10 juillet 2020

Việt Nam có nên áp dụng mô hình Liêng bang?


Thiện Tùng

9/7/2020

Trần Bạch Đằng  (thường gọi: Tư Ánh)

Cách đây 44 năm (1976), khi đất nước Việt Nam  thu về một mối, học giả Trần Bạch Đằng có đề xuất ý kiến “VN nên áp dụng mô hình Liêng bang”. Ý kiến ấy chẳng những không được chấp nhận mà còn bị Đảng CSVN phê phán gay gắt, cho ông ngồi chơi xơi nước. 


Trần Bạch Đằng là nhà hoạt động thực tiễn, năng động, sáng tạo, luôn phát hiện những vấn đề mới mang tính chất lý luận. Vì vậy, về người nổi tiếng thế giới xếp Ông hạng 43.411, về Văn thế giới xếp Ông hạng 35.



 Mới đây, tôi đọc bài “Rồi Cộng hòa Liên bang Trung hoa sẽ đếntrên trang Trần Nhương. Đó là câu nhận định của giáo sư Trương Thiên Phàm thuộc Đại học Bắc Kinh, học giả hàng đầu về luật Hiến pháp Trung Quốc, trả lời phỏng vấn của nhà báo Maximilian Steinbeis khi ông sang Mỹ rồi Đức nghiên cứu cách hoạt động của mô hình Liêng bang. Từ đó tôi nghĩ, hơn lúc nào hết, Việt Nam nên áp dụng mô hình Liêng bang.



Maximilian SteinbeisThưa giáo sư Trương, ông đến Học viện Khoa học để nghiên cứu cách hoạt động của mô hình liên bang tại Đức, trước đây ông cũng từng sang Hoa Kỳ nghiên cứu đề tài này. Trung Quốc có trên 2.000 năm kinh nghiệm cai quản một lãnh thổ khổng lồ với hàng trăm triệu cư dân từ một trung tâm quyền lực duy nhất. Vì sao, sau một thời gian dài như vậy, mô hình liên bang lại thú vị đối với Trung Quốc?

Trương Thiên Phàm: Tôi chỉ có thể nói rằng mô hình liên bang được một số trí thức Trung Quốc quan tâm nghiêm túc, trong khi chính quyền thì chưa bao giờ chấp nhận. Nhưng một lúc nào đó trong tương lai, rồi Trung Quốc sẽ ra một hiến pháp liên bang và áp dụng thể chế liên bang, vì hệ thống hiện nay không thể hoạt động. Vì vậy, kinh nghiệm của Đức, của Mỹ…, với thể chế liên bang rất quan trọng với Trung Quốc.



Chính quyền Trung Quốc lúc nào cũng có vấn đề, nhưng trong những năm gần đây thì ngày càng nhiều, do các chuyển đổi kinh tế và xã hội thời đại này. Tần Th Hoàng, vị hoàng đế đầu tiên thống nhất Trung Quốc vào khoảng năm 220 trước Công nguyên (TCN), chấm dứt thời Chiến quốc trường kỳ và tàn bạo, đã áp dụng một mô hình tập quyền rất đơn giản mà thực ra cho đến nay vẫn tiếp tục tồn tại. Thời đó Trung Quốc đã là một đất nước khổng lồ, tuy dân số ít hơn hiện nay nhiều. Mô hình cai trị đó hết sức tập quyền, nhưng không thật hiệu quả vì những giới hạn vật chất. “Thiên cao, hoàng đế viễn”, câu thành ngữ của chúng tôi đã nói, tức địa phương có đủ sân chơi để tự tung tự tác. Nếu mọi chuyện ổn thỏa thì giới chức địa phương cứ việc bình chân, nhưng khi có sự cố và chính quyền trung ương phải để mắt đến thì họ bị trừng phạt. Kết quả là ở bên dưới, chúng tôi tương đối có đa dạng, nhưng chẳng qua chỉ vì trung ương không đủ sức với tay tới từng vụ việc cụ thể ở địa phương mà thôi.. v.v



