Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự - Thực thi Dân quyền - Nâng cao Dân trí - Chấn hưng Dân khí - Cải thiện Dân sinh - Xây dựng Dân chủ
10 janvier 2015
Thận trọng với ‘Chân dung quyền lực’ !
Bùi Tín
Mấy tuần lễ nay, trên máy vi tính xuất hiện một mạng mới mang tên Chân dung quyền lực (CDQL), không có tên người chủ trương. Đã có một số bài báo trên mạng của các blogger tự do nhận định, phỏng đoán về blog mới mẻ này.
Các nhận đinh hầu như nhất trí cho rằng các nội dung trong CDQL đưa ra nói chung là chính xác ðến từ chi tiết, do đó kẻ chủ trương phải là ở trong luồng, trong cơ quan quyền lực cấp cao của đảng CS, của Nhà nước. Trên CDQL còn in những văn bản chính trị, kinh tế, tài chính tuyệt mật, được chụp lại, có khi còn nóng hổi.
So với mạng Quan Làm Báo (QLB) xuất hiện 2 nãm trước, CDQL mới xuất hiện hơn 1 tháng nay ðã đạt hơn 1 triệu lượt người vào ðọc, đủ thấy mức độ hấp dẫn của mạng này ðối với công luận.
Đáng chú ý là CDQL xuất hiện ðúng vào dịp hội nghị lần thứ 10 của Ban chấp hành trung ương ðảng CS khóa XI sắp họp để chuẩn bị cho Đại hội XII sẽ diễn ra vào ðầu năm 2016.
Đại hội đảng thường có 2 nội dung cơ bản. Một là bàn về Cương lĩnh, ðường lối chính trị, kinh tế, quân sự, đối ngoại, điều lệ đảng, kế hoạch kinh tế-xã hội 5 năm, 10 năm … ;
hai là về nhân sự, bầu ra bộ máy lãnh đạo của đảng trong khóa mới : ban chấp hành TW, bộ Chính trị, ban Bí thư, ban Kiểm tra TW. Tuy Đại hội không bầu hay cử ra chức chủ tịch nước, thủ tướng và chủ tịch quốc hội, nhưng qua Ðại hôị và qua phân công trong bộ chính trị mới, các chức vụ trên cũng được xác định rõ ràng.
Phần thứ nhất là hết sức quan trọng vì liên quan đến ðường lối, chính sách mọi mặt, đến sinh mạnh của đảng, vận mệnh của đất nước, cuộc sống của từng người dân ; phần thứ hai là về nhân sự, lựa chọn nhân tài cầm quyền ở cấp cao nhất cũng là một nhân tố quyết định.
Thế nhưng trên thực tế phần thứ nhất chỉ được làm một cách sơ sài, hình thức vì bị gò bó chặt bởi thái độ giáo điều cổ lỗ, ca tụng chủ nghĩa Mác – Lênin, tung hô chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa xã hội, các đại biểu đều sơ cứng về tư duy, thiếu vắng sáng tạo.
Đã vậy kể từ thời kỳ gọi là ‘ðổi mới’ năm 1986, tuy có nới lỏng một vài chính sách kinh tế, đảng đã buông lỏng cho chủ nghĩa thực dụng bệnh hoạn lan tràn sâu rộng, nạn ham quyền và tham nhũng hoành hành khắp nơi, cấp trên ‘làm gương xấu’ cho cấp dưới, nên phần bàn về nhân sự ngày càng trở nên quan trọng, chiếm hầu hết ưu tư và thời gian của các đại biểu. Lẽ ra phần này là dành cho việc sàng lọc, phát hiện, tìm kiếm nhân tài cho ðất nước dựa vào ý kiến của cán bộ các cấp và nhân dân, thì nó trở thành cuộc đấu quyết liệt giữa các phe nhóm lợi ích riêng tư, cứ như các kỳ mục hủ lậu thuở xưa dành phần xôi thịt ở đình làng. Nó thành các cuộc sống mái giữa những nhóm đồng chí thù ðịch, có khi thành những cuộc tử chiến đẫm máu.
