Thiện Tùng
1/3/2022
Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon |
Sau thế giới chiến thứ 2, cuộc chạy đua vũ trang trong chiến tranh lạnh giữa phía Cộng sản do Liên Xô (LX) cầm đầu, phía Tư bản do Mỹ cầm đầu.
Trong cuộc chạy đua nầy, LX và Mỹ ngoài phải tiêu tốn biết bao tiền của cho việc chế tạo vũ khí, rèn luyện binh mã, còn phải bao cấp cho đàn em quen thói sống dựa, ăn theo. Vào thời điểm 1960, cả LX và Mỹ đều tỏ ra “mỏi sức, mòn hơi”. Đích thân Tổng Bí thư Đảng CS LX Khơ-rút-sốp (Nikita Khrushchev) sang Mỹ thương nghị, cả 2 phía cùng chấp nhận xuống thang, “chung sống hoà bình”, cắt giảm vũ khí hạt nhân, giải trừ dần quân bị.
Sau 15 năm Chiến tranh lạnh (1945-1960), anh cả của 2 phía Tư bản và Cộng sản chấp nhận xuống thang,“chung sống hoà bình”... Theo hướng đi nầy, cuộc chiến ý thức hệ “ai thắng ai” không phải giải quyết bằng “súng đạn” mà bằng “nghị trường”, thể chế chính trị nào ưu việt và được lòng dân tất thắng – đó là lẽ tất yếu?.
Con đường rộng mở, phù hợp lòng người như thế, cớ sao khi lên cầm quyền, năm 1972, Tổng thống Nixon và cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Kissinger không chịu đi mà lại đi tìm đường kết giao với Trung Quốc, một quốc gia mà lãnh chúa của nó luôn “sớm đầu tối đánh, có tham vọng bá quyền”?!. Cũng dễ thấy, dễ hiểu:
1/ Tham vọng của Mỹ và Trung Quốc
Richard Nixon và Henry Kissinger trao đổi ý kiến trước khi sang mật nghị với Trung Quốc . Nguồn: internet. |
- Tham vọng của Mỹ: Lợi dụng lúc Xô-Trung bất hoà trong tranh giành “làm anh cả đỏ”, Mỹ lôi kéo Trung Quốc về phía mình (ly gián Xô-Trung) để triệt tiêu LX - kẻ cầm đầu thực thi chủ nghĩa Cộng sản.
- Tham vọng củaTrung Quốc: Dù trong đầu vẫn xem Mỹ là kẻ thù không đội trời chung, nhưng không còn cách nào khác, TQ chỉ còn phải bang giao với Mỹ để, một mặt giải quyết khó khăn về kinh tế , mặt khác dựa thế lực Mỹ, ít nhứt cũng làm cho LX suy yếu để giành quyền làm “anh cả đỏ”. TQ xem Mỹ chỉ là bạn đường chớ không phải bạn đời - theo nghĩa: bạn đường chỉ là kết thân tạm bợ trên đường khi thấy có lợi, còn bạn đời là đời đời vẫn là bạn, “hoạn nạn tương cứu, sinh tử bất ly”.
2/ Mỷ “dưỡng hổ di hoạ”.
Lần đầu tiên (1972), Tổng thống Mỹ Nixon và Chủ tịch Mao Trạch Đông gặp nhau, mật đàm về quan hệ Mỹ-Trung – Ảnh Wikipedia. |
Sai lầm của Mỹ là không sớm nhận ra: “Chủ nghĩa Cộng sản” phản khoa học, đang trên đà tan rã, còn “chủ nghĩa bá quyền” truyền thống củaTQ đang tìm cách hồi sinh theo dạng “chủ thuyết Maoist” – kiểu bình mới rượu cũ.
Hễ thương lượng thì phải có nhân nhượng. Trong thương thuyết Mỹ-Trung đầu thập niên 70 cho thấy Mỹ chỉ có nhượng, còn Trung chỉ có lấn:
- Thời điểm năm 1972, TQ như con hổ mang trọng bịnh nằm liệt giường liệt chiếu, nhờ Mỹ giúp đỡ về mọi mặt nó hồi sinh. Khi dựa được với Mỹ, cường quốc số 1 thế giới, dường như TQ không còn nễ sợ ai: Khích chiến với LX ở biên giới phía Bắc; gây hấn với Ấn Độ ở biên giới phía Tây; lộng hành ở Đông Dương; chiếm đảo Hoàng Sa của Việt Nam Cộng hoà … để làm bàn đạp tiến về phương Nam thôn tính đất liền và biển đảo các nước Đông Nam Á châu.
- Như diều gặp gió, khi bang giao với TQ, Mỹ tuyên bố xoá cấm vận đối với TQ; làm mai mối cho TQ gia nhập Liên hiệp quốc, Hội đồng Bảo an và tham gia các tổ chức kinh tế, xã hội thế giới. Chưa hết, Mỹ còn bật đèn cho nhiếu công ty lớn ở Mỹ đầu tư vào TQ…Chỉ vài thập niên sau, TQ thật sự trở thành công xưởng thế giới. Từ đó, TQ bắt đầu thực thi “mạnh vì gạo, bạo vì tiền”, “lấy thịt đè người”, dẫm lên luật pháp quốc tế.
