PGHH. Nhà cầm quyên cộng sản Việt Nam đã dựa vào ba cuộc biểu tình của tín đồ PGHH để kết án tù chị Mai Thị Dung.
Giam giữ lần thứ nhất vì chống sách nhiễu tôn giáo
Trong năm 2000 các tín đồ PGHH đã có nhiều cuộc biểu tình ôn hòa, tuyệt thực tập thể để phản đối chính quyền Việt Nam cấm mọi hoạt động tôn giáo nằm ngoài Giáo hội PGHH (quốc doanh) và giam giữ ít nhất 10 tín đồ PGHH. Trong loạt đàn áp đó, vào đêm ngày 27/3/2000 công an đã đến bắt 
anh Võ Văn Bửu và giam giữ trái phép anh 11 ngày.
Vào ngày 15/6/2000 chị Mai Thị Dung và anh Võ Văn Bửu cùng đi biểu tình với tín đồ PGHH ở thành phố Long Xuyên. Sau khi công an giải tán cuộc biểu tình họ đã cùng ông Nguyễn Văn Điền về nhà thì bị công an đến sách nhiễu bằng cách vô cớ tịch thu chìa khóa xe gắn máy của ông Điền. Vợ chồng Dung-Bửu tìm cách giằng lại chìa khóa xe thì bị công an bắt vì tội chống người thi hành công vụ. Trong thời gian bị giam giữ, chị Dung đã tuyệt thực và không chấp nhận các cuộc thẩm vấn của công an. Chị được tạm tha vào ngày 26/6/2000. Hai tháng sau đó, trong một phiên tòa xử kín tại huyện Chợ Mới,anh Võ Văn Bửu bị kết án 2 năm tù giam với tội danh “chống người thi hành công vụ” theo điều 257 BLHS, chị Mai Thị Dung bị kết án 18 tháng tù treo. Trong cuộc biểu tình sau đó để phản đối việc giam giữ chồng bà và nhiều tín đồ PGHH khác vào ngày 26/9/2000, chị Dung đã tìm cách mổ bụng tự sát nhưng được cứu chữa kịp thời.

Bắt giam lần thứ hai vì biểu tình chống đàn áp tôn giáo
Từ đầu năm 2005 chính quyền đã bắt giam nhiều tín đồ, giải tán các buổi lễ tôn giáo tại gia, đánh đập tín đồ và tịch thu các tài liệu tôn giáo của họ. Vụ bắt giam vợ chồng Dung-Bửu trong năm 2005 nằm trong chính sách bóp nghẹt cả đời sống thường nhật của các tín đồ PGHH hoạt động độc lập nằm ngoài Giáo hội PGHH được nhà nước dựng lên vào năm 1999. Nhiều tín đồ PGHH độc lập đã bị dồn vào chân tường và chỉ còn biết mang sinh mạng của mình ra để đánh đổi lấy quyền tự do tôn giáo.
Việc bắt giữ vợ chồng Dung-Bửu khởi nguồn từ một hành vi độc đoán vào ngày 3/6/2005. Hôm đó chính quyền dùng cảnh sát giao thông để cản chặn không cho anh Võ Văn Bửu và 6 tín đồ PGHH khác đến dự một đám giỗ được tổ chức tại nhà một đồng đạo ở tỉnh An Giang. Lý do để sách nhiễu là họ đi xe gắn máy chạy hàng hai, không có giấy tờ xe, không có bằng lái xe, không đội mũ an toàn, chở đồ cồng kềnh … Khi các tín đồ PGHH bỏ xe để đi bộ đến dự đám giỗ thì công an đến giải tán đám giỗ. Công an chỉ rút lui khi các tín đồ PGHH dọa tuyệt thực tập thể và tự thiêu. Hai tháng sau, vào ngày 5/8/2005, công an đến bắt vợ chồng Dung-Bửu về tội „gây rối trật tự công cộng“ theo điều 245 BLHS. Anh Võ Văn Bửu đã châm lửa định tự thiêu nhưng công an dập tắt lửa. Ngày 27/9/2005, Tòa án thành phố Long Xuyên đã tuyên ánchịMai Thị Dung 5 năm tù giam, anh Võ Văn Bửu 7 năm tù giam trong một phiên xử kín mà gia đình và những tín đồ PGHH không được tham dự.