Tiền đại hội XII đang diễn ra ðúng như vậy. Hiện chỉ còn đúng một nãm nhưng cả hai phần công việc đều ngổn ngang bất định. Về Cương lĩnh, ðường lối, việc kiên ðịnh chủ nghĩa Mác – Lênin, kiên ðịnh chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa xã hội, chế độ độc đảng đã bị 61 đảng viên lão thành, trí thức tiêu biểu bác bỏ triệt để và dứt khoát, đòi thay hẳn bằng một cương lĩnh khác, là thách thức lớn nhất. Việc công bố các văn kiện dự thảo để các đại hội các cấp ‘thảo luận dân chủ’ không chút thoải mái, nhẹ nhàng khi thông tin không còn là công cụ riêng duy nhất của đảng CS và nhà nước toàn trị. Các mạng thông tin tự do lề trái đang chiếm dần thế thượng phong, người dân thường cũng như ðảng viên cán bộ CS hàng ngày ở trong nước đã tìm đọc các mạng thông tin lề trái trước và nhiều hơn so với các báo chí lề phải, mặc dầu họ có số lượng áp đảo.
Về nhân sự lại càng rối rắm, ngổn ngang, nên phải 2 lần trì hoãn cuộc họp TW 10. Trước định vào tháng 10/2014, hoãn lại vào tháng 12 không thành, nay phải chuyển sang năm 2015. Hiện chưa rõ đến Đại hội XII ai sẽ là tổng bí thư, ai là chủ tịch nước, ai là thủ tướng, ai là chủ tịch quốc hội. Đã có nghị quyết từ Đại hội VII (1991) là ai ðã đến tuổi 65 khi họp đại hội thì không ứng cử, đề cử vào ban chấp hành TW nữa, phải theo ðúng không du di, kèo nài.
Hiện ông Nguyễn Phú Trọng đã 71 tuổi, sang năm 72 tuổi, sẽ về nghỉ. Ông Nguyễn Sinh Hùng nãm nay 69, sang nãm 70 cũng về hưu. Ông Tô Huy Rứa và ông Ngô Văn Dụ năm nay 68, sang năm 69 tuổi cũng phải nghỉ. Ông Trương Tấn Sang, ông Nguyễn Tấn Dũng, ông Lê Hồng Anh, ông Phạm Quang Nghị, ông Phùng Quang Thanh cả 5 ông đều 66 tuổi, sang năm 67 tuổi, cũng thành bô lão cả, đều vượt ngưỡng cửa 65. Cũng phải tính thêm ông Lê Thanh Hải năm nay 65, sang năm 66 tuổi. Như vậy trong 16 ủy viên bộ chính trị, 10 đã bị lọai, chỉ còn 6 người còn đủ tiêu chuẩn tuổi, ðó là các ông, bà : Ðinh Thế Huynh (62 tuổi), Nguyễn Thiện Nhân (62), Nguyễn Xuân Phúc (61), Tòng Thị Phóng (61), Nguyễn thị Kim Ngân (61) và Trần Đại Quang (59 tuổi).
Đã thành nếp là vị trí tứ trụ triều đình, 4 chức vụ then chốt là tổng bí thư, chủ tịch nước, thủ tướng và chủ tịch quốc hội thường phải trải qua một khoá là ủy viên bộ chính trị.
Lại nói về mạng CDQL, trong nhiệm vụ tự nhận là góp phần đánh giá các nhân vật then chốt của đảng và nhà nước trong thời điểm hệ trọng này, CDQL đã có thái độ ra sao ?
CDQL cố làm ra vẻ công bằng và khách quan trước công luận nhưng thật ra rõ ràng là có chủ đích đả kích người này, rộng lượng với người khác. Nhân vật trung tâm bị CDQL vạch mặt kể tội và lên án là ông Nguyễn Xuân Phúc, ủy viên bộ chính trị, phó thủ tướng, người có khả năng được hôị nghị TW 10 cử làm thủ tướng thay ông Nguyễn Tấn Dũng. Ngoài những tộị tham nhũng, có tài sản phi pháp vượt nhiều lần ông tổng thanh tra chính phủ Trần Văn Truyền, mua 2 biệt thự ở tiểu bang Cali – Hoa kỳ, CDQL còn cho rằng ông Phúc đã ám hại ông Nguyễn Bá Thanh trưởng ban Nội chính trung ương bằng cách nhờ Trung Quốc tiếp tay gây cho ông Thanh bị nhiễm xạ tủy sống. CDQL viện ra chuyến đi của ông Phúc sang Vientiane gặp đại sứ Trung cộng và ngay sau ðó là chuyến sang Bắc Kinh của ông Thanh cuối nãm 2013 và từ khi trở về nước thì sức khỏe suy sụp nhanh, nay phải sang Mỹ điều trị. Thế nhưng chuyện tày trời như thế mà không (hoặc chưa ?) đưa ra bằng chứng có sức thuyết phục. Điều này khiến mọi người thận trọng.