- Khi bắt tay với TQ, Mỹ bỏ rơi mặc xác 4 thằng em đã từng đồng cam cộng khổ với mình như: Việt Nam Cộng hoà, Đài Loan, Lonnol ở Campuchia và gánh Hoàng thân thân Mỹ ở Lào. Đáng nói, lúc bấy giờ Đài Loan đang là một quốc gia và là thành viên Liện hiệp quốc, thế mà Tổng thống Nixon và cố vấn An ninh Kissinger dám tự ý thoả thuận với TQ, xem Đài Loan chỉ là phần đất thuộc Trung Hoa lục địa, ép Đài Loan nhường ghế thành viên Liên hiệp quốc cho TQ.
3/ Mỹ giao hảo với Trung Quốc mang lại lợi ích gì?
Câu trả lời là “không” – chỉ gây hậu hoạ chớ chẳng lợi ích gì cho ai, kề cả Mỹ:
- Xin đừng nói nhờ Mỹ kéo TQ về phía mình nên LX nói riêng Cộng sản nói chung sụp đổ. Bởi vì, chủ thuyết Cộng sản duy ý chí, phản khoa học nó tự sinh, tự huỷ. Nó ra đời, sinh con đẻ cháu tại Châu Âu và cũng tự chết tiệt nòi cũng ở Châu Âu chớ chẳng ai bức hại nó?. Cả thế giới chỉ còn lại 4 nước do Đảng CS cầm quyền như TQ, VN, Cuba, Bắc Triều Tiên, nhưng cả 4 đều hữu danh vô thực, chỉ là những đứa con lai, đầu gà đít vịt – “Chế độ Cộng sản, kinh tế Tư bản, nhân dân chán nản”.
- Lòng tin: Nếu nói thiên hạ mất hết lòng tin với anh cả Mỹ e rắng quá đáng, vẫn còn tin nhưng chút ít thôi. Bởi vì, nhiều thập niên qua, đã là anh cả, mà Mỹ biểu hiện hẹp hòi đặt “lợi ích nước Mỹ trên hết”, ưa chơi trò “Thắng làm vua, thua bỏ chạy”. Bằng chứng là: Mỹ đã chạy bỏ VNCH, Campuchia, Lào, Irad, Apganistan, …Giờ đây, dù Mỹ đã hứa sẽ bảo trợ Ukraine, Đài Loan…, nhưng chắc gì Mỹ nói và làm được những gì mình hứa?!.
- Có tin mới có tín, có tín mới có uy , chúng luôn là tỷ lệ thuận với nhau: khi giảm sút lòng tin thì sự tín nhiệm cũng giảm sút theo, tín nhiệm bị giảm sút thì uy danh, uy quyền… cũng giảm sút theo – biểu hiện: nói người ta không nghe, không làm theo, chỉ chống mắt chờ xem.Từ đó, vai trò “anh cả thế giới” của Mỹ bị lu dần, nếu không sớm khắc phục sẽ cạn kiệt.
Thực tế cho thấy: “Về kinh tế, TQ đã ngang bằng, thậm chí vượt Mỹ / Về Quân sự, TQ mạnh ngấp nghé Mỹ / Nga-Trung đang liên minh nhau để cạnh tranh với phương Tây, chia quyền lãnh đạo khu vực / TQ đã dùng tiền lủng đoạn được phần nào Liên hiệp quốc và những tổ chức quốc tế khác / TQ đang so găng với Mỹ để làm chúa tễ thế giới / Trong bối cảnh hiện nay, nếu Mỹ không sớm củng cố Liên minh, một mình khó thắng được TQ / Mỹ không kềm chế được TQ thì chỉ còn nhường ghế, xem TQ hát Tiều (Tàu) mà người làm bầu hát không ai khác hơn là Tập Cận Bình, một gương mặt nham hiểm, không biểu hiện chút gì gọi là Văn Nghệ.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: IndiaToday. |
“Sai một ly đi một dậm” là vậy đó?!
“Tôi làm, ta chịu (1) chớ trách ai?”, Mỹ nên sám hối để sửa sai. Tôi xin gợi cảm bằng mấy câu thơ tứ tuyệt thay cho lời kết:
Từ khi thân thiết với Trung Hoa,
Bè bạn năm xưa cứ lánh xa.
Mỹ Trung hữu hảo là trên hết,
Ga !...
Sám hối giờ đây đã muộn rồi,
Sa cơ mạt vận tại mình thôi,
Nhuốc nhơ danh tiết đành cam chịu,
Ôi !...
------
Chú thích
(1) Tôi hay ta đều là đại từ ngôi thứ nhứt - tự xưng mình. -/-