Vào tháng 7.2012 Giáo sư Allen S. Weiner thuộc Khoa Luật Đại học Stanford, đã đệ đơn lên Liên Hợp Quốc về việc nhà cầm quyền Hà Nội bắt giữ nhiều nhà hoạt động trẻ tại Viêt Nam đã từng đưa ra lập luận rằng ”những người bị giam cầm đã gánh chịu nhiều vi phạm nhân quyền, bao gồm các quyền căn bản như tự do bày tỏ quan điểm, tự do hội họp và lập hội, và quyền được có một phiên tòa xét xử công bằng khi họ bị Việt Nam kết án tuỳ tiện tại các phiên xử kín’’.
“Hà Nội bắt giữ và giam cầm các nhà hoạt động xã hội và chính trị này vi phạm quyền công dân được có một tiến trình tố tụng và xét xử công bằng được thế giới đảm bảo trong Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị và bằng các văn bản luật pháp quốc tế khác” - Giáo sư Weiner diễn giải cụ thể.
Đến tháng 8/2013, Nhóm làm việc của Liên Hợp Quốc về Vấn đề Giam giữ Tuỳ tiện trả lời Giáo sư Weiner và đưa ra quan điểm rõ ràng rằng “chính phủ Việt Nam đã vi phạm những nghĩa vụ của họ theo luật Quốc tế, đây không phải là những nghĩa vụ mà Quốc tế áp đặt lên Việt Nam mà chính phủ Việt Nam tự nguyện tham gia công ước Quốc tế và các Quyền Dân sự và Chính trị và bằng các văn bản luật pháp quốc tế khác và họ hứa tuân theo công ước đó’’.
Trong khi đó, Việt Nam đã đồng ý với thế giới rằng tất cả mọi người dân đều có quyền được tự do bày tỏ quan điểm chính trị và tự do lập hội. Đây là các quy định mà chính Việt Nam tự chấp thuận khi trở thành thành viên ký kết vào Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Quyền Chính trị của công dân.
Qua vụ án mà ông Nguyễn Hữu Vinh là nạn nhân, một lần nữa cho thấy bộ mặt thật của Hà Nội đối với lương tâm của thế giới, đối với nền pháp quyền dân chủ, tự do của con người như thế nào?
Trong BLHS có điều 79, điều 88 và điều 258 bị các tổ chức Nhân quyền Quốc tế, các nhà hoạt động dân chủ chỉ trích là điều luật “mơ hồ” và là công cụ trấn áp của nhà cầm quyền đối với tiếng nói đối kháng ôn hòa tại Việt Nam.
Phiên tòa xét xử ông Nguyễn Hữu Vinh thu hút chính giới của quốc tế khá lớn, trong đó phải kể đến một Nghị sĩ của Quốc Hội Đức, ông Martin Patzelt mong muốn được trực tiếp theo dõi phiên tòa nhưng đã bị cấm cản.
Ông Martin Patzelt, nghị sĩ quốc hội Đức, bay sang Hà Nội dự phiên tòa "công khai" xét xử Nguyễn Hữu Vinh nhưng kết quả là phải đứng bên ngoài tòa.
Người am hiểu luật pháp trong nước như ông Luật sư Hà Huy Sơn, người bào chữa chính thức cho ông Nguyễn Hữu Vinh cũng phải ngao ngán trước sự trà đạp nền pháp quyền của công sản Hà Nội, ông Sơn đã đưa ra quan điểm ngay khi phiên tòa kết thúc: “Đó là bản án bất công, phi lý, vi phạm nghiêm trọng luật tố tụng”.
Trước tòa án, ông Nguyễn Hữu Vinh và bà Nguyễn Thị Minh Thúy đều cho mình vô tội.
Trong cuốn khế ước xã hội nói viết “bạo chúa là một ông vua cai trị bằng bạo lực, bất chấp công lý và pháp luật. Người Hi Lạp hiểu hai tiếng bạo chúa là độc tài, kẻ độc tài ấy pháp luật không trao quyền cho mà tự chiếm đoạt lấy quyền”.
Tuy vậy bạo chúa can thiệp vào pháp luật rồi cai trị theo pháp luật. Nhưng tên độc tài hay còn gọi là chuyên chế (despota) thì dẫm đạp hẳn lên luật pháp.
Như vậy, bạo chúa không nhất định là chuyên chế, mà chuyên chế bao giờ cũng là bạo chúa.
Trên thế giới người ta vẫn cho chuyên chế cộng sản chơi chung một sân, trên cái sân rộng đó thì chuyên chế đã ký kết lương tâm giả hình trong đó. Còn trong đất nước chuyên chế cai trị thì đã thoát đoạt quyền lực tối cao của nhân dân và xử tệ với nhân dân.
Một lần nữa, thế giới thấy được lương tâm thực sự của chế độ chuyên chế cộng sản tại Việt Nam như thế nào?
Paulus Lê Sơn
Nguồn: Theo Dân Luận