Phạm Trần
Tháng hai năm 2015 ở Việt Nam có 3
sự kiện khó quên nhưng day dứt thắc mắc: Trưởng Ban Nội Chính Trung ương Nguyễn
Bá Thanh qua đời được nhân dân mến thương hơn nhiều Lãnh đạo đảng, tại sao ?
Cũng thắc mắc là chuyện Đảng và Nhà
nước đã 36 lần cố tình lờ đi không hương khói cho trên 40,000 quân và dân 6
tỉnh biên giới Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh đã
bỏ mình trong cuộc chiến chống quân xâm
lược Trung Quốc từ ngày 17/02/1979 đến cuối năm 1987.Sau cùng là chuyện chả ai hiểu nổi tại sao Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng, vào ngày 11/02 (2015) đã phải gọi điện chúc Tết Ất Mùi Tổng Bí thư, Chủ tịch Nhà nước Trung Quốc Tập Cận Bình, để sau đó đến ngày 13/02 (2015) Chủ tịch Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngọai giao Phạm Bình Minh cũng phải điện đàm chúc Tết người đồng nhiệm của phía Trung Quốc là Quốc vụ viện Dương Khiết Trì. Họ Dương là người đã có những lời nói và cử chỉ khiếm nhã đối với các Lãnh đạo CSVN trong lần sang Hà Nội ngày 18/06/2014, sau vụ Trung Quốc đặt giàn khoan Hải dương 981 vào thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam từ ngày 2/5/2014 đến 27/07/2014.
Kết qủa sau 2 cuộc điện đàm này là việc ông Trọng chuẩn bị thăm Trung Quốc trong năm nay (2015). Chuyến đi Bắc Kinh của ông Trọng rơi vào thời điểm đảng chuẩn bị cho Đại hội khoá XII vào đầu năm 2016 đã gây ngạc nhiên không ít cho những người theo dõi tình hình Việt-Trung. Câu hỏi được bàn tán bây giờ là : Tại sao ông Trọng phải thăm Trung Quốc trước ngày Đại hội đảng và với mục đích gì, nếu không phải là chuyện cốt tử liên quan đến chức vụ Tổng Bí thư đảng khoá XII và quan hệ giữa 2 đảng và 2 nhà nước trong nhiệm kỳ 2016-2021 ?
Ông Trọng sẽ 72 tuổi vào kỳ Đại
hội đảng XII, qúa tuổi nghỉ hưu đến 7 tuổi và đã thất bại trong nhiệm vụ chống
tham nhũng và xây dựng chỉnh đốn đảng nên nếu ông được ngồi lại thêm nhiệm kỳ 2 thì đó là
theo ý muốn của Bắc Kinh vì ông Trọng là người được phiá Trung Quốc tin cậy
nhất hiện nay.
Vây hai ông Trọng và Tập đã nói với nhau những gì trong cuộc điện đàm ?
Phiá Nhà nước Viết Nam nói : “Trong cuộc điện đàm, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, 65 năm qua, quan hệ láng giềng hữu nghị truyền thống Việt-Trung là tài sản quý báu cần được kế thừa, gìn giữ và phát huy. Trải qua các giai đoạn, thời điểm khó khăn, quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt-Trung cần tiếp tục được thúc đẩy vì lợi ích của nhân dân mỗi nước, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.
Tổng bí thư cho rằng, hai bên cần tăng cường hơn nữa hiểu biết và tin cậy lẫn nhau, củng cố hữu nghị; đẩy mạnh hợp tác cùng có lợi trên các lĩnh vực; duy trì hòa bình, ổn định, đàm phán, trao đổi chân thành để giải quyết thỏa đáng các vấn đề trên biển Đông theo tinh thần các thỏa thuận đã đạt được và phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế; đưa quan hệ Việt - Trung không ngừng phát triển lành mạnh, ổn định.”
