16 avril 2015

NHÂN NGÀY BÁO CHÍ VIỆT NAM, TẢN MẠN VỀ BÁO CHÍ CỘNG SẢN

 Huỳnh Ngọc Chênh



KỶ NIỆM 150 NĂM NGÀY BÁO CHÍ VIỆT NAM 15.4.1865 - 15.4.2015

Trương Vĩnh Ký và Gia Định báo


1. Ngày báo chí Việt Nam là ngày phát hành tờ báo Việt Ngữ đầu tiên tại Việt Nam, tức là tờ Gia Định Báo của cụ Trương Vĩnh Ký. Đó là là ngày 15.4.1865 đến nay đã tròn 150 năm. Còn ngày 21.6 là ngày của cái gọi báo chí cách mạng Việt Nam, thực chất là ngày dành riêng cho hệ thống báo chí của đảng CSVN đó là ngày ra tờ Thanh Niên, được cho là tờ báo cộng sản đầu tiên - 21.6.1925. Do vậy nói cho chính xác đó là ngày báo chí cộng sản VN chứ không phải là ngày báo chí cách mạng VN như đã bị tiếm quyền. Bởi lịch sử cho thấy không chỉ có mình đàng CSVN mới làm cách mạng, mà rất nhiều phong trào và đảng phái khác làm cách mạng như VN Quang Phục Hội, VN Quốc Dân Đảng, phong trào Đông Du, phong trào Duy Tân...

2. Uống nước nhớ nguồn, con người có lương tri, người làm báo có lương tri thì phải biết nhớ ông tổ đầu tiên làm ra nghề báo ở VN, đó là cụ Trương Vĩnh Ký và nhớ đến ngày giỗ tổ là ngày đầu tiên ra tờ báo đầu tiên ấy. Sau Gia Định Báo, Việt Nam có một nền báo chí phong phú và khá tự do dù nằm dưới vòng áp bức của thực dân Pháp.


Nữ tổng biên tập báo đầu tiên của Việt Nam

Gia Ðịnh Báo: Số 1 ra ngày 15 tháng 4, 1865
Phan Yên Báo: Xuất bản năm 1868, do ông Diệp Văn Cương chủ trương biên tập

Nhựt trình Nam Kỳ: Tuần báo, xuất bản số đầu vào năm 1883
Thông loại khóa trình: Số 1 và 2 không ghi tháng phát hành, số 3 có ghi Juillet 1888
Nông cổ mín đàm: Tuần báo, có 8 trang, khổ 27 cm x 20 cm Số 1 ra ngày 1 tháng 8, 1901.
Nhật báo Tỉnh: Tuần báo, phát hành vào ngày Thứ Năm hàng tuần, từ năm 1905 đến 1912.
Lục Tỉnh Tân văn: Năm 1907, Trần Chánh Chiếu làm chủ bút, phát hành hàng tuần
Nữ giới chung: Số 1 ra ngày 1 tháng 2, 1918 do Lê Ðức làm chủ nhiệm và Sương Nguyệt Anh làm chủ bút.
Công luận Báo: Lê Sum làm chủ bút, phát hành vào ngày Thứ Ba và Thứ Sáu
Trung lập Báo
: Phi Vân Trần Văn Chim tác giả Ðồng Quê làm chủ bút.
Đại Việt Tân báo: tờ báo bằng chữ Quốc ngữ đầu tiên ở miền Bắc, phát hành năm 1905.
Ðăng cổ Tùng báo: số ra mắt ngày 28 tháng 3, 1907 do Nguyễn Văn Vĩnh làm chủ bút


Rồi một nền báo chí tư nhân hiện đại tiếp nối, đó là các tờ Phụ Nữ Tân Văn, Đông Dương Tạp Chí, Nam Phong Tạp Chí, Phong Hóa, Ngày nay, Tiếng Dân, Dân Chúng...của những người làm báo nổi tiếng đương thời như Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh, Nhất Linh, Khái Hưng, Huỳnh Thúc Kháng, Phan Khôi, Nguyễn Vỹ... Nhờ vào hệ thống báo chí nầy mà một tầng lớp thanh niên mới của VN được khai sinh, được cách tân để tham gia vào quá trình đổi mới đất nước trong mọi lãnh vực cũng như tham gia vào các tổ chức cách mạng chiến đấu giành độc lập cho nước nhà.


Cụ Huỳnh Thúc Kháng với tờ Tiếng Dân
3. Dưới chế độ cộng sản ngày nay, báo chí hoàn toàn là báo chí của đảng, chỉ có cơ quan của đảng, của nhà nước, của các đoàn thể quần chúng của đảng mới được phép ra báo. Tư nhân và các tổ chức xã hội dân sự không phải của đảng hoàn toàn không được phép ra báo.
Báo chí thật ra cũng chỉ là một loại hình kinh doanh, nhưng báo chí của cộng sản còn gánh thêm chức năng nữa là tuyên truyền đường lối chủ trương của đảng csvn. Vì
vậy mà trường dạy nghề báo gọi là Học viện Báo Chí và Tuyên Truyền.