Kết án lần thứ ba vì biểu tình đòi tự do tôn giáo
Năm 2006, trong khi đang bị giam tại trại giam tỉnh An Giang, 
chị Mai Thị Dung bị truy tố về việc tham gia vào một vụ biểu tình của các tín đồ PGHH xảy ra vào năm 2001. Thời đó các tín đồ PGHH dự định tổ chức biểu tình vào ngày 17/3/2001 tại thành phố Sài Gòn để phản đối chính quyền đàn áp PGHH. Ngày 17/3/2001 (nhằm ngày 25/2 âm lịch) là ngày tưởng niệm Đức Huỳnh Giáo chủ PGHH bị thiệt mạng và được xem là ngày lễ quan trọng của PGHH. Từ năm 1975nhà cầm quyên quyền Việt Nam cấm tín đồ PGHH tổ chức ngày kỷ niệm này. Cuộc biểu tình bất thành vì tín đồ PGHH từ các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đã bị công an bắt giữ khi họ vừa đến thành phố Sài Gòn. Do đó một số tín đồ PGHH khác đã tổ chức một cuộc biểu tình khác vào ngày 19/3/2001 tại làng Tân Hội, tỉnh Vĩnh Long. Trong cuộc biểu tình này bà Nguyễn Thị Thu đã tự thiêu để phản đối nhà cầm quyền Việt Nam đàn áp quyền tự do tôn giáo của tín đồ PGHH. Nhiều hãng thông tấn quốc tế như Reuters đã loan tin này. Nhà cầm  quyền Việt Nam đã tịch thu xác chết của bà Thu và cáo buộc chị Mai Thị Dung và một số nữ tín đồ PGHH đã giết bà Thu. Theo cáo trạng, trong khi bà Thu tự thiêu, một số tín đồ PGHH đã cầm cờ đạo, cầm biểu ngữ và hô khẩu hiệu có nội dung “Trả tự do cho PGHH”, “Trả tự do cho Út Điền” và “PGHH muôn năm”. Bà Thu, 75 tuổi, là Phó ban Phụ nữ và Xã hội của Giáo hội PGHH và đã nhiều lần xin tự thiêu. Trong một tuyệt mệnh thư viết hồi năm 1999 bà Thu nói rõ lý do bà muốn tự thiêu là để phản đối hành vi liên tục đàn áp tín đồ PGHH của nhà cầm quyền.
Vào ngày 19/9/2007, tòa án tỉnh Vĩnh Long đã mở phiên tòa xử kín 3 nữ tín đồ PGHH vì tội “giết người” theo điều 93 BLHS. Tuy nhiên luật sư bào chữa rằng Viện Kiểm sát Nhân dân đã không có đủ chứng cớ để buộc tội giết người. Cuối cùng, ngay tại tòa, Viện Kiểm sát Nhân dân đã chuyển tội “giết người” sang tội “gây rối trật tự công cộng” theo điều 245 BLHS và tòa đã kết án 
chịMai Thị Dung 6 năm giam, bà Dương Thị Tròn 5 năm giam và bà Nguyễn Thị Thanh 2 năm tù giam theo điều 245 BLHS.
Với hai bản án “gây rối trật tự công cộng” năm 2005 và 2007,chị Mai Thị Dung đã phải chịu án 11 năm tù giam cho những hoạt động đấu tranh quyền tự do Tôn giáo của tín đồ PGHH.

Tình trạng giam giữ dã man và sức khỏe nguy kịch
Nơi giam 
chị  Mai Thị Dung ở Hà Nội 
Từ khi bị bắt vào ngày 5/8/2005 và bị kết án vào tháng 9/2005 bà Mai Thị Dung đã bị biệt giam trong phòng kín của trại tạm giam tỉnh An Giang hơn hai năm rồi mới chuyển đi thi hành án ở trại giam Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai, cách nhà 
chị ở An Giang 400 km. Do đó, sức khỏe bà Dung bị suy giảm nhanh chóng. Vào năm 2008,chị Dung bắt đầu có những cơn đau quằn quoại do bị sỏi túi mật nhưng không được điều trị. Công an nhiều lần thuyết phục nênDung nên nhận tội để được đưa đi điều trị nhưng chị Dung không đồng ý.
Bệnh tình ngày càng trầm trọng khiến có lúc chị Dung bị liệt cả hai chân, yếu sức đến độ không thể tự chăm sóc cho bản thân. Cuối tháng 9/2013, chị Dung được trại giam Xuân Lộc cho đi khám bệnh và phát hiện thêm chứng suy tim và suy nhược thần kinh. Nhưng trại giam cũng không cho chị Dung được điều trị bệnh tại bệnh viện chuyên khoa trong khi đó bệnh xá trại giam không đủ điều kiện trị các bệnh sỏi túi mật, suy tim… Ngày 1/10/2013, chị Dung tuyên bố tuyệt thực để phản đối chính sách giam giữ vô nhân đạo của trại giam Xuân Lộc.
Ngày 2/10/2013, bộ Công an chuyển chị Mai Thị Dung ra trại giam Thanh Xuân (Hà Nội), cách xa gia đình chị ở tỉnh An Giang gần 2.000 km. Suốt thời gian chuyển tù bằng xe cứu thương của trại giam, chị Dung bị còng tay vào xe và nhiều lần bị ngất xỉu. Do không quen thời tiết lạnh ở miền Bắc bệnh tình và sức khỏe của chị  Dung càng suy kiệt. Việc giam xa nhà là một biện pháp vô nhân đạo khiến cho nạn nhân không được gia đình thăm gặp, tiếp tế thuốc và thực phẩm thường xuyên được nữa.

Chỉ vì đấu tranh cho quyền tự do tôn giao
 chị Mai Thị Dung hiện phải chịu 1 bản án treo và 2 bản án với 11 năm tù  giam về tội “gây rối trật tự công cộng”. Giam giữ chị Mai Thị Dung, chính quyền Việt Nam đã vi phạm quyền tự do Tôn giáo, quyền hội họp và biểu tình, quyền an toàn thân thể, quyền không bị tra tấn và hành hạ dã man, quyền được xét xử công bằng
Sau hơn 10 năm sống trong ngục tù cộng sản, ngày 17/4/2015 chị Mai Thị Dung đã được ra tù  về quê nhà ở ấp Mỹ Thạnh, xã Mỹ An, huyện Chợ Mới tỉnh An Giang.

Nguồn : Tiếng Dân