Vế phần mình, ông Tập Cận Bình cũng nói : “ Truyền thống hữu nghị, ủng hộ, tương trợ lẫn nhau là tài sản quý báu trong quan hệ giữa hai Đảng, hai nước trong 65 năm qua; Đảng, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc hết sức coi trọng phát triển quan hệ hữu nghị với Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam, mong muốn cùng với phía Việt Nam tăng cường tin cậy và hữu nghị, đi sâu hợp tác cùng có lợi trên mọi lĩnh vực, giải quyết thỏa đáng bất đồng trên cơ sở các nhận thức chung giữa lãnh đạo hai nước, thúc đẩy quan hệ hữu nghị Trung - Việt phát triển lành mạnh theo phương châm "16 chữ" và tinh thần "4 tốt".”
Nhưng trong thực tế, phiá Trung Quốc không giữ như đã nói theo phương châm “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”.
Vây hai ông Trọng và Tập đã nói với nhau những gì trong cuộc điện đàm ?
Phiá Nhà nước Viết Nam nói : “Trong cuộc điện đàm, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, 65 năm qua, quan hệ láng giềng hữu nghị truyền thống Việt-Trung là tài sản quý báu cần được kế thừa, gìn giữ và phát huy. Trải qua các giai đoạn, thời điểm khó khăn, quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt-Trung cần tiếp tục được thúc đẩy vì lợi ích của nhân dân mỗi nước, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.
Tổng bí thư cho rằng, hai bên cần tăng cường hơn nữa hiểu biết và tin cậy lẫn nhau, củng cố hữu nghị; đẩy mạnh hợp tác cùng có lợi trên các lĩnh vực; duy trì hòa bình, ổn định, đàm phán, trao đổi chân thành để giải quyết thỏa đáng các vấn đề trên biển Đông theo tinh thần các thỏa thuận đã đạt được và phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế; đưa quan hệ Việt - Trung không ngừng phát triển lành mạnh, ổn định.”
Vế phần mình, ông Tập Cận Bình cũng nói : “ Truyền thống hữu nghị, ủng hộ, tương trợ lẫn nhau là tài sản quý báu trong quan hệ giữa hai Đảng, hai nước trong 65 năm qua; Đảng, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc hết sức coi trọng phát triển quan hệ hữu nghị với Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam, mong muốn cùng với phía Việt Nam tăng cường tin cậy và hữu nghị, đi sâu hợp tác cùng có lợi trên mọi lĩnh vực, giải quyết thỏa đáng bất đồng trên cơ sở các nhận thức chung giữa lãnh đạo hai nước, thúc đẩy quan hệ hữu nghị Trung - Việt phát triển lành mạnh theo phương châm "16 chữ" và tinh thần "4 tốt".”
Nhưng trong thực tế, phiá Trung Quốc không giữ như đã nói theo phương châm “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”.
Bằng chứng điển hình như vụ giàn khoan Hải
Dương 981 và việc Trung Quốc tái tạo các đảo và đá ngầm chiếm được của Việt Nam
năm 1988 tại quần đảo Trường Sa thành các căn cứ quân sự và xây dựng đường bay,
bến cảng đã trực tiếp đe dọa an ninh đường biển và quốc phòng Việt Nam.
Vì vậy, việc ông Trọng phải sang Bắc Kinh
trước ngày Đại hội đảng XII, nếu chỉ để tái xác nhận những sáo ngữ ghi trong
cuộc điện đàm ngày 11/02 (2015) nhưng lại bỏ qua hành động của Trung Quốc ở
Biển Đông thì ông Trọng chỉ chuốc lấy thất bại cho phiá Việt Nam.
Trong cuộc điện đàm giưa hai ông Minh và Dương thì bản tin của Bộ Ngọai giao Việt Nam cho biết : “ Hai bên nhất trí tích cực thúc đẩy và phối hợp chuẩn bị tốt cho các chuyến thăm và tiếp xúc giữa lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, trong đó có chuyến thăm Trung Quốc của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Hai bên cũng nhất trí tiếp tục phát huy vai trò của Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc trong việc điều phối, thúc đẩy các mặt hợp tác giữa hai nước và tổ chức tốt phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban trong 6 tháng đầu năm 2015 tại Trung Quốc; tăng cường các hoạt động giao lưu hữu nghị giữa nhân dân hai nước; kiểm soát và giữ vững ổn định trên biển, duy trì quan hệ hai nước phát triển ổn định, lành mạnh, bền vững.”
