18 février 2022

LUẬT ĐẤT ĐAI BẢO VỆ LỢI ÍCH CHO AI?

LS Nguyen Thanh Binh



Trước 1980, đất đai thuộc sở hữu của nhiều thành phần khác nhau và hầu như không có biến loạn gì trừ khoảng thời gian thực hiện Luật Cải cách ruộng đất.

Hiến pháp 1992 ghi nhận đất đai thuộc sở hữu toàn dân. Trên cơ sở này, Luật Đất đai 1993 ra đời. Tiếp đó là Luật Đất đai 2003 rồi đến Luật Đất đai 2013. Sắp tới Luật này sẽ tiếp tục sửa đổi, bổ sung và sẽ được ban hành vào năm 2023.

Về hình thức, chữ nghĩa, nội dung, các luật sau đều dài dòng và rắc rối hơn các luật trước. Tuy nhiên về bản chất đều như nhau.


Trên thực tế thì hành các luật này,đặc biệt từ luật 2003 đến nay đều có lợi cho các trùm đất đai khiến cho họ trở thành một độ ngũ giàu có nhất trong mọi loại ngành nghề kinh doanh dịch vụ… ở Việt Nam. Trong đó có những trùm đất khét tiếng và được liệt vào đội ngũ giàu nhất thế giới.

Việc các trùm đất giàu có bao nhiêu thì sự biến loạn, khốn đốn, cùng quẫn của người dân liên quan đến quan hệ đất đai càng gia tăng bấy nhiêu trong đó có những cuôc tàn sát đẫm máu, nồi da xáo thịt ngay trong gia đình, anh em, người thân. Nhất là những người dân thu nhập thấp (khoảng 65-70% dân số) và người dân nghèo bị thu hồi đất.

Quá trình biến loạn đó đã tạo nên một loạt các quan tham trong ngành Tài nguyên môi trường và lũ quan tham đầu sõ cấp tỉnh (Bí thư, chủ tịch, phó chủ tịch…) chỉ hăng hái lo toan thu hồi đất, vẽ vời các dự án quy hoạch sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất. Trên thực tế, hồ như bọn này là chủ sở hữu đích thực của tài nguyên đặc biệt có cái gọi là “sở hữu toàn dân”. Chúng tha hồ làm mưa làm gió trên đống tài sản có giá trị khổng lồ bậc nhất và đặc biệt này. Chúng đã nhân danh nhà quản lý để gặm nhấm, đục khoát cùng với các đại gia, trùm đất để cùng hưởng lợi bất chấp sự túng quẫn của người dân.

Ở cấp huyện, cấp xã, bọn quan tham lợi dụng sự biến loạn này để hoạnh hoẹ, gây khó khăn, gây rối, thoán đoạt đất đai, thao túng các quan hệ xã hội, các giao dịch liên quan đến đất đai…

Thực tiễn trên đang đặt ra câu hỏi lớn: Liệu có việc buôn bán, trục lợi chính sách, pháp luật đất đai nhất là cấp độ Nghị định trở xuống? Liệu có phải các trùm đất lớn kết hợp với bọn quan tham đầu tỉnh và ngành tài nguyên môi trường thao túng mua bán chính sách pháp luật đất đai theo hướng có lợi và làm giàu riêng cho chúng??

Nếu có tâm, khách quan, mình bạch, việc trả lời những câu hỏi trên là không khó hoặc nên tin và nhờ nhân dân trả lời thay!

 

14 tháng 2 lúc 21:39  ·