Nguyễn Đình
Cống
Trung, Hiếu,
Tiết, Nghĩa là bốn đức tính được Đạo Nho đề cao từ trên hai ngàn năm . Đến nay
khái niệm về Trung đã biến đổi nhiều. Từ
chỗ Trung với Vua, chuyển thành Trung với Nước và Trung với Đảng. Trung với vua
là gốc, có từ xưa, khái niệm “trung với đảng” là mơ hồ, do ai đó vì xu nịnh mà buột
miệng nói ra, rồi những kẻ khác vì kém trí tuệ và cuồng Đảng mà hùa vào, hoặc có người biết sai mà không nói.
Trung là một
lòng, một dạ đi theo, làm theo mệnh lệnh, mong muốn, ý chí của một người nào
đó, thà chịu chết chứ không làm trái lại. Người ấy là vua chúa, là ông chủ. Gốc gác là Trung
Quân, Ái Quốc .
Tại sao
“trung với vua” là khái niệm chặt chẽ còn “trung với đảng “ là khái niệm mơ hồ. Vì rằng vua là một con người
cụ thể, còn đảng là một tổ chức, đóng vai trò công cụ ( tôi đã viết và công bố
bài : Phải chăng đảng chỉ là công cụ, ngày 9/9/2019).
Gốc là
Trung Quân. Thời thế đổi thay, Quân (Vua, Hoàng đế) bị đánh đổ, nhưng người ta
tưởng rằngTrung là đức tính tốt cần giữ lại. Thế là họ nghĩ ra và phổ biến khái
niệm Trung với Nước ( hoặc Trung với Tổ
Quốc, sau còn thêm Hiếu với Dân). Thời quân chủ cũng như ở nhiều nước cộng hòa,
người ta chỉ nói Yêu Nước, bảo vệ Đất Nước mà không nói Trung với Nước.
Vì sao
vậy?. Vì đó là sự gán ghép nghe không được chuẩn. Trung chủ yếu là đối với một
con người. Rất cần phân biệt Đất Nước (nói chung) và những con người sống trên
đất nước ấy, nhờ vào đất nước ấy. NếuTrung
với Nước nghe đã không chuẩn thì Trung với Đảng là sự bịa đặt khái niệm. Đối với
Đảng và Đất Nước, đúng ra chỉ dùng khái niệm Trung thành. Có lẽ mang máng hiểu
được điều này nên ĐCSVN không kêu gọi toàn Đảng toàn Dân Trung vời Đảng mà chỉ
dành cho Quân đội nhân dân.
Chữ Trung
dùng riêng có nghĩa thiêng liêng, còn chữ kép Trung Thành dùng để chỉ thái độ trước sau như một, giữ vững cam kết..
Đảng là
công cụ của những người lập ra nó hoặc đứng đầu nóđ ể hoạt động chính trị. Phải
chăng Trung với Đảng là trung với những con người ấy. Vì thế mà đối với ĐCSVN
có người muốn phân biệt thành đảng của Hồ
Chí Minh và đảng của Nguyễn Phú Trọng. Thực ra hai đảng này chỉ khác nhau về chật
lượng đảng viên, còn chính cương, điều lệ giống nhau.
Đảng chính
trị cầm quyền ở các nước dân chủ không bao giờ đòi hỏi dân chúng trung thành với
họ, không yêu cầu quân đội trung với họ, chỉ cầu mong dân chúng ủng hộ họ mà
thôi. Mà để được ủng hộ, việc trước tiên
cần chứng tỏ là không độc tài.
Các đảng
cách mạng trong thời kỳ hoạt động bí mật rất cần đòi hỏi đảng viên trung thành.
Khi đảng cách mạng đã nắm chính quyền và
với các đảng chính trị cầm quyền thì yêu cầu trung thành có thể không cần đặt
ra. Chỉ có các thể chế độc tài, luôn luôn lo sợ nhân dân chống lại mới bắt buộc
người ta trung thành. Đã không cần “Trung thành” thì có lẽ nào lại bắt người ta
“Trung”.
Phải chăng
Trung với Đảng là một chiêu trò của
ĐCSVN áp đặt cho Quân đội, nhằm củng cố sự độc tài toàn trị. Ở Đại hội
XIII sắp tới liệu có đại biểu nào dám mạnh dạn nêu ra và đề nghị bải bỏ yêu cầu
này, xóa bỏ khái niệm sai trái này.