LS Trần Hồng Phong
Những ngày cuối cùng của một năm âm lịch sắp trôi qua, qua vài sự kiện, tự nhiên có chút suy nghĩ về TỰ DO.
Tự do tuy có thể hiểu theo nghĩa đen là không bị kìm kẹp, giam giữ. Nhưng xét theo nghĩa bóng thì cũng mênh mông lắm, mơ hồ lắm.
Tự do tuy có thể hiểu theo nghĩa đen là không bị kìm kẹp, giam giữ. Nhưng xét theo nghĩa bóng thì cũng mênh mông lắm, mơ hồ lắm.
Mới ngày hôm qua 22 tháng chạp năm Giáp Ngọ (âm lịch), báo chí đưa tin nhà văn Nguyễn Quang Lập, một người mà mình quý trọng, vừa được tại ngoại để điều tra. Tức là Bọ Lập phần nào đó được đã tự do về thân thể – dù chỉ là tạm thời. Vì chưa biết rồi đây, khi vụ án đưa ra xét xử, sẽ thế nào.
Trước đó một ngày, trong một vụ án hình sự ở Tòa án tỉnh Gia Lai (TP. Pleiku) mà mình tham gia, tôi chứng kiến cảnh một bị cáo đang bị tạm giam đã được trả tự do cho tại ngoại ngay tại tòa. Vì gia đình vừa chạy đủ số tiền 135 triệu đồng “khắc phục hậu quả”. Cả gia đình người bị cáo xúm xít bên nhau, nét vui mừng hạnh phúc hiện rõ trong ánh mắt mỗi người.
Trước đó một ngày, trong một vụ án hình sự ở Tòa án tỉnh Gia Lai (TP. Pleiku) mà mình tham gia, tôi chứng kiến cảnh một bị cáo đang bị tạm giam đã được trả tự do cho tại ngoại ngay tại tòa. Vì gia đình vừa chạy đủ số tiền 135 triệu đồng “khắc phục hậu quả”. Cả gia đình người bị cáo xúm xít bên nhau, nét vui mừng hạnh phúc hiện rõ trong ánh mắt mỗi người.
Trong khi đó ở một góc khác, một cặp vợ chồng đang nặng nhẹ cãi nhau. Hay nói đúng hơn là người chồng – cũng là một bị cáo đang bị tạm giam khác trong vụ án, đang chửi vợ mình là sao ở ngoài không lo chạy tiền đóng, để mình được tại ngoại. Người vợ như cãi, như phân bua, nói mình ở ngoài vừa phải chạy vạy nuôi con, cảnh nhà lại nghèo rách thì lấy đâu ra một số tiền lớn như vậy (khoảng trên 200 triệu đồng) để nộp? Hơn nữa trước đây anh làm ăn lấy tiền gì đó, có khi nào đưa về cho vợ được một đồng nào đâu. Bây giờ tiền đâu mà có…
Có lẽ đối với con người, sự tự do là điều có giá trị chỉ sau mạng sống. Ít nhất đó là sự tự do về thân thể.
Còn sự tự do về tư tưởng, cũng là quan điểm, lý tưởng – thì tuy về nguyên tắc chẳng ai, chẳng nhà nước nào có quyền khống chế, cấm đoán được – nhưng ở những nước như ở Cu Ba, Triều Tiên hay thậm chí cả Việt Nam mình, hình như chưa có được sự tự do ấy – một cách đúng nghĩa của từ này? Đơn cử mặc dù pháp luật quy định công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do sáng tạo khoa học …vv – nhưng hễ ai nói năng gì mà có nội hàm chống đối chính quyền là không được nhé. Gọi là phạm tội “lợi dụng quyền tự do …
Qua nay thấy báo chí đưa tin vợ chồng chủ tịch nước Trương Tấn Sang thả cá ở kênh Tàu Hũ (TP. HCM), còn ông đại sứ Hoa Kỳ thì thả cá ở Hồ Tây (Hà Nội) … Nói một cách nôm na, là họ phóng sinh, trả tự do cho những con vật trước đó đang bị giam giữ. Và có lẽ đã từ rất lâu rồi, cả ngàn năm trước, con người đã có quan niệm rằng ai làm điều thiện, như là việc đem lại sự tự do cho người khác, hay thậm chí tự do cho con vật … đều là việc tích đức, nên làm!
Chợt nhớ hồi nhỏ mình và lũ bạn có một trò chơi sao mà ác thế! Đó là lấy tay be một bờ cát hình tròn, rồi thả những con kiến vào bên trong. Những con kiến bị nhốt trong vòng cát cố sức tìm cách leo qua gờ cát để thoát ra ngoài. Nhưng những hạt cát cứ trơn tuột, kiến không thể nào trèo qua được, bị té lăn bò càng trong tiếng cười khoái trá của lũ trẻ. Phải chăng khi mình quá to, quyền lực quá nhiều – thì mình khoái trá và muốn giam hãm, hay cho rằng có quyền quyết định sự tự do cho kẻ yếu?
Tự do quý là vậy, ai cũng muốn tự do. Cho nên tự do là NHÂN QUYỀN, gắn với con người. Được loài người văn minh ghi nhận và thể hiện trong rất nhiều văn bản pháp luật của hầu hết các quốc gia, trong Hiến chương Liên hiệp quốc.
Khát khao tự do thực sự là một bản năng của loài người nói riêng, loài vật nói chung. Thế mới thấy lịch sử phát triển của loài người vì sao lại chính là lịch sử của đấu tranh không ngừng nghỉ vì quyền TỰ DO.
Chính nhờ có tự do một cách đúng nghĩa, mà xã hội loài người mới phát triển như ngày nay. Loài người từ chỗ ăn lông ở lỗ qua hàng ngàn năm phát triển mới sáng tạo ra được máy bay, tàu ngầm, mới làm ra những áng văn thơ bất hủ, những tác phẩm hội họa siêu phàm …vv.
Và cũng chính từ có được sự tự do về mặt tư tưởng, mà ông Các Mác bên nước Đức cách nay hơn trăm năm, dù đang sống trong cái nôi tư bổn chủ nghĩa, mới nghĩ ra một cái lý thuyết gọi là chủ nghĩa Cộng Sản, hướng tới mục tiêu dẹp bỏ chế độ tư bản bóc lột (theo cách nói và hiểu của ông này – mà tôi không đồng ý), xây dựng ra một xã hội loài người giống như ở xứ sở thần tiên: Ai cũng bình đẳng với ai, không có giai cấp thống trị và bị trị (không còn giai cấp). Không còn cảnh người này có quyền bỏ tù người kia chỉ vì dám chống lại hay thậm chí chỉ trích mình. Mọi người làm việc theo khả năng, hưởng thụ theo nhu cầu…vv và vv.
Chỉ có điều ý tưởng hay ho ấy (hay gọi là “học thuyết” cho oai cũng được), chưa bao giờ được chứng minh là có thể trở thành hiện thực hay không trên trái đất này.
Đôi khi tự hỏi: có hay không sự tự do trên cõi đời này?
Nguồn : BLA