Ngôn ngữ ngoại giao này chỉ phản ảnh làm theo yêu cầu của Trung Quốc trong khi phía Việt Nam không kiểm soát được tình hình trên biển. Ngư dân Việt Nam vẫn bị “các tầu lạ” và tầu của Trung Quốc tấn công, đánh đập và tịch thu tài sản quanh vùng biển Hòang Sa và Trường Sa. Phiá Việt Nam cũng không dám chống lại hành động bành trướng các khu vực bị chiếm ở Trường Sa, không ngăn chặn được các hành động xây dựng, khuếch trương ở quần đảo Hòang Sa nhưng vẫn phải bằng lòng với nhóm chữ “giữ vững ổn định trên biển” !
HIỆN TƯỢNG NGUYỄN BÁ THANH
Trong cuộc điện đàm giưa hai ông Minh và Dương thì bản tin của Bộ Ngọai giao Việt Nam cho biết : “ Hai bên nhất trí tích cực thúc đẩy và phối hợp chuẩn bị tốt cho các chuyến thăm và tiếp xúc giữa lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, trong đó có chuyến thăm Trung Quốc của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Hai bên cũng nhất trí tiếp tục phát huy vai trò của Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc trong việc điều phối, thúc đẩy các mặt hợp tác giữa hai nước và tổ chức tốt phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban trong 6 tháng đầu năm 2015 tại Trung Quốc; tăng cường các hoạt động giao lưu hữu nghị giữa nhân dân hai nước; kiểm soát và giữ vững ổn định trên biển, duy trì quan hệ hai nước phát triển ổn định, lành mạnh, bền vững.”
Ngôn ngữ ngoại giao này chỉ phản ảnh làm theo yêu cầu của Trung Quốc trong khi phía Việt Nam không kiểm soát được tình hình trên biển. Ngư dân Việt Nam vẫn bị “các tầu lạ” và tầu của Trung Quốc tấn công, đánh đập và tịch thu tài sản quanh vùng biển Hòang Sa và Trường Sa. Phiá Việt Nam cũng không dám chống lại hành động bành trướng các khu vực bị chiếm ở Trường Sa, không ngăn chặn được các hành động xây dựng, khuếch trương ở quần đảo Hòang Sa nhưng vẫn phải bằng lòng với nhóm chữ “giữ vững ổn định trên biển” !
HIỆN TƯỢNG NGUYỄN BÁ THANH
Về ông Nguyễn Bá Thanh, qua đời ở tuổi 62, sau 2 năm 47 ngày giữ chức
Trưởng ban Nội Chính Trung ương theo quyết định của Bộ Chính trị ngày 28
tháng 12 năm 2012 thì hiện
tượng người dân thương tiếc ông có liên quan gì đến
chuyện ông là một đảng viên Cộng sản ?
Ngược lại là khác. Ông
Bá Thanh mà người dân Đà Nẵng thường quen gọi, đã làm được nhiều việc cho Thành
phố và người dân hơn “hành dân” như nhiều lãnh đạo nào khác trên tòan cõi Việt Nam từ
sau năm 1975.
Ông từng nắm các chức vụ Chủ tịch Ủy ban Nhân dân
Thành phố Đà Nẵng từ năm 1996 rồi Bí thư Thành ủy năm 2003 và Đại biểu Quốc hội
3 Khoá IX, XI và XII trước khi được điều động
ra Hà Nội giữ chức Trương ban Nội Chính Trung ương có nhiệm vụ chính là giúp Bộ
Chính trị dẹp tham nhũng và xử 10 vụ án quan trọng đã tồn đọng trong nhiều năm.
