PHẠM
ĐÌNH TRỌNG
"Dù tổ chức nào khởi xướng, vận động xây dựng tượng đài những người lính đền nợ nước thì tượng đài cũng phải mang tấm lòng bao dung của Mẹ hiền Việt Nam, là nơi hồn thiêng những đứa con đã chết cho đất nước trở về với Mẹ hiền Tổ quốc Việt Nam, nơi linh hồn những người chết cho đất nước Việt Nam bất tử cùng Tổ quốc Việt Nam.
Tượng đài đón linh hồn những người lính quân đội Việt Nam Cộng hòa bỏ mình ở Hoàng Sa năm 1974, đón linh hồn những người lính quân đội Nhân dân Việt Nam bỏ mình ở Gạc Ma năm 1988 còn là tượng đài hòa hợp dân tộc, thống nhất đất nước từ trong tâm linh. Tượng đài như vậy là sự rưng rưng xúc động của mọi trái tim Việt Nam sẽ nhận được sự hưởng ứng, đóng góp to lớn vô tận của mọi người Việt Nam ở trong và ngoài nước".
Phạm Đình Trọng
Tượng đài đón linh hồn những người lính quân đội Việt Nam Cộng hòa bỏ mình ở Hoàng Sa năm 1974, đón linh hồn những người lính quân đội Nhân dân Việt Nam bỏ mình ở Gạc Ma năm 1988 còn là tượng đài hòa hợp dân tộc, thống nhất đất nước từ trong tâm linh. Tượng đài như vậy là sự rưng rưng xúc động của mọi trái tim Việt Nam sẽ nhận được sự hưởng ứng, đóng góp to lớn vô tận của mọi người Việt Nam ở trong và ngoài nước".
Phạm Đình Trọng
Những
ngày này tất cả điện thoại di động mạng Vinaphone đều nhận được tin nhắn từ tổng
đài Vinaphone: "Soạn tin GM gửi 1407 để ủng hộ 14 000đ cho chương trình “Góp
viên gạch xây dựng khu tưởng niệm chiến sĩ Gac Ma do Tong LDLDVN, Quy Tam Long
Vang báo Lao Động phát động từ ngày 12/3/2015 đến 11/5/2015."
Dựng tượng
đài khắc ghi vào thời gian, khắc ghi vào tâm linh Việt Nam những dòng máu
thiêng Việt Nam đã đổ ra để giữ biển Đông, mảnh thềm không thể tách rời của
ngôi nhà hương hỏa Việt Nam là đòi hỏi khẩn thiết của mọi trái tim Việt Nam hôm
nay và mãi mãi mai sau. Nhưng nếu chỉ dựng tượng đài Chiến sĩ Gạc Ma 1988 thì vừa
bất công, vừa hẹp hòi, nhỏ nhen, chật chội quá! Một hành xử chính trị nhưng dường
như phản chính trị! Chỉ là thứ chính trị thô thiển, bè phái, cục bộ! Một việc
làm khoét sâu thêm nỗi đau li tán dân tộc cũng là làm suy yếu dân tộc.
Trường
Sa và Hoàng Sa, tuy là hai quần đảo tách biệt nhưng những núm cát san hô thuộc
hai quần đảo đó đều là những hàng cọc giậu trước thềm ngôi nhà Việt Nam . Những người
lính Việt Nam dù ở miền Bắc hay miền Nam, dù là người lính của chính quyền Hà Nội
hay Sài Gòn đều là người Việt Nam, đều sống và chết để giữ hàng cọc giậu gắn liền
với lịch sử mở cõi của dân tộc Việt Nam, sống và chết vì đất Mẹ Việt Nam, vì Tổ
quốc Việt Nam. Tổ quốc Việt Nam rộng lớn từ mỏm cực Bắc Lũng Cú, Hà Giang đến
hòn đảo chót cùng cực Nam Thổ Chu, Kiên Giang, từ dằng dặc núi cao Trư ờng Sơn đến mịt mù sóng
gió Hoàng Sa, Trường Sa. Mẹ Việt Nam
bao dung ôm trọn mọi con dân Việt Nam vào lòng. Mẹ Việt Nam dựng tượng
đài ghi công những đứa con đã chết cho đất Mẹ Việt Nam toàn vẹn, cho Tổ quốc Việt
Nam sống mãi, không phân biệt sắc áo, màu cờ, không phân biệt nhận thức chính
trị của những đứa con đó.
