11 février 2022

Kế hoạch “hai dao một búa” của Trung Quốc

Thiện Tùng

9/2/2022

 

Ngày nào TQ chưa làm bá chủ thế giời thì ngày đó họ còn “quậy”. Bởi vì, khi lập quốc, họ moi đâu ra truyền thuyết: TQ là Thiên triều do Trời sai xuống hạ giới, có trách nhiệm cai quản thiên hạ, đi đến đâu có Thần Long (Rồng) hộ giá. Họ đặt tên nước Trung quốc hay Trung hoa – là nước trung tâm, là bông hoa chói lọi nở giữa hành tinh (trái đất) nầy. Họ còn nói, ở đất nước TQ có bà “Nữ Oa”, một nữ kiệt xuất chúng, có khả năng đội đá vá trời và là người mẹ sinh ra nhân loại.


Sùng bái cá nhân, tự hào, tự cao, tự đại… là bản chất truyền đời của giới cầm quyền Trung Quốc (TQ) từ trước đến nay. TQ luôn xem lời nói hay việc làm của họ đều đúng, ngược lại là sai, phải bị xử trị. Về đối ngoại, trong giao tiếp, bao giờ TQ cũng biểu hiện: nước lớn, vua quan lớn, dân tộc nước lớn- khinh người, xem ai cũng dưới tầm mắt mình.  

 

 “Ăn đáng sóng nói đang gió”, tiền hậu bất nhứt trở thành thói quen của giới cầm quyền TQ. Cũng mới đó thôi, Mao Trạch Đông chửi rủa, xem việc chấp nhận “chung sống hoà bình” với  MỸ của Khơ-rút-sốp (LX) là hành động đầu hàng, theo “chủ nghĩa xét lại” chống “chủ nghĩa Mác-Lénin” thì, năm 1972, Mao lại cử Đặng Tiểu Bình sang Mỹ ký thoả hiệp chung sống hoà bình giữa 2 nước Trung-Mỹ là đúng hay sao?!.

 

Trong cuộc chiến tranh chống Mỹ, TQ khi thì cấp, lúc thì cắt viện trợ đối với Cách mạng VN. Vì sao TQ làm thế? - Là vì họ muốn Cách mạng VN không thắng cũng không thua, cứ cà nhây, làm trái độn lâu dài để cho họ được bình yên. Câu nói “quyết đánh Mỹ đến người VN cuối cùng” của ông Mao đã nói lên điều đó?.

 

Khi LX và VN quan hệ thân thiết, TQ gọi LX là “đại bá” còn VN là “tiểu bá”, đều là kẻ thù TQ. Năm 1972, khi chính thức bắt tay vời Mỹ, chưa thể làm gì được LX, TQ tìm mọi cách chia rẻ 3 nước Đông Dương, mua chuộc Lào và Campuchia (CPC) để dễ bề trừ khử VN, một “tiểu bá” đáng ghét.

 

Khi kết thân Mỹ, được Mỷ chìu lòng, không biết có thoả thuận ngần với phía Mỹ không, TQ nghĩ ngay đến việc “xoá sổ” Bắc VN để tạo thuận lợi tiến vế phương Nam với kế hoạch “hai dao một búa”. Để thực hiện thành công kế hoạch nầy, một mặt, TQ mua chuộc, nuôi dưỡng, trang bị, huấn luyện gánh “Khơ-me đỏ” lật đổ chính quyền Lon-nôn (Lonnol) vốn thân Mỹ, lên nắm quyền ở CPC; mặt khác, năm 1974, không đá động đến Việt Nam Cộng hoà (VNCH), TQ chỉ xua Hải quân đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của VN do VNCH quản lý. Dầu quyết tử chiến giữ đảo, nhưng VNCH thua cuộc, có đến 74 binh sĩ hy sinh trước sự làm ngơ của hạm đột 7 của Mỹ đang đậu gần đó.  

 

Theo kế hoạch, khi thực hiện hoàn tất 2 mặt vừa nói trên, TQ sẽ ấn định ngày N giờ G, với chiến thuật 3 mũi giáp công: Mũi dao Khơ-me đỏ từ cột móc ba biên giới Việt, CPC, Lào chém ra / Mũi quân TQ từ đảo Hải Nam và Hoàng Sa chém vào, giáp công chỗ eo khu 5 thuộc tỉnh Hà Tĩnh rồi tiến về hướng Bắc / Đại quânTQ dùng bú tạ nện vào thủ đô Hà Nội – Coi như xơi gọn miền Bắc.