Nghành ngành ra báo, hội hội ra báo. Đảng trung ương ra báo, đảng địa phương ra báo, bộ ra báo, sở ra báo, công an ra báo, quân đội ra báo, đoàn thanh niên ra báo, hội phụ nữ ra báo, công đòan ra báo, hội nông dân ra báo... Rồi quốc hội cũng ra báo, tòa án cũng ra báo, viện kiểm sát cũng ra báo...Có những bộ, những ngành có đến ba, bốn tờ báo. Vì vậy mà chế độ nầy luôn luôn tự hào rằng mình có một nền báo chí hùng mạnh với trên 700 cơ quan báo đài các loại, tuy nhiên tất cả đều được lãnh đạo nội dung bởi một cơ quan duy nhất đó là
ban Tuyên Giáo.

4. Hệ thống báo đảng từ trung ương đến địa phương dành trọn vẹn chức năng tuyên truyền nên ẳm gần hết nguồn ngân sách của nhà nước dành để nuôi sống báo chí. Các tờ báo còn lại thì được cơ quan chủ quản nuôi bằng những khoản luồn lách không chính thức rút ra từ ngân sách hoặc phải tự xoay sở kiếm ăn nhờ vào cơ chế thị trường. Vì phần lớn phải tự kiếm ăn nên báo chí hiện nay bát nháo không thể nào tưởng tượng được. Ngoài một số tờ đã có thị phần như Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Phụ Nữ...Phần lớn các tờ còn lại muốn sống phải hù dọa cơ quan, doanh nghiệp, xin đểu quảng cáo hoặc lá cải hóa để bán báo. Những loại báo chí "cách mạng lá cải" theo kiểu đời sống, gia đình, sức khỏe, ngôi sao, xã hội, hôn nhân, hạnh phúc...mọc ra như nấm độc sau mưa tràn ngập khắp các quầy báo. Từ đó những kiểu bài báo đâm, giết, cướp, hiếp, sao nầy, sao nọ...tràn ngập các trang báo. Báo cộng sản ngày nay tự dưng hình thành hai loại: Loại in ra để cúng vì không ai thèm đọc và loại in ra để... đầu độc nhân dân (qua những bà
i báo lá cải).

5. Với cái tư duy hủ lậu nên đẻ ra cái gọi là quy hoạch báo chí theo kiểu cào bằng theo công thức mỗi tỉnh thành phải có một đài phát thanh, một đài truyền hình, một tờ báo đảng và dăm ba tờ báo sở, đoàn, hội. Y như cái kiểu quy hoạch kỳ quái mà ai cũng biết: mỗi địa phương một công ty sổ số, một nhà máy bia, một nhà máy thuốc lá, một bến cảng, một sân bay, một cửa khẩu, một trường đại học...Vì xem báo chí là công cụ của đảng nên đã có ban tuyên giáo làm "tổng biên tập chung" cho tất cả các báo lại còn phải đẻ ra bộ quản lý báo chí nữa, đó là bộ Truyền thông và Thông tin, một cái bộ không hề có trong thế giới tự do, dĩ nhiên là trừ các nước độc tài và cộng sản. Ngân sách tốn để nuôi báo chí rồi tốn để nuôi ban tuyên giáo từ trung ương đến địa phương rồi tốn cho cái bộ quản lý báo chí cũng từ trung ương xuống địa phương nữa. Bảo sao đất nước không đói nghèo. Người ta làm báo để kinh doanh làm giàu, đóng thuế cho đất nước, báo chí cộng sản lại tiêu tiền thuế của đất nước. 6. Internet ra đời. Báo mạng xuất hiện. Giới tư nhân và các hội đoàn dân sự nhanh nhạy chiếm lĩnh loại hình báo này dù cho nhà cầm quyền ra sức ngăn chặn và cấm cản. Xuất hiện khái niệm báo lề trái báo lề phải hoặc báo lề dân báo lề đảng. Báo giấy lề đảng bắt đầu ngóp ngóp giẫy chết. Tiền thu thuế từ dân có vô hạn cũng còn phải chi cho nhiều thứ khủng khác, không có bao nhiêu để nuôi đám báo ăn hại lẫn đám quản lý ăn bám. Bây giờ túng quá, ê mặt quá nên định quy hoạch lại báo chí lề đảng, có nghĩa là cố dẹp bớt đi các báo đài ăn hại. Không biết có làm được không.
Có một cách quy hoạch báo chí hay nhất mà chế độ nầy không bao giờ dám làm: Để tự do báo chí như hiến pháp đã
ghi.


HNC
15.4.2015