Những
người lính của chính quyền Sài Gòn chết ở Hoàng Sa năm 1974 trong cuộc chiến chống
quân Tàu Cộng xâm lược. Những người lính của chính quyền Hà Nội cũng chết trong
cuộc chiến chống quân Tàu Cộng xâm lược Gạc Ma, Trường Sa năm 1988. Họ đều chết
cho Tổ quốc Việt Nam , chết
trên những doi cát ngay thềm ngôi nhà Việt Nam mang hồn thiêng cha ông. Nay chỉ
dựng tượng đài ghi công Chiến sĩ Gac Ma 1988 thì tượng đài chật chội, nhỏ nhen,
hẹp hòi đó không thể mang tấm lòng bao dung của Mẹ Việt Nam, không thể bền vững
cùng non nước Việt Nam mà chỉ là tượng đài của một thế lực phe nhóm và chỉ tồn
tại cùng thế lực phe nhóm đó mà thôi.
Không
mang tấm lòng bao dung, ấm áp của Mẹ Tổ quốc, tượng đài Gạc Ma 1988 cũng không
mang đầy đủ đạo lí uống nước nhớ nguồn, không mang tấm lòng thương yêu đùm bọc
dân tộc là lẽ sống còn của dân tộc Việt Nam đã tạo nên sức mạnh trường tồn Việt
Nam. Hẹp hòi, lạnh lùng chối bỏ sự hi sinh cho Đất Mẹ Việt Nam của những người
lính Việt Nam Cộng hòa ở Hoàng Sa năm 1974, tượng đài Gac Ma 1988 còn là tượng
đài của nỗi đau chia rẽ li tán dân tộc.
Có ý kiến
lí giải:
“Trước
2014 việc tưởng niệm này đối với Nhà nước ta luôn là việc nhạy cảm, không dám
công khai, sợ mất lòng Bắc Kinh vì đã có thỏa thuân mật Thành Đô với chiêu bài
"Gác quá khứ hướng tới tương lai"
Đối với
con bệnh khi bệnh nặng thì phải dùng thuốc cho phù hợp, đang bất tỉnh thì cho
thuốc dần dần để con bệnh dễ dàng tiếp thu mà tỉnh lại đã, sau đó mới tăng liều
để con bệnh phục hồi như người bình thường. Việc xây đài tưởng niệm Gạc Ma cũng
vậy. Từ chỗ Nhà nước chối bỏ tưởng niệm, trước đây ai hô và cầm khẩu hiệu Hoàng
Sa - Trường Sa - Việt Nam là bị đàn áp, thậm chí viết tắt HS – TS - VN cũng phải
lén lút dán gốc cây. Việc xây đài tưởng niệm Gạc Ma chính là liều thuốc để con
bệnh dần dần tỉnh lại. Sau khi đã tỉnh thì sẽ có nhiều liều thuốc khác như
Hoàng Sa 1974, Biên giới 1979, Vị Xuyên 1984 . . . bồi bổ để hồi phục hoàn
toàn.
Việc
xây đài Gạc Ma không có nghĩa là chối bỏ Hoàng Sa 1974, mà chỉ là Nhà nước VN
chưa đủ sức khỏe để làm mà thôi. Chúng ta nên thấy được sự tiến bộ trong nhận
thức của Nhà nước, để một tổ chức quần chúng danh nghĩa đứng ra xây tượng đài.
Từ tựơng đài Gạc Ma rồi sẽ có tượng đài Hoàng Sa và các tượng đài khác mà trong
tâm linh Đảng và nhà nước đang nợ”
Ý kiến
trên đã xác nhận tình trạng bệnh tật nặng đến mức bất tỉnh, hèn yếu đến không
còn tư thế độc lập, tự chủ của nhà nước Việt Nam cộng sản hiện nay và cho rằng
tượng đài Chiến sĩ Gạc Ma là liều thuốc vừa phải với con bệnh nặng đã bất tỉnh.