Rất tiếc trong số 10 vụ án tham nhũng lớn và
nghiêm trọng nhất đã kéo dài trên 10 năm
không ai dám ra tay thì ông Bá Thanh mới
giải quyết được 3 là : Vụ Huỳnh Thị Huyền Như (nguyên cán bộ
Vietinbank chi nhánh TP HCM) lừa đảo chiếm đoạt của 9 công ty, 3 ngân hàng và 3
cá nhân khoảng 4.000 tỷ đồng bị án chung thân; Vụ tham nhũng tại Công ty Vinalines
với nguyên cục
trưởng Cục Hàng hải Dương Chí Dũng bị án tử hình; Và vụ lừa đảo,thao túng
thị trường địa ốc và ngân hàng của Nguyễn Đức Kiên tự Bầu
Kiên bị mức án tù 30 năm, phạt 75 tỷ đồng.
Các Bác sỷ điều trị cho biết ông Bá Thanh bị
mắc bệnh rối loạn sinh tủy phải điều trị từ tháng 5/2014 từ Việt Nam qua
Singapore rồi sang Mỹ với dự định ghép tủy. Tuy nhiên, vì sức khỏe bình phục
kém nên chưa đủ điều kiện ghép tủy.
Sau đó ông được đưa về Đà Nẵng để tiếp tục điều trị từ ngày 9/1/2015 , nhưng chỉ sau một thời gian ngắn căn bệnh hiểm nghèo đã sinh ra nhiều biến chứng khiến ông kiệt quệ rồi qua đời ngày 13/02/2015.
Sau đó ông được đưa về Đà Nẵng để tiếp tục điều trị từ ngày 9/1/2015 , nhưng chỉ sau một thời gian ngắn căn bệnh hiểm nghèo đã sinh ra nhiều biến chứng khiến ông kiệt quệ rồi qua đời ngày 13/02/2015.
Ngay trước vài ngày ông Thanh được máy bay đặc
biệt đưa về Đà Nẵng, một số buổi lễ cầu an cho ông đã được người dân tổ chức
tại Chùa và hàng trăm người dân Đà Nẵng đã đội mưa ra phi trường đón ông trong
hai lần với hy vọng được nhìn mặt ông và cầu chúc ông mau bình phục.
Đến khi nghe tin ông Bá Thanh được đưa vào
bệnh viện chuyên khoa Đà Nẵng thì hàng trăm người khác đã tự động kéo đến đứng
đông nghẹt hai bên đường dẫn đến Bệnh viện để đón chào ông.
Rồi khi hay tin ông đã bỏ họ mà đi, hàng ngàn người
dân Đà Nẵng và vùng phụ cận cũng đã kéo đến
nhà riêng nối đuôi nhau xin được vào thăm viếng.
Đến ngày tiễn đưa 30 Tết (18/02/2015), nhiều ngàn người đã
đứng hai bên đường trên suốt chiếu dài 10 cây số vẫy tay từ biệt.
Với tất cả mọi người miền Trung, không riêng gì dân Đà Nẵng đã hãnh diện với con người xứ Quảng vì ông Bá Thanh đã biến Đà Nẵng từ một thành phồ nghèo, chậm phát triển thành một nơi “đáng sống nhất của Việt Nam” với những tòa nhà cao ngất, những cây cầu khang trang bắc qua sông Hàn chưa bao giờ có, những con đường rộng mở sạch sẽ và những bãi biển an tòan.
Với tất cả mọi người miền Trung, không riêng gì dân Đà Nẵng đã hãnh diện với con người xứ Quảng vì ông Bá Thanh đã biến Đà Nẵng từ một thành phồ nghèo, chậm phát triển thành một nơi “đáng sống nhất của Việt Nam” với những tòa nhà cao ngất, những cây cầu khang trang bắc qua sông Hàn chưa bao giờ có, những con đường rộng mở sạch sẽ và những bãi biển an tòan.
Báo
chí bên Việt Nam cũng chỉ nói đến bấy nhiêu đó khi viết về ông Nguyễn Bá Thanh,
nhưng nhiều người dân đã lo lắng sau ông Thanh không biết có ai dám chống tham
nhũng nữa
không ?