Trông người lại nghĩ tới ta, vì lợi ích cục bộ, Đảng CSVN ta đang tập quyền cao độ, khó có thể chấp nhận áp dụng mô hình liêng bang, dầu diễn cảnh hiện tại không khác chi Trung quốc: “Thiên cao, hoàng đế viễn – tạm dịch: Hoàng đế ở trên cao không thể thấy/thấu hết mọi việc từ xa”. VN ta đang trong diễn cảnh: Địa phương có đủ sân chơi, trên nói dưới không nghe, trống đánh xuôi kèn thổi ngược, tự tung tự tác hoặc thụ động chờ chỉ đạo giáo điều bên trên, không khai thác tốt tiềm năng về tài nguyên và sức lao động. Nhìn đâu cũng thấy tiêu cực, xử lý lớp nầy lớp khác mọc lên..v.v… Nều không sớm giải quyết thảm trạng nầy khó tránh khỏi rối loạn, ắt rơi vào CCCP: “Các cha cứ phá” / “Các con cứ phá / Các cháu cứ phá / Của còn cứ phá / Còn chi cho phá?!” – sẽ sụp đổ.



 So với hơn chục nước lớn Việt Nam là nước nhỏ, nhưng so với nhiều nước còn lại Việt Nam cũng là nước lớn về dân số và diện tích. Theo Bách khoa toàn thư mở (Vikipedia):Việt Nam có dạng hình chữ S, nằm ở rìa phía Đông bán đảo Đông Dương, trung tâm khu vực Đông Nam Á, Dân số 97.334.632 người; Diện tích 331.212 km2 / Biên giới trên đất liền dài 4.639 km / Khoảng cách từ đầu Bắc tới cuối Nam (theo đường chim bay) là 1.650 km, có chiều dài nhưng hẹp chiều ngang, chỗ hẹp nhứt chưa đầy 50km tại Đồng Hới (Quảng Bình) / Đường bờ biển dài 3.260 km (không kể các đảo) / Ngoài vùng nội thủy, Việt Nam tuyên bố 12 hải lý lãnh hải, thêm 12 hải lý vùng tiếp giáp lãnh hải, 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế và cuối cùng là thềm lục địa. Diện tích vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam chiếm diện tích khoảng 1.000.000 km2 biển Đông Nam Á (biển Đông VN)”. 
Bản đồ Hành chánh Việt Nam

 1/ Là một quốc gia độc lập, tùy điều kiện, hoàn cảnh của mình, Việt Nam áp dụng  mô hình Liêng bang chỉ có lợi:



 - Khắc phục nhược điểm về địa lý: không như nước người ta, theo bản đồ hành chánh, Việt Nam chiều dài quá dài, chiều ngang quá hẹp rất khó quán xuyến. Ngay thời Pháp thuộc, họ cũng chia ra 3 miền Bắc-Trung-Nam cho dễ quản lý?.



- Thủ đô đặt tận phía Bắc (theo bản đồ hành chánh số 5 Hà nội). Bộ Tổng chỉ huy đặt ở Hà Nội thì làm sao có thể dòm ngó thấu suốt và có chủ trương thích hợp  đối với miền Trung, miền Nam?.



- Tổ chức Liêng bang sẽ hạn chế  tập quyền cao độ;  giảm bớt đi nạn  quan liêu, xa rời thực tế; thúc đẩy cạnh tranh khai thác, phát huy thế mạnh của từng vùng miền. 

..v.v…..   



2/ Nếu thành lập liêng bang, về Đảng tổ chức thế nào tùy ở Đảng, còn về Chính quyền thì dựa vào lịch sử để lại, VN nên thành lập 3 tiểu bang Bắc-Trung-Nam:



- Trên cơ sở số dân, lãnh đạo mỗi tiểu bang do địa phương chọn lựa đề cử và chọn “gạo cội” ứng cử vào bộ máy Liêng bang lãnh đạo chung cả nước.



- Dời thủ đô vào khu vực trung tâm đất nước thuộc các tỉnh Tây nguyên (có thể Buôn Mê Thuộc hay Lâm Đồng) cho tiện bề đi lại. Thủ phủ tiểu bang Bắc bộ là Hà nội; thủ phủ tiểu bang Trung bộ là Huế, thủ phủ Nam bộ là Sài Gòn hoặc Mỹ Tho (Trung đô Nam bộ) – Ở Nam bộ có 3 đô: Sài Gòn là Đông đô, Mỹ Tho là Trung đô, Cần Thơ là Tây đô.



