(Doanh nghiệp) - Liên doanh Toyota VN cân nhắc ngưng sản xuất tại VN, VSM tính toán sẽ chỉ nhập khẩu nguyên chiếc, Mazda, Huyndai rời bỏ đầu tư thị trường mới.
VSM tính toán khi số lượng xe nhập khẩu nguyên chiếc tăng vọt
Theo khảo sát, vào đầu tháng 4/2015, tại khu nhà văn phòng của
liên doanh Vinastar (VSM, P.Hiệp Bình Chánh, Q.Thủ Đức, TP.HCM), liên doanh
chuyên sản xuất xe hiệu Mitsubishi, chỉ có khoảng 200 ôtô nhập khẩu. Trong đó
có rất ít xe Pajero Sport do VSM nhập khẩu linh kiện về lắp ráp.
Trước thực trạng này, ông Kazuhiro Yamana ,
tổng giám đốc VSM, cho biết khu nhà xưởng kia giờ chỉ còn tập trung lắp ráp
dòng xe duy nhất Pajero Sport với công suất khoảng 100 xe/tháng.
Thời hoàng kim của VSM trung bình một tháng nhà máy này lắp
ráp hơn 410 xe, nhưng nay chiến lược kinh doanh thay đổi nên số lượng công nhân
cũng vì thế giảm theo.
Triển lãm xe của VSM năm 2014
|
Trong năm tài chính 2014 (từ tháng 4/2014 đến tháng 3/2015), VSM bán được 2.530 xe các loại, trong đó 1.660 xe nhập khẩu từ Thái Lan và Nhật Bản.
“Tuy chỉ đạt khoảng 80% mục tiêu (3.000 xe) mà chúng tôi đặt
ra, nhưng con số này cũng tăng trưởng 59% so với năm tài chính trước”, ông
Yamana chia sẻ.
VSM là thành viên của Hiệp hội Các nhà sản xuất ôtô VN (VAMA)
có tỉ lệ xe nhập khẩu nguyên chiếc từ nước ngoài về bán và phân phối tại VN
nhiều nhất để hưởng lợi thế thuế nhập khẩu.
Bên cạnh đó, ông Yamana khẳng định: “Mục tiêu của chúng tôi là
tính toán cách nào: nhập khẩu xe nguyên chiếc hay nhập linh kiện về để lắp ráp
trong nước để giá thành chiếc xe bán ra cho người tiêu dùng VN thấp nhất. Do
nhiều lý do, năm dòng xe chúng tôi nhập khẩu về bán tại VN nếu lắp trong nước
giá sẽ cao hơn rất nhiều".
Toyota cân nhắc ngừng sản xuất ôtô tại VN
Trong khi đó, phát biểu tại cuộc họp tổng kết năm tài chính
2014, ngày 5/4, Tổng giám đốc Công ty Ôtô Toyota Việt Nam, ông Yoshihisa Maruta
cho biết:"Chỉ còn chưa đầy 3 năm nữa thuế suất thuế nhập khẩu ôtô nguyên
chiếc từ các nước khu vực Đông Nam Á sẽ giảm về mức 0%. Trong khi đó, mặc dù
chiến lược và quy hoạch công nghiệp ôtô giai đoạn mới đã được Chính phủ ban
hành song cho đến nay, các chính sách cụ thể vẫn chưa được quyết định".
Chính vì vậy, điều các doanh nghiệp mong chờ nhất chính là
những lộ trình rõ ràng cho mỗi chính sách liên quan đến thị trường và ngành
công nghiệp ôtô. Để sản xuất một mẫu xe, doanh nghiệp cần phải có khoảng thời
gian 3 năm để chuẩn bị. Như vậy, ngay tại thời điểm này đã phải có kế hoạch cụ
thể.
"Tuy nhiên, chúng tôi đang bị đẩy vào tình thế khó khăn
cho quyết định của mình khi chưa nhận thấy lộ trình của các chính sách cụ thể”,
ông Yoshihisa Maruta
nói.
Cũng theo chia sẻ của người đứng đầu liên doanh ôtô Nhật Bản,
nếu các chính sách vẫn giữ như hiện hành thì viễn cảnh các doanh nghiệp lắp ráp
chuyển toàn bộ sang nhập khẩu là hoàn toàn có thể xảy ra.
Bởi lẽ, với mức thuế 0% đối với xe nguyên chiếc từ ASEAN thì
rõ ràng, các doanh nghiệp nhập khẩu về bán sẽ có lợi hơn rất nhiều so với việc
nhập khẩu linh kiện về rồi dỡ ra sau đó lắp lại.
Toyota đang cân nhắc giữa ngã ba đường, ngừng toàn
bộ hoạt động sản xuất hoặc lắp ráp để chuyển sang nhập khẩu nguyên chiếc kể từ
năm 2018.
Mazda sang Thái, Hyundai chọn Malaysia
Trong một diễn biến liên quan, các hãng ôtô lớn từng có ý định
đầu tư vào VN đã chuyển hướng sang các nước khác.