Có người dân viết tự do trên Internet rằng “rất nhiều lãnh đạo chức vụ cao hơn ông Thanh chỉ biết nói chống tham nhũng bằng nước bọt nên tham nhũng mới tồn tại”.
Có người dân viết tự do trên Internet rằng “rất nhiều lãnh đạo chức vụ cao hơn ông Thanh chỉ biết nói chống tham nhũng bằng nước bọt nên tham nhũng mới tồn tại”.
Ông Vũ Mão – nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc
hội, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội nói về hiện tượng
có nhiều người dân đến viếng ông Bá Thanh: “Đấy là hình ảnh đẹp, nói lên sự yêu mến của nhân dân với anh
Thanh, và cũng sẽ làm thức tỉnh không ít người có trách nhiệm trong bộ máy
công quyền. Mọi việc làm của lãnh đạo người dân biết cả đấy, làm tốt
hay không tốt, làm thật tâm hay giả vờ, chỉ nói chứ không làm thì sớm
hay muộn cũng lòi ra hết. Vậy là danh dự sụp đổ và bị nhân dân coi
thường, dẫu biết thế nhưng nhiều lãnh đạo vẫn không giữ nổi mình.”
(Phỏng vấn của báo Giáo dục Việt Nam ngày 15/02/2015)
Cũng rất dễ hiểu vì “một số không nhỏ” cán bộ,
đảng viên đã nói mà không làm từ trong bản chất chứ không phải đến khi có chức
trọng quyền cao thì họ mới lãng quên. Vì vậy Nghị quyết trung ương 4/XI đã chỉ
rõ tình trạng suy thoái đạo đức và tham nhũng đang đe dọa sự tồn vong của chế
độ.
Ông Tổng Bí thư Nguyễn
Phú Trọng cũng đã thất bại với Nghị quyết 4 “về một số vấn đề cấp
bách về xây dựng Đảng hiện nay” sau 2 năm thực hiện.
Có lẽ ông Nguyễn Bá Thanh là một trường hợp
ngọai lệ nên mới được nhiều người dân yêu mến đến thế.
Nhưng người dân
Đà Nẵng trả ơn ông Bá Thanh như thế đã nói lên điều gì nếu không phải vì ông là
người đã
làm được nhiều việc giúp dân nghèo
khi còn sống ?
Khi đến viếng và ký vào sổ Tang, có thể Tổng
Bí thư Nguyễn Phú Trọng và nhiều Lãnh đạo khác
đã nhanh hẩu đỏang nghĩ rằng “nhờ ơn Đảng mà ông Bá Thanh mới được người
dân mến thương như thế”, nhưng đâu biết rằng người dân đã đến chỉ để nhớ
ơn ông Thanh đã giúp họ có đời sống tốt
đẹp hơn và không có mục đích nào khác.
Nhưng ở Việt Nam có còn bao nhiêu Nguyễn Bá Thanh khác hay đâu đâu
cũng chỉ thấy nhiều cán bộ, đảng viên chỉ biết “ăn và phá”, như ông Bá Thanh
từng phát biểu ?
TẠI SAO LẠI LÃNG QUÊN ?
Sau cùng là chuyện buồn tháng Hai khi nhắc đến cuộc chiến tranh biên giới Việt Trung từ ngày 17/02/1979 đến cuối năm 1987, trước khi có cuộc họp bí mật ở Thành Đô, Tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc năm 1990 giữa phái đòan đảng CSVN do Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh cầm đầu với Phái đòan Trung Quốc do Giang Trạch Dân lãnh đạo.
Nhiều dư luận rất xấu có hại cho Việt Nam đã
được loan truyền vì phái đòan Nguyễn Văn Linh, Thủ tướng Đỗ Mười và Cố vấn Phạm
Văn Đồng đã có những cam kết bí mật, trong đó có cả việc Việt Nam không được
nhắc đến cuộc chiến biên giới Việt-Trung và vụ quân Trung Quốc xâm lược và
chiếm quần đào Hoàng Sa từ tay quân lực Việt Nam Cộng hoà năm 1974.