- Lãnh đạo các Tiểu ban phải chịu tranh nhiệm về mọi mặt trước dân và với cấp Liêng bang.

..v.v...



3/ Tổ chức mô hình Liêng bang sẽ tránh được làm dở báo cao hay, giảm đi đầu mối, tránh được nạn “loan sứ quân” và có điều kiện giảm biên chế:



-  Vì Trung ương ở xa, làm dở báo cao hay để ganh đua với bè bạn đã trở thành cố tật. Nếu tổ chức theo mô hình Liêng bang, lãnh đạo Tiểu bang luôn tiếp cận, việc gian dối nếu không chấm dứt cũng hạn chế đến mức thấp nhứt.



- Thay vì Trung ương điều khiển 64 tỉnh,thành, giờ đây Trung ương chỉ điều khiển qua đầu mối 3 Tiểu bang. Việc nên hư  từng tỉnh, huyện, xã hay phường thuộc trách nhiệm của Tiểu bang – “nắm thằng dài tóc không nắm trọc đầu”.Việc  tỉnh, huyện… dẫn đầu dẫn đít  có Tiểu bang lo không đợi Thủ tướng đốc thúc.



-  Nếu thành lập Liêng bang, khi các Tiểu bang có quyền trong tay, họ sẽ mạnh dạn giải tán hoặc hợp lý hóa những tổ chức không cần thiết.  Đơn cử như đài phát thanh và truyền hình hiện nay, các tỉnh, thành phát triển loạn xạ, có nơi hai ba đài, phát 24/24, tiêu tốn ngân sách đáng kể. Ngày nầy qua ngày khác, ngoài thông tin địa phương nghèo nàn và tiếp sóng đài trung ương lúc 19h, các đài dành thời gian còn còn lại dùng chiếu phim câu khách để xen vào đó quảng cáo cho các hãng xưởng kiếm tiền “bồi dưỡng”. Khi có quyền, các Tiểu bang sẽ chọn người có năng lực thiết lập đài phát thanh và truyền hình khu vực (liên tỉnh) chuyên nghiệp cho đỡ hao tốn ngân sách công, cho phép tư nhân thành lập đài riêng dùng vào việc quảng cáo, tự cân đối trong thu chi như thời Việt Nam Cộng hòa trước đây.

..v.v…



Tôi biết chớ: Đảng CS Trung Quốc là hình, Đảng CS Việt Nam là bóng – hình đi  trước, bóng tiếp bước theo sau. Tuy tên gọi chủ trương có đôi chút khác nhau, nhưng tính chất, nội dung giống nhau: TQ “Cải cách ruộng đất” thì sau đó VN cũng “Cải cách ruộng đất” / TQ xây dựng Công xã thì sau đó VN xây dựng Hơp tác xã / TQ làm cuộc Cách mạng Văn hóa xử trị đảng viên chệch hướng Mác-Lê-Mao thì sau đó VN mở chiến dịch xử trị những đảng viên Xét lại chống Đảng  / TQ áp dụng “kinh tế Thị trường mang màu sắc TQ” (bất luận mèo gì miễn bắt được chuột) thì sau đó VN  áp dụng “kinh tế Thị trường định hướng XHCN” (gọi là Đổi mới) / TQ mở chiến dịch“đả Hổ, diệt Ruồi” thì sau đó VN “đốt lò thui chuột” / TQ nhứt thể hóa nhân vật tối thượng thì sau đó VN cũng làm in khuôn – tức là Tổng Bí thư Đảng kiêm Chủ tịch Nước. Từ những thực tế đó cho phép chúng ta suy luận: Nếu Đảng CSTQ chưa áp dụng mô hình Liêng bang thì Việt Nam không thể/dám áp dụng mô hình Liêng bang. 



Việt Nam đang áp dụng thể chế chính trị tâp quyền cao độ, giới cầm quyền tối kỵ phân quyền như: Liêng bang, Dân chủ, Đa nguyên đa đảng, Xã hội Dân sự, tam quyền phân lập… Nêu vấn đề Liêng bang ra trong lúc nầy rõ ràng không hợp khẩu vị đối với Đảng CSVN. Vì lợi ích cộng đồng, tôi chỉ gợi suy, mang tính chất tham khảo thế thôi, xin đừng buộc tội tôi là “thế lực thù địch” oan cho tôi lắm ! . -/-