CDQL tỏ ra rộng lượng nhẹ nhàng với thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, nhưng lại lên án khá nặng ông Nguyễn Phú Trọng cho rằng ông đã phản bội những lời hứa chống tham nhũng, đổi mới thể chế, quan liêu, giáo ðiều và lú lẫn.
CDQL lên án rất mạnh mẽ ông Trương Tấn Sang, kể ra nhiều tội từ khi còn ở SàiGòn cho đến khi ra Hà Nội, sống bê tha, hưởng lạc. Nhưng chính ở chỗ này mà CDQL lộ mặt không vô tư, khách quan của mình, cho rằng hầu hết các nhân vật bất đồng chính kiến, các chiến sỹ đâu tranh cho nhân quyền và dân chủ là ‘tay sai dấu mặt‘ của ông chủ tịch nước Trương Tấn Sang để hòng theo ðóm ăn tàn. CDQL kể lể ra các tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, các ông Nguyễn Quang A, Tương Lai, Nguyên Ngọc, Chu Hảo … ở phía Bắc, và những ông Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Công Ðịnh, Nguyễn Tiến Trung, Điếu Cày - Nguyễn Văn Hải … ở miền Nam đều là cò mồi, tay chân của ông Sang tuốt luốt.
Ðây chính là ðiểm rất đáng ngờ của mạng CDQL. CDQL rõ ràng có thái độ mạt sát phong trào dân chủ, chống phá xã hội dân sự ðang có cơ phát triển. Do ðó mà rất cần thận trọng đối với những nhận định chủ quan của CDQL. CDQL dứt khoát không thuộc mạng tự do thuộc lề trái trong số các tổ chức xã hội dân sự đang phát triển. Nhiều khả nãng CDQL là công cụ của một nhóm quan chức có lợi ích riêng.
Đã có bài báo tỏ lời khen CDQL đưa tin chính xác, làm cho nhiều báo lề phải buộc phải tin theo, khi CDQL đưa tin về việc sẽ có máy bay cứu thương thuê ở Hoa Kỳ đưa ông Thanh về nước vào ngày 2/1, rồi 6/1, rồi 9/1, trì hoãn do thời tiết xấu. Nhưng rất cần thận trọng với những nhận định chính trị của CDQL. Chính ở điểm này mà bạn đọc cần cảnh giác, thận trọng, qua xét đoán độc lập của chính mình, không thể nhẹ dạ.
Trong cuộc họp TW 10 đang diễn ra, màn bỏ phiếu tín nhiệm 16 ủy viên bộ chính trị và 4 ủy viên ban bí thư là bà Hà Thị Khiết, các ông Ngô Xuân Lịch, Trương Hòa Bình và Trần Quốc Vượng (do trong ban bí thư 11 người đã có 7 ủy viên bộ chính trị ), sẽ có ý nghĩa quan trọng để đánh giá cân nhắc. Tuy đây vẫn là bỏ phiếu theo 3 nấc, tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệm thấp, không có nấc không tín nhiệm, không mang tính dân chủ, vẫn là gò ép, ai cũng được tín nhiệm 100% cả, ở 3 nấc khác nhau. Không có nhận xét nào của người dân. Sẽ có sát phạt nhau quyết liệt ở những nấc so sánh này. Để xem CDQL sẽ phản ánh và bình luận sự kiện này ra sao.
Còn cần xem xét liệu cuộc họp 10 có châm chước về tuổi, do hoàn cảnh đặc biệt hay không ? Để ông Nguyễn Tấn Dũng có thể làm tổng bí thư, rồi có thể kiêm cả chủ tịch nước như ở bên Tàu hay không ? để ông Phạm Quang Nghị quá tuổi vẫn có thể làm tổng bí thư hay không ? hay sẽ có thể là Ðinh Thế Huynh ? Để xem ai có thể là thủ tướng mới, ông Nguyễn Xuân Phúc, ông Nguyễn Thiện Nhân, ông Vũ Đức Đam hay ai khác ?
Ðây là dịp để các nhóm lợi ích ráo riết vận động, cho tay chân thân tín mua chuộc từng người trong 175 ủy viên trung ương chính thức tham dự cuộc bỏ phiếu tín nhiệm, khi mọi thứ đều có thể mua bằng tiền và những lời hứa về bổng lộc chức tước, khi đảng CS ở trong thời điểm suy thoái và tha hoá không sao ngăn được.
Công luận công bằng chính trực cần tỉnh táo và thận trọng tìm hiểu thêm ðể biết rõ đằng sau mạng CDQL là nhóm cụ thể nào trong thế lực cầm quyền toàn trị.
Bùi Tín