Vì vậy mà trong suốt 36 năm qua, đảng CSVN từ
thời các Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đến
Đỗ Mười rồi qua Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh và Nguyễn Phú Trọng đã không dám
cho dân và quân đội được tổ chức truy
điệu những người đã hy sinh trong cuộc chiến tuy ngắn những đẫm máu và nhục nhã
này.
Tuy nhiên trong vài năm gần đây, Ban Tuyên
giáo Việt Nam đã làm ngơ để cho báo chí chính thống tự ý viết các bài về cuộc
chiến cùng những phát biểu ghi ơn những
người đã hy sinh, không riêng tại chiến trường biên giới Việt-Trung mà cả 74
chiến sỹ VNCH hy sinh tại Hòang Sa và 64 người lính của Quân đội Nhân dân đã hy
sinh trong trận chiến chống quân Trung Quốc xâm lược ở Trường Sa.
Với tựa đế “Phía Bắc 1979: 30 ngày
không thể nào quên”, báo điện tử Infonet.vn của Bộ Thông tin và Truyền Thông đã
viết một loạt bài, mở đầu bằng lới giới thiệu :”Cuối
năm 1978, để chuẩn bị cho cuộc chiến tranh xâm lược mà phía Trung Quốc gọi là
“phản kích tự vệ chống Việt Nam”, giới cầm quyền Bắc Kinh đã tập trung một bộ
phận lớn quân đội ở khu vực biên giới.”
Sau đó, báo này viết Lời Tòa soạn:” Đã 36 năm trôi qua nhưng ký ức của hàng triệu người dân Việt Nam về một trang sử hào hùng của Tổ quốc, ký ức về sự hy sinh của hàng ngàn đồng bào, chiến sỹ đã ngã xuống để bảo vệ từng tấc đất biên cương khởi đầu từ ngày 17/2/1979 ... vẫn chưa hề phai mờ. Nhắc lại cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979 với 30 ngày khốc liệt để hậu thế chúng ta thêm hiểu hơn về lịch sử của đất nước, để tôn vinh những người con ưu tú đã ngã xuống giống như chúng ta vẫn thường tôn vinh những anh hùng, liệt sỹ trong suốt thời kỳ chiến tranh giải phóng dân tộc.
Sau đó, báo này viết Lời Tòa soạn:” Đã 36 năm trôi qua nhưng ký ức của hàng triệu người dân Việt Nam về một trang sử hào hùng của Tổ quốc, ký ức về sự hy sinh của hàng ngàn đồng bào, chiến sỹ đã ngã xuống để bảo vệ từng tấc đất biên cương khởi đầu từ ngày 17/2/1979 ... vẫn chưa hề phai mờ. Nhắc lại cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979 với 30 ngày khốc liệt để hậu thế chúng ta thêm hiểu hơn về lịch sử của đất nước, để tôn vinh những người con ưu tú đã ngã xuống giống như chúng ta vẫn thường tôn vinh những anh hùng, liệt sỹ trong suốt thời kỳ chiến tranh giải phóng dân tộc.
Với mong muốn giúp cho độc giả có một cái nhìn khái quát nhất
nhưng toàn cảnh nhất về cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc 1979,
Infonet xin giới thiệu loạt bài viết được chắt lọc, tham khảo và tổng hợp từ
các tài liệu, sách báo đã từng được xuất bản như:
Lịch
sử lực lượng vũ trang nhân dân Quân khu 1 và 2;
Lịch
sử các quân đoàn 1, 2, Binh đoàn Pắc Bó;
Lịch
sử các sư đoàn 3, 316, 337, 338, 346, 395;
Lịch
sử lực lượng vũ trang nhân dân tỉnh Lạng Sơn, thị xã Cao Bằng; Lịch sử Bộ
đội Biên phòng
Lịch
sử Dẫn đường Không quân
Lịch
sử Pháo binh QĐNDVN
Báo
Quân đội Nhân dân tháng 2 và 3-1979
China’s
Aggression: How and Why It Failed – Nguyen Huu Thuy
Chinese
Military Strategy In The Third Indochina War - Edward C. O’Dowd
China’s
War With Vietnam 1979 – King C. Chen.”