Tập đoàn ô tô Mazda ( Nhật Bản) đã tuyên bố chọn Thái Lan làm
cơ sở sản xuất với quy mô lớn nhằm cung cấp sản phẩm cho khu vực Đông Nam Á.
Ngoài nhà máy lắp ráp đang xây dựng, Mazda còn có kế hoạch xây dựng một cơ sở
sản xuất động cơ tại quốc gia có ngành công nghiệp ô tô lớn nhất khu vực này.
Chương trình này, được chính phủ Thái Lan dành khá nhiều ưu
đãi, cho các DN nước ngoài xây dựng một cơ sở công nghiệp ô tô, hướng tới yếu
tố tiết kiệm nhiên liệu và thân thiện với môi trường.
|
Đây là chiến lược nhằm đem đến mức giá phải chăng hơn cho các
khách hàng, so với các mẫu xe được nhập trực tiếp từ Hàn Quốc.
Như vậy, đến nay, hầu hết các thương hiệu ô tô hàng đầu thế
giới đều đã có mặt tại thị trường Đông Nam Á để tận dụng triệt để những lợi ích
đến từ thỏa thuận về Khu vực mậu dịch tự.
Trong khi tại các nước xung quanh, các DN càng quyết tâm đầu
tư bao nhiêu thì tại Việt Nam, khi được hỏi, không một DN ô tô nào có câu trả
lời cụ thể, tất cả đều đang tính toán và cân nhắc.
"Chuyện rời đi là điều nhìn thấy trước"
Trong khi đó, nhìn nhận về nền công nghiệp sản xuất ô tô của
VN, Th.S Bùi Ngọc Sơn - Trưởng phòng Kinh tế Quốc tế, Viện Nghiên cứu Kinh tế
và Chính trị Thế giới lại cho rằng: "Công nghiệp ô tô chúng ta đi trước
Campuchia cả mấy chục năm, nhưng trong 20 năm phát triển ngành công nghiệp này
VN vẫn là lắp ráp, gia công trong khi Campuchia đã đón nhận chiếc ô tô tự sản
xuất đầu tiên. VN chỉ có niềm tự hào lớn nhất, hơn Lào và Campuchia được công
nghệ đào tạo và số lượng tiến sĩ, giáo sư.
Hơn nữa, nhất là trong bối cảnh thế giới đang cạnh tranh dữ
dội nhưng VN trong tay không có gì từ công nghệ, trình độ quản lý tới tiềm năng
kinh tế, tức là cứ nằm chờ cơ hội đưa đẩy mình thì rất nguy hiểm. Cứ với cách
làm thụ động, ngồi yên để đi từ giật mình này tới giật mình khác, chỉ trong vài
năm tới VN sẽ phải đuổi theo Lào và Campuchia.
Đồng tình quan điểm, Tiến sỹ Vũ Đình Ánh, Phó viện trưởng Viện
nghiên cứu Khoa học Thị trường giá cả (Bộ Tài chính) cho rằng tất cả những
chiến lược cũ đã không đạt được, nên vấn đề là phải xây dựng chiến lược mới,
nhưng chiến lược đó như thế nào, đến nay vẫn mù mịt.
Thậm chí chưa thể hình dung ra được chiến lược phát triển
ngành công nghiệp ô tô VN như thế nào để mà hy vọng, vì hiện tại vẫn chưa có
hình thù cụ thể.
Đó cũng là nhìn nhận của chuyên gia kinh tế Huỳnh Thế Du, ông
nhấn mạnh: "Ngành ô tô trong nước vẫn chưa làm được gì, chủ yếu vẫn là
nhập khẩu nguyên chiếc hoặc nhập nguyên liệu về lắp ráp cộng với chi phí công
lao động bỏ ra, nếu chỉ có như vậy, theo tôi không đáng để mất thời gian tiếp
tục phát triển chiếc lược ngành ô tô theo hướng này".
Như trong thời gian qua, một số doanh nghiệp như Trường Hải
chẳng hạn đã lắp ráp với một tỷ lệ nội địa hóa đáng kể một số dòng xe khách và
xe tải, trong khi xe phục vụ nhu cầu cá nhân rất cần thì lại không phải thế
mạnh. Từ đó, ngành lắp ráp trong nước sẽ phải đối diện với áp lực cạnh tranh và
áp lực không thể tồn tại.
Giải thích cho việc, các DN nước ngoài rời bỏ thị trường VN
sau một thời gian đầu tư, ông Du lý giải: "Các DN nước ngoài vào VN cũng
chỉ là để dành chiếc bánh thị phần nội địa, khi mà thuế quan chung, hội nhập
vùng thì họ sẽ chọn nơi có lợi thế cạnh tranh, nên chuyện các tập đoàn sản xuất
ô tô nước ngoài chọn các nước khác, thay vì VN là điều nhìn thấy rõ".
Thái
Linh (Tổng hợp)
Nguồn: Theo Báo Đất Việt