Cao Minh Tâm
Từ đầu năm 2015, cơ quan truyền thông sẽ bị hạn chế rất nhiều trong việc đưa tin liên quan đến an sinh và an ninh trật tự, khi Bộ trưởng Bộ Công an – Đại tướng Trần Đại Quang vừa ký ban hành “Thông tư 59/2014/TT-BCA-A81 quy định danh mục bí mật nhà nước độ Mật của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội”, hiệu lực từ 31-12-2014.
Danh mục bí mật nhà nước độ Mật của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) gồm những tin trong phạm vi sau:
1. Kế hoạch, nội dung đàm phán với các nước, các tổ chức quốc tế về các lĩnh vực hợp tác lao động và chuyên gia, trẻ em, chưa công bố; tình hình phức tạp về lao động Việt Nam ở nước ngoài có liên quan đến đối ngoại chưa công bố.
2. Các nội dung hợp tác với nước ngoài có liên quan đến lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội chưa công bố hoặc không công bố (trừ các tin, tài liệu đã quy định thuộc độ Tối mật).
3. Báo cáo về lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam chưa công bố.
4. Báo cáo tình hình kết quả công tác định kỳ, báo cáo chuyên đề của ngành LĐTBXH chưa công bố.
5. Chỉ tiêu kế hoạch, ngân sách đầu tư trong ngành LĐTBXH chưa công bố.
6. Các đề án cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và trợ cấp ưu đãi người có công chưa công bố.
7. Số liệu khảo sát, điều tra về lao động, việc làm và tiền lương chưa công bố.
8. Số liệu về đình công xảy ra hàng năm chưa công bố.
9. Tài liệu về cơ sở dữ liệu quốc gia về thị trường lao động chưa công bố.
10. Tin, tài liệu, kết quả khảo sát, điều tra, đánh giá về thực trạng thực hiện quyền trẻ em và các giải pháp đặc biệt bảo vệ, chăm sóc trẻ em chưa công bố.
11. Tài liệu, dự án do nước ngoài, tổ chức quốc tế tài trợ chưa công bố.
12. Tin, tài liệu, kết quả khảo sát, điều tra, đánh giá về thực trạng tệ nạn xã hội, các biện pháp đặc biệt giải quyết tệ nạn xã hội chưa công bố.
13. Tin, tài liệu, kết quả khảo sát, điều tra, đánh giá về thực trạng bình đẳng giới, các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới chưa công bố.
14. Số liệu tuyệt đối về cơ cấu, tỷ lệ giới tính chưa công bố.
15. Hồ sơ, tài liệu đang thanh tra, kết quả thanh tra, kết quả giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo có nội dung liên quan đến các vấn đề thuộc danh mục bí mật nhà nước ngành LĐTBXH chưa công bố; tài liệu về những vấn đề chính trị, nội bộ của ngành LĐTBXH chưa công bố.
16. Tin, tài liệu, hồ sơ về xử lý cán bộ có liên quan đến công tác bảo vệ chính trị nội bộ của ngành LĐTBXH; hồ sơ nhân sự cán bộ lãnh đạo từ cấp vụ (tương đương) trở lên; sắp xếp quy hoạch, luân chuyển, đào tạo cán bộ chủ chốt, cán bộ kế cận, cán bộ nguồn của ngành LĐTBXH chưa công bố.
17. Tài liệu về thiết kế mạng máy tính, cơ sở dữ liệu nội bộ, mật khẩu, quy chế đảm bảo an ninh, an toàn thông tin của ngành LĐTBXH.
18. Văn bản có sử dụng tin, tài liệu thuộc danh mục bí mật nhà nước độ Mật của các cơ quan, tổ chức trong và ngoài ngành LĐTBXH.
LAO ĐỘNG TRUNG QUỐC : “MẬT”?!
Lao động Trung Quốc ở Khu kinh tế Vũng Áng (ảnh: Nguyễn Tuấn |
Hiện tại, theo báo cáo của Sở LĐTBXH tỉnh Trà Vinh, hiện có 920 lao động, hầu hết là người Trung Quốc, đang làm việc tại Trung tâm Điện lực Duyên Hải (huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh). Thế nhưng trong đó chỉ có 517 lao động được cấp giấy phép lao động, đang xin cấp giấy phép 165 lao động, miễn cấp giấy phép tám lao động và 230 lao động đang làm việc nhưng chưa được cấp giấy phép.
Khi dự án Formosa triển khai tại Khu kinh tế Vũng Áng (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh), nhiều doanh nghiệp, nhà thầu Trung Quốc đã trúng thầu và kéo theo hàng nghìn lao động “chân tay” đi theo.
Trong báo cáo về tình hình lao động nước ngoài của ban quản lý này, thì hiện nay ở Khu kinh tế Vũng Áng có 3.730 người nước ngoài, chủ yếu là người Trung Quốc, trong đó 1.560 người được cấp giấy phép lao động. Nhiều người Trung Quốc sang Việt Nam bằng đường du lịch và sau đó ở lại làm thuê…
Một ghi nhận của báo chí cho biết số lượng lao động Trung Quốc đổ về xã Vĩnh Tân (huyện Tuy Phong, Bình Thuận) để thi công công trình Trung tâm Nhiệt điện Vĩnh Tân trong những năm gần đây rất đông, biến nơi này thành “làng” Trung Quốc. Điều đáng nói là công nhân Trung Quốc gắn mác “chuyên gia”, “kỹ sư” nhưng rất nhiều người trong số đó lại làm công việc mang tính chất của lao động phổ thông.
Trong khi đó, chính quyền huyện Tuy Phong chỉ có chức năng quản lý về mặt cư trú, giữ gìn an ninh trật tự. Còn Sở LĐTBXH Bình Thuận chỉ kiểm tra được giấy phép lao động chứ không thể xử lý được các lao động phổ thông Trung Quốc gắn mác “kỹ sư” này.
Nguồn : FB Việt Nam Thời báo