Trong bài
về “Những bài học tháng hai” của Tác gỉa Đào Tuấn, báo
Lao Động của Tổng liên đòan Lao động Việt Nam viết lời giới thiệu ngày
17/02/2015 : “Đến hẹn lại lên, mỗi
năm cứ đến tháng 2 tây lịch, đất và người vùng biên giới phía Bắc lại dâng lên
nhiều cảm xúc đan xen khó tả khi nhớ lại cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía
Bắc của tổ quốc nổ ra vào rạng sáng ngày 17.2.1979.
Phóng viên báo Lao Động đã có mặt ở
những vùng đất nóng bỏng, trực tiếp gặp gỡ những nhân chứng sống trong những
thời khắc ác liệt nhất của cuộc chiến năm nào. Đau thương, uất nghẹn, pha lẫn
tự hào, tự tin trước những biến cố của chiến tranh, của thời cuộc. Nhưng dù là
đau thương đến mấy, 36 năm đã qua đi, vết thương theo năm tháng cũng dần lành
lặn và hồi sinh hướng về một tương lai mới. Chỉ còn duy nhất những bài học, bài
học phải trả bằng xương máu là vẫn còn nguyên giá trị.”
Và ngay trong bài đầu tiên, tờ Lao Động đã đăng hình tấm bia tưởng nhớ về một
vụ quân Trung Quốc đã dã man tàn sát dân lành người Tày : “Vụ thảm sát tại Tổng Chúp, Xã Hưng Đạo, Huyện Hòa
An Quân Trung Quốc Xâm lược dùng cọc tre, búa bổ củi đập chết 43 phụ nữ và trẻ
em quăng xuống giếng nước”
Trong
khi đó trên báo Dân Trí của Hội Khuyến học Việt Nam đã đăng bài viết của Phạm
Ngọc Triển hô bào nhớ ơn những người dân Việt đã bỏ mình trong cuộc chiến năm
1979.
Bài báo đó đọan viết : “ Ngày 17/2 hàng năm được coi là ngày giỗ trận của hàng ngàn liệt sĩ hy
sinh trong cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc Tổ quốc - ngày 17/2/1979.
Ở vùng biên giới tỉnh Lào Cai, các nghĩa trang liệt sĩ trong ngày 17/2 rất đông bà con các dân tộc địa phương và người thân của liệt sĩ tới tảo mộ và thắp hương tưởng nhớ các liệt sĩ đã dũng cảm ngã xuống vì lãnh thổ thiêng liêng của đất nước.
Ngày giỗ trận 17/2/2015 đúng vào ngày 29 Tết Ất Mùi, xin cùng tưởng nhớ một vài tấm gương liệt sĩ trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới đầu năm 1979 đã được ghi vào sử sách truyền thống Lào Cai.”
SÁCH SỬ VIẾT GÌ ?
Nhưng khi nói đến sử sách thì thật tủi nhục cho những Nhà viết sử của đảng và nhà nước CSVN. Không những chỉ thiếu sót mà họ còn bôi bác, cẩu thả không xứng danh viết sử.
Ở vùng biên giới tỉnh Lào Cai, các nghĩa trang liệt sĩ trong ngày 17/2 rất đông bà con các dân tộc địa phương và người thân của liệt sĩ tới tảo mộ và thắp hương tưởng nhớ các liệt sĩ đã dũng cảm ngã xuống vì lãnh thổ thiêng liêng của đất nước.
Ngày giỗ trận 17/2/2015 đúng vào ngày 29 Tết Ất Mùi, xin cùng tưởng nhớ một vài tấm gương liệt sĩ trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới đầu năm 1979 đã được ghi vào sử sách truyền thống Lào Cai.”
SÁCH SỬ VIẾT GÌ ?
Nhưng khi nói đến sử sách thì thật tủi nhục cho những Nhà viết sử của đảng và nhà nước CSVN. Không những chỉ thiếu sót mà họ còn bôi bác, cẩu thả không xứng danh viết sử.