 

Cột mốc ngã ba biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia ở xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum.



Dầu đã chiếm dược Hoàng Sa, nhưng 2.000 cố vấn TQ đang lúi húi  tổ chức, huấn luyện quân “Khơ-me đỏ” ở CPC thì, năm 1975, VN tiến công giành thắng lợi trọn ven trong cuộc chiến tranh chồng Mỹ và thống nhứt đất nước sau đó.

 

Cách mạng VN giành thắng lợi trọn vẹn năm 1975 và nhanh chóng thống nhứt đất nước là một bất ngờ, ngoài sự mong muốn của TQ, khiến cho TQ càng cay cú hơn, muốn thực hiện kế hoạch “hai dao một búa” sớm hơn. Nhưng “vỏ quít dày có móng tay nhọn”:  

 

Cuối năm 1978, Liên Xô đã ký thỏa thuận với Việt Nam về việc xây dựng và cùng khai thác Trạm cung ứng vật tư kỹ thuật tại quân cảng Cam Ranh. Theo đó, quân cảng này là nơi tiếp nhận tàu chiến, tàu ngầm, tàu hộ tống cùng nhiều máy bay trinh sát, vận tải và máy bay mang tên lửa của Hải đoàn tác chiến cơ động số 17 thuộc Hạm đội Thái Bình Dương của LX (theo Wikipedia)

 

Sư hiện diện của Hải quân LX ở quân cảng Cam Ranh khiến cho TQ hoảng sơ, “ngày N giờ G” chết trong trứng nước, kế hoạch “hai dao một búa” ngưng lại không thời hạn, Bắc VN vẫn yên bình trong cảnh TQ “mất ăn một miếng lộn gan lên đầu”.

 

“Chết nết mới chừa”,“Mềm nắn, rắn buông”, “thua keo nầy gầy keo khác”…vốn là bản chất truyền đời của giới cầm quyền TQ. Vì gặp cục “rắn” ở Cam Ranh nên TQ tạm buông tha cho Bắc VN. Cục rắn ở Cam Ranh cứng như thế nào?- Nếu muốn biết, mời xem hình và lời thuyết minh do Bách khoa toàn thư mở (Wikipedia) lưu giữ, nguyên văn như sau:

<< Liên Xô thuê quân cảng Cam Ranh làm căn cứ quân sự 24 năm 

Vịnh Cam Ranh là một cảng biển nước sâu ở Việt Nam, thuộc thành phố Cam Ranh, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa. Vịnh này thường được xem là bến nước sâu tốt nhất Đông Nam Á, thích hợp làm nơi tàu bè trú ẩn khi biển động.[1] Vì địa thế chiến lược mà Cam Ranh được sự chú ý của giới quân sự qua nhiều thời kỳ. Hải quân PhápHoa Kỳ, và Liên Xô đã từng dùng Vịnh Cam Ranh làm căn cứ quân sự.

 

Cuối năm 1978, Liên Xô đã ký thỏa thuận với Việt Nam về việc xây dựng và cùng khai thác Trạm cung ứng vật tư kỹ thuật tại Cam Ranh. Theo đó, quân cảng này là nơi tiếp nhận tàu chiến, tàu ngầm, tàu hộ tống cùng nhiều máy bay trinh sát, vận tải và máy bay mang tên lửa của Hải đoàn tác chiến cơ động số 17 thuộc Hạm đội Thái Bình Dương của LX.

 

Từ năm 1978 - 2002, Cam Ranh được Liên Xô (và sau này là Nga) thuê làm căn cứ quân sự của Hải đoàn tác chiến cơ động số 17 thuộc Hạm đội Thái Bình Dương của LX.

Tháng 5/1979, các tàu chiến Liên Xô bắt đầu đi vào hải phận Cam Ranh. Tuy nhiên, hạ tầng ở khu vực này đã bị phá hủy sau khi quân đội Mỹ rút đi. Trong ảnh là tàu căn cứ nổi "Ivan Vakhrameev" đề án 1886 tại Cam Ranh đầu những năm 1980.


Tháng 12/1979, Đô đốc S.G.Gorshkov - Tổng tư lệnh Hải quân Liên Xô đã đến Hà Nội để đặt quan hệ công tác với Bộ Quốc phòng Việt Nam. Sau đó, ông đã dành một ngày thăm căn cứ Cam Ranh.