Sau liều thuốc tượng đài Gạc Ma 1988 sẽ là liều thuốc tượng đài Hoàng Sa 1974,
tượng đài Biên giới 1979. . . Nhưng đó là cách chữa bệnh bằng nuôi bệnh, ủ
bệnh chứ không phải bằng trị bệnh.
Bốn
mươi năm làm chủ cả nước, bốn mươi năm nhân danh cả dân tộc Việt Nam, nhà nước
đó vẫn không dám nhìn nhận, ghi công những người con yêu của dân tộc Việt Nam
đã bỏ mạng trong cuộc chiến giữ nước ở Hoàng Sa năm 1974 thì nhà nước đó không
bao giờ dám làm điều mà nhà nước thực sự của toàn dân phải làm và nhà nước đó
cũng không bao giờ có đủ lòng bao dung, không bao giờ có đủ tư cách người Mẹ Việt
Nam để làm điều đó!
Nhà nước
Việt Nam hôm nay bệnh tật,
hèn yếu vì nhà nước đó đã từ bỏ đoàn kết dân tộc làm nên sức mạnh Việt Nam để chạy
theo đấu tranh giai cấp, lấy giai cấp đánh phá dân tộc, lấy giai cấp thống trị
dân tộc làm suy yếu dân tộc. Theo đuổi ý thức hệ vô sản hão huyền, cam tâm cắt
đôi dải đất đã thấm đẫm máu cha ông gìn giữ, mở mang mới có được thành hai trận
tuyến đối đầu, chia đôi dân tộc Việt Nam có cội nguồn từ bọc trăm trứng thành
hai lực lượng thù địch bắn giết nhau. Dùng súng đạn của ý thức hệ vô sản thế giới
bắn giết chính dân tộc mình. Vì ý thức hệ giai cấp, cắt đôi đất nước rồi lại lấy
máu của chính dân tộc mình để thống nhất đất nước, thống trị cả nước. Làm chủ cả
nước rồi vẫn say máu đấu tranh giai cấp, lại lùa hàng trăm ngàn người dân Việt
Nam không cùng ý thức hệ với nhà nước cộng sản vào trại tập trung hà khắc, mịt
mù không thời hạn, xua đuổi hàng triệu người dân miền Nam phải rời bỏ nhà cửa,
rời bỏ cuộc sống ổn định, bình yên đến vùng đất hoang sơ heo hút, sống cuộc sống
hồng hoang nguyên thủy, bất định. Chính sự say máu đấu tranh giai cấp với phần
dân tộc Việt Nam khác ý thức hệ đã tạo nên dòng người Việt Nam ào ạt bỏ nước ra
đi, tạo nên vực thẳm li tán dân tộc đau đớn nhất, tệ hại nhất trong lịch sử Việt
Nam kéo dài đến tận hôm nay.
Thời đất
nước bị những người cộng sản kí hiệp định Geneve chia cắt thành hai trận tuyến,
tất cả nguồn lực đất nước, tất cả sức mạnh của hai nửa dân tộc đều dồn vào cuộc
nội chiến Bắc – Nam
. Cuộc nội chiến Bắc – Nam đến hồi sát ván, một còn một mất cũng là thời cơ
vàng cho quân xâm lược Tàu Cộng đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của lịch sử,
của cha ông người Việt.
Thời li
tán, lòng dân hướng ngoại. Tình cảm yêu nước thiêng liêng của người dân cũng bị
những người cộng sản độc quyền chiếm đoạt. Yêu nước phải yêu chủ nghĩa xã hội.
Đất nước yêu thương không còn của 90 triệu người dân Việt Nam nữa mà đã
trở thành tài sản riêng của những người cộng sản cầm quyền. Yêu nước cháy bỏng
mà người dân phải gạt nước mắt lũ lượt bỏ nước ra đi. Dân tộc tan tác. Đất nước
kiệt quệ. Thời cơ vàng lại đến với bọn Tàu Cộng để chúng đánh chiếm Gạc Ma.