Cuộc chiến đẫm màu và vô cùng hào hùng của những
con dân nước Việt đã hy sinh trong các cuộc chiến chống quân Tầu xâm lược không
hề được nói đến cặn kẽ để làm bài học cho mai sau.
Trong cuốn “Việt Nam Những sự kiện Lịch sử
1945-1975” của Viện Sử Học (Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia) do
Nhà xuất Bản Giáo dục phát hành thì họ viết về trận chiến Hòang Sa như thế này:
“Ngày 19
tháng Một (1974): Trung Quốc cho hải quân tiến đánh quân ngụy Sài Gòn và chiếm
đảo Hòang Sa.”
“Ngày 20
tháng Một (1974) : Trung Quốc cho máy bay ném bom xuống ba đảo Hữu Nhật, Quang
Anh và Hòang Sa, sau đó quân Trung Quốc đánh chiếm phần phía tây của quần đào
Hòang Sa. Đồng thời, Bộ Ngọai giao Trung Quốc ra tuyên bố về tình hình quần đảo
Hòang Sa để biện hộ hành động của họ.
Đại diện
chính quyền Sài Gòn tại Liên hợp quốc gửi Công hàm thông báo hành động xâm phạm
chủ quyền Việt Nam của Trung Quốc tại Hòang Sa cho Hội dồng Bảo an và Tổng thư
ký Liên hợp quốc. Chính quyền Sài Gòn thông báo tình hình Trường Sa cho các bên
ký Định ước Paris và các nước khác trên thế giới.”
Sự im lặng không phản ứng vào thời gian này của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở miền Bắc trước hành động xâm lược Hòang Sa của Trung Quốc được coi như một thái độ chính trị đang gây bất lợi cho Việt Nam trong cuộc tranh chấp chủ quyền Hòang Sa với Trung Quốc, tiếp theo sau Công hàm năm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng nhìn nhận chủ quyền của Trung Quốc trên 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, khi ấy thuộc quyền sở hữu của Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam Việt Nam !
Sự im lặng không phản ứng vào thời gian này của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở miền Bắc trước hành động xâm lược Hòang Sa của Trung Quốc được coi như một thái độ chính trị đang gây bất lợi cho Việt Nam trong cuộc tranh chấp chủ quyền Hòang Sa với Trung Quốc, tiếp theo sau Công hàm năm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng nhìn nhận chủ quyền của Trung Quốc trên 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, khi ấy thuộc quyền sở hữu của Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam Việt Nam !
Về cuộc chiến đẫm máu biên giới từ 1979 đến hết
năm 1987, họ càng viết mờ nhạt hơn : “ Từ
ngày 17 tháng Hai đến 18 tháng Ba (1979): Quân đội và nhân dân Việt Nam gìanh
thắng lợi trong cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc ở biên giới phía bắc.
Ngày
17-2-1979, Trung Quốc huy động lực lượng với 32 sư đòan, mở cuộc tiến công dọc
biên giới phía Bắc từ Quang Ninh đến Lai Châu.
Để bảo vệ
tòan vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, quân và dân ta, trực tiếp là quân dân sáu tỉnh
biên giới phía Bắc, đã trực tiếp chiến đấu. Đến ngày 18-3-1979, quân Trung Quốc
rút khỏi lãnh thổ nước ta.”
Tuyệt nhiên, những viên chức đảng viết sử “ngồi mát ăn bát vàng” đã quên hết những máu đổ, thịt rơi của trên 40,000 quân và dân 6 tỉnh biên giới đã hy sinh trong cuộc chiến này.
Tuyệt nhiên, những viên chức đảng viết sử “ngồi mát ăn bát vàng” đã quên hết những máu đổ, thịt rơi của trên 40,000 quân và dân 6 tỉnh biên giới đã hy sinh trong cuộc chiến này.
Đó là bài học mà thiết tưởng ông Nguyễn Phú Trọng
phải nhớ khi giáp mặt với ông Tập Cận Bình trong cuộc họp sắp tới chứ không phải
tương lai chính trị của ông. -/-
Phạm Trần
(02/015)