Tháng 4/1980, phân đội đầu tiên của Hạm đội Thái Bình Dương gồm 54 người đến đây và 4 tháng sau được bổ sung 24 người thuộc bộ phận thông tin liên lạc. Trong ảnh là khu trục hạm thuộc đề án 956 trong vịnh Cam Ranh năm 1982.

 

Cầu tàu quân cảng Cam Ranh nhìn từ trên boong tàu "Vasili Chapaev".

 


 

Cam Ranh lúc nào cũng tấp nập tàu ngầm, tàu căn cứ, tàu công binh...  

 

Tuần dương hạm tên lửa đề án 1134 "Vlapostok" đón và hộ tống tàu ngầm tiến vào căn cứ Cam Ranh.

Tàu ngầm diezel B-427 "Scorpion" thuộc biên chế sư đoàn tàu ngầm số 38-binh đoàn 17 trú đóng tại Cam Ranh.


Do có khả năng cung cấp những dự trữ cần thiết cho các chiến hạm và tàu hộ tống đang làm nhiệm vụ tại biển Đông nên Cam Ranh đã trở thành căn cứ hải quân lớn nhất của Liên Xô ở nước ngoài, căn cứ duy nhất bên bờ Biển Đông, nơi cách cảng gần nhất của Nga 2.500 hải lý.


Trạm đảm bảo kỹ thuật hậu cần (PMTO 922) về đêm. Hải đoàn 17 cùng với PMTO 922 đóng vai trò quan trọng trong kế hoạch sử dụng sức mạnh của Hạm đội Thái Bình Dương của LX, nhằm giải quyết các nhiệm vụ chính trị và quân sự tại khu vực.


Dù còn 3 năm nữa mới hết hợp đồng thuê Cam Ranh nhưng năm 2001, Nga đã quyết định rút khỏi căn cứ quân sự này. Ngày 2/5/2002, hai bên ký biên bản tiếp nhận - bàn giao các hạng mục tại Cam Ranh. Ngày 3/5/2002, chuyến bay vận tải quân sự IL-76 cuối cùng chở các chuyên gia và các quân nhân Nga về nước.


Ngày 4/5/2002 - ngày cuối cho sự hiện diện quân sự của Nga tại Việt Nam - các quân nhân, chuyên gia Nga rời PMTO 922 trên ôtô trong tiếng nhạc bài "Các sĩ quan". Còn các chiến sĩ Vùng 4 Hải quân Việt Nam đứng nghiêm trên cầu cảng để tiễn những người bạn Nga. Trên boong "Sakhalin-09", Chuẩn đô đốc Eryomin, chỉ huy trưởng cuối cùng của căn cứ giơ tay chào những người đồng đội Hải quân Việt Nam. >>.


Wikipedia còn cho biết thêm (nguyên văn):

Trong cuộc Chiến tranh Việt Nam, Cam Ranh trở thành căn cứ quan trọng của Hải quân Hoa Kỳ và Hải quân Việt Nam Cộng hòa;

 

Sau khi hai miền Bắc Nam thống nhất thì cảng Cam Ranh được dùng làm căn cứ hải quân quan trọng của Hạm đội Thái Bình Dương của Liên Xô trong bối cảnh Chiến tranh lạnh giữa khối Liên Xô và Hoa Kỳ. Chính phủ Xô viết chính thức ký năm 1978 một thỏa thuận với Việt Nam để thuê hải cảng này trong thời gian 25 năm. Cuối năm 1991, Liên Xô tan vỡ; chính phủ Nga nhận kế thừa hợp đồng đó cho tới năm 1993. Một hiệp định mới cho phép Nga tiếp tục có mặt tại Cam Ranh nhưng chủ đích căn cứ này chuyển sang làm nơi thám thính, theo dõi hoạt động của Trung Quốc còn các chiến cụ và quân nhân được rút về Nga. Còn lại là nhân viên kỹ thuật tình báo;

 

Trong cuộc điều đình kéo dài thời hạn thuê quân cảng Cam Ranh thì Việt Nam đòi Nga phải trả tiền thuê hằng năm là 200 triệu Mỹ kim. Chính phủ Nga không chịu điều khoản này nên ngày 2 tháng 5 năm 2002, lá cờ Nga được hạ xuống lần cuối cùng tại căn cứ Cam Ranh. Hiện tại, chính quyền Việt Nam có dự định phát triển căn cứ này với mục đích dân sự, tương tự như chính phủ Philippines đã làm với Căn cứ không quân Clark của Mỹ . -/-