Phải
dành vài dòng nhắc lại điều này để thấy rằng dù năm 1974 Hoàng Sa thuộc vùng
lãnh thổ do chính quyền Sài Gòn quản lí, gìn giữ nhưng để mất Hoàng Sa năm
1974, để mất Gạc Ma năm 1988 trách nhiệm đích thực thuộc về những người gây nên
nỗi đau chia cắt đất nước, gây nên thảm cảnh li tán dân tộc. Máu tham nô dịch
thiên hạ và bành trướng xâm lược lãnh thổ luôn khát khao nung nấu trong đầu óc,
trong tim gan từ ngàn đời tổ tiên Đại Hán và lịch sử bốn ngàn năm giữ nước của
dân tộc Việt Nam đã đóng đinh vào lịch sử bài học sống còn của dân tộc Việt Nam
là máu tham bành trướng xâm lược của Đại Hán chỉ thực hiện được với Việt Nam
khi dân tộc Việt Nam suy yếu vì chia rẽ, li tán.
Đấu
tranh giai cấp bằng bạo lực chuyên chính vô sản mà những người cộng sản hăm hở,
quyết liệt thực thi suốt từ 1930 đến nay đã đánh vào khối đoàn kết dân tộc Việt
Nam những đòn chí mạng. Chưa bao giờ dân tộc Việt bị chính đảng và nhà cầm quyền
vẫn xưng là của dân tộc Việt Nam đánh những đòn độc địa, khủng khiếp, tàn bạo
như cuộc chém giết của hận thù trong Xô Viết Nghệ Tĩnh. Như cuộc đấu tố, bắn bỏ
những người Việt Nam có của trong cải cách ruộng đất. Như cuộc thanh trừng trí
thức trong vụ Nhân văn Giai phẩm và trong vụ Xét lại. Như đợt tập trung tù đày
hàng trăm ngàn người Việt Nam
khác ý thức hệ cộng sản. . . Không phải chỉ những đối tượng mà những đòn
đó nhằm vào, bị đánh. Cả dân tộc Việt Nam bị đòn bạo lực chuyên chính vô
sản của đấu tranh giai cấp đánh nhừ tử.
Trong
cuộc cách mạng và chiến tranh tàn khốc vừa qua do đảng Cộng sản Việt Nam phát động,
đảng Cộng sản đã thắng lớn, thắng hả hê. Thắng chính dân tộc Việt Nam . Dân tộc Việt
Nam
đã bị thua thảm hại. Người hốt hoảng bỏ chạy tứ tán khắp thế giới thấy ngay cái
thua đau đớn, tức tưởi. Người còn ở lại đất nước thân yêu nhưng đất nước không
còn của mình nữa mới dần dần ngậm ngùi nhận ra cái thua trắng tay. Chưa bao giờ
dân tộc Việt Nam
bị thua đau, bị chia rẽ, li tán, tan tác, yếu hèn như hôm nay. Chia rẽ, li tán
giữa nhà nước cộng sản với người dân. Chia rẽ, li tán, tan tác ngay trong cộng
đồng dân tộc.
Yếu hèn
vì chia rẽ li tán dân tộc, lại thêm cái yếu hèn vì nhỏ nhen, hẹp hòi, cục bộ chỉ
biết có lợi ích của đảng cộng sản cầm quyền đã dẫn đến mất Hoàng Sa, Gạc Ma.
Yếu hèn
vì chia rẽ li tán dân tộc, lại thêm cái yếu hèn vì nhỏ nhen, hẹp hòi, cục bộ chỉ
biết có lợi ích của đảng cộng sản cầm quyền, nhà nước cộng sản Việt Nam đã cắm
mặt kí hiệp định biên giới nhục nhã năm 1999 chấp nhận dâng cho kẻ cướp Tàu Cộng
dải đất của lịch sử Việt Nam ở Lạng Sơn, nơi nước mắt cha con Nguyễn Trãi lã
chã nhỏ ra còn làm cay mắt mọi thế hệ con cháu người Việt. Chấp nhận dâng cho kẻ
cướp Tàu Cộng dải đất gấm vóc ở Bản Giốc, Trùng Khánh, Cao B ằng. Chấp nhận dâng cho kẻ cướp
Tàu Cộng dải núi rừng hiểm yếu 1509 ở Hà Giang để Tàu Cộng san bằng hàng ngàn nấm
mộ người lính Việt Nam đã bỏ mình trong cuộc chiến đấu chống quân Tàu Cộng bảo
vệ cương vực lãnh thổ Việt Nam.
Yếu hèn
vì chia rẽ li tán dân tộc, lại thêm cái yều hèn vì nhỏ nhen, hẹp hòi, cục bộ chỉ
biết có lợi ích của đảng cộng sản cầm quyền, đất nước đang mất từng mảng, mất cục
bộ. Mất tư thế độc lập, tự chủ. Mất quyền làm chủ trên thực tế ở biển Đông. Mất
quyền làm chủ ở những dải rừng rộng lớn biên giới đã cho Tàu Cộng thuê dài hạn.
Mất quyền làm chủ ngay trên những mảnh đất nằm sâu trong lãnh thổ Việt Nam : công trường
khai tác bô xít Tây Nguyên, công trường cảng biển Formosa Vũng Áng, Hà Tĩnh
. .
. Bóng đêm nước mất dân nô lệ đã u ám sầm sập trước mặt. Dân tộc tiếp tục
bị chia rẽ, li tán, những người cầm quyền vẫn nhỏ nhen, hẹp hòi thì mất cả dải
đất Việt Nam
gấm vóc là hiển nhiên.
Tượng
đài chiến sĩ Gạc Ma không phải chỉ là việc tri ân liệt sĩ mà là một phép thử với
một nhà nước. Nhà nước đó có phải của đất nước, của dân tộc hay chỉ của một phe
nhóm, đảng phái. Đánh phá, chia rẽ, li tán dân tộc nhưng nhà nước cộng sản Việt
Nam
cũng lại ra rả nói nhiều nhất, nói ráo hoảnh nhất về hòa giải, hòa hợp dân tộc.
Hòa giải, hòa hợp không phải là lời nói mà phải bằng việc làm. Và việc làm đầu
tiên để hòa giải, hòa hợp dân tộc, xóa dần đi nỗi đau lí tán dân tộc, xóa đi cả
sự nhỏ nhen, hẹp hòi, chật chội trong trái tim, trong tình cảm những người cầm
quyền chính là tượng đài Hoàng Sa - Gạc Ma này.
Cuộc
chiến chống Tàu Cộng dùng sức mạnh quân sự xâm lược Việt Nam thời đương đại này
dù diễn ra trong thời gian dài, 1974; 1979; 1988 và trong không gian rộng, biên
giới phía Bắc; Hoàng Sa; Trường Sa nhưng thực sự chỉ ở hai mặt trận, mặt trận đất
liền biên giới và mặt trận ngoài biển Đông. Hoàng Sa 1974 và Gạc Ma 1988, hai
trận đánh, hai sự kiện, hai sắc cờ, hai chủ thể đánh giặc: quân đội Việt Nam Cộng
hòa và quân đội Nhân dân Việt Nam nhưng chỉ một ý chí, một hình ảnh: những người
lính Việt Nam ôm ghì những mỏn cát san hô của ông cha để lại ngoài biển Đông.
Một nhà
nước thực sự của đất nước, của dân tộc phải có tầm vóc, khí phách của đất nước,
phải có tấm lòng bao dung cả dân tộc. Không có tầm vóc, khí phách đó, không có
tấm lòng bao dung đó, nhà nước không xứng đáng với đất nước, với dân tộc
Dù tổ
chức nào khởi xướng, vận động xây dựng tượng đài những người lính đền nợ nước thì
tượng đài cũng phải mang tấm lòng bao dung của Mẹ hiền Việt Nam, là nơi hồn
thiêng những đứa con đã chết cho đất nước trở về với Mẹ hiền Tổ quốc Việt Nam,
nơi linh hồn những người chết cho đất nước Việt Nam bất tử cùng Tổ quốc Việt
Nam
Tượng
đài đón linh hồn những người lính quân đội Việt Nam Cộng hòa bỏ mình ở Hoàng Sa
năm 1974, đón linh hồn những người lính quân đội Nhân dân Việt Nam bỏ mình ở Gạc
Ma năm 1988 còn là tượng đài hòa hợp dân tộc, thống nhất đất nước từ trong tâm
linh. Tượng đài như vậy là sự rưng rưng xúc động của mọi trái tim Việt Nam sẽ nhận được sự hưởng ứng, đóng góp to lớn
vô tận của mọi người Việt Nam
ở trong và ngoài nước.