Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption |
Kết
quả sẽ là một phương án thoả hiệp khả dĩ. Bài viết giải thích rõ hơn vấn đề
này. Ngoài ra, Bộ luật lao động sửa đổi có thể được thông qua trước sức ép của
việc tham gia các hiệp định quốc tế về tự do thương mại và đối tác toàn diện.
Bộ
luật lao động về bản chất thể hiện mối quan hệ ba bên giữa người lao động, giới
chủ và nhà nước. Ranh giới này được dần làm rõ trong quá trình chuyển đổi nền
kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang thị trường, bắt đầu từ chủ trương đổi mới tại
Đại hội 6 Đảng CSVN năm 1986.
Ý
thức hệ xã hội chủ nghĩa, trong đó có các nội dung như về đấu tranh giai cấp,
bóc lột sức lao động, toàn dụng lao động… khiến Bộ luật lao động ra đời vào năm
1994, muộn hơn một số luật có tính chất thị trường như Luật Công ty năm 1990 và
Luật Doanh nghiệp tư nhân năm 1990…
Trong
quá trình thực thi Bộ luật này luôn chứa đựng yếu tố 'bất ổn' bởi quá trình
chuyển đổi nền kinh tế sẽ làm thay đổi ý thức hệ XHCN, bởi vậy Bộ luật lao động
từ khi được ban hành đến nay đã nhiều lần sửa đổi, nhất là sau khi sửa đổi Hiến
pháp năm 2013.
Thị trường lao động phát triển thấp và 'bất ổn'
Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption |
Bộ
luật lao động phải biểu thị mức độ phát triển thị trường lao động. Việc sửa đổi
nhiều lần Bộ luật này phản ánh trình độ phát triển thấp và tính chất 'bất ổn' của
thị trường lao động Việt Nam.
Khoảng
gần 60 triệu lao động phân bổ theo khu vực, vùng miền, địa phương… rất khác
nhau về số lượng, chất lượng, tình trạng và tính chất việc làm, thất nghiệp,
thu nhập, tiền công…
Nguyên nhân
sâu xa của thực trạng trên là rào cản từ ý thức hệ XHCN - nền tảng tư tưởng của
Đảng Cộng sản toàn trị đối với sự chuyển đổi nền kinh tế sang thị trường
PGS. TS. Phạm Quý Thọ
PGS. TS. Phạm Quý Thọ
Tính
linh hoạt của thị trường lao động đang tăng lên cùng với chính sách khuyến
khích kinh doanh, nhưng một cấu thành quan trọng của nó là cán bộ, công chức,
viên chức trong hệ thống chính trị vẫn đông đảo, khó tinh giản, được hưởng
lương và chi tiêu thường xuyên chiếm gần 70% ngân sách nhà nước làm 'méo mó' thị
trường. Ngoài ra, phải kể thêm hơn 6.000 các đơn vị sự nghiệp công lập, các
doanh nghiệp nhà nước… góp phần tạo thêm gánh nặng cho ngân sách.
Sự
thiếu gắn kết các bộ phận của thị trường luôn tạo ra biên độ giao động lớn của
giá cả sức lao động bởi cung và cầu khác biệt về số lượng, chất lượng và cấu
trúc. Trong một số bộ phận lao động có việc làm, đặc biệt khu vực phi kết cấu,
nhà nước không thể kiểm soát được thu nhập hay tiền lương thực tế.
Một
số chính sách điều chỉnh quan hệ lao động vẫn mang tính chất 'dò đá qua sông'.
Mức tiền lương tối thiểu được xác định theo cơ chế đồng thuận của đại diện ba
bên: VCCI (giới chủ hay Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam) - Tổng liên đoàn
(người lao động) và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (nhà nước), nhưng vẫn chỉ
là phép thử chính sách đối với nền kinh tế nói chung và thị trường lao động nói
riêng khi thiếu những luận cứ thuyết phục.
Nguyên
nhân sâu xa của thực trạng trên là rào cản từ ý thức hệ XHCN - nền tảng tư tưởng
của Đảng Cộng sản toàn trị đối với sự chuyển đổi nền kinh tế sang thị trường
trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế phức tạp hiện nay.
Va chạm ý thức hệ
Theo
Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) ngoài các điểm cải tiến, có bốn điểm mới trong dự
án sửa đổi Bộ luật lao động lần này gồm: Người lao động có quyền được thành lập
hoặc gia nhập tổ chức đại diện cho người lao động theo sự lựa chọn của họ; Định
nghĩa về quấy rối tình dục tại nơi làm việc; Phụ nữ không còn bị cấm làm một số
loại hình công việc; Mở rộng bảo vệ pháp luật tới người lao động làm thuê không
có hợp đồng lao động bằng văn bản.
Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption |
Như
vậy, những vấn đề thảo luận sôi nổi tại nghị trường có thể chia thành hai nhóm:
Một là, vấn đề mang tính kỹ thuật như mở rộng khung thỏa thuận về thời gian làm
thêm; tuổi nghỉ hưu; vấn đề tiền lương; Hai là, vấn đề 'nhạy cảm' với hệ tư tưởng
XHCN như mở rộng quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động;
về tổ chức đại diện người lao động; thương lượng tập thể, thỏa ước lao động tập
thể; đình công…
Quan
sát phiên thảo luận tại hội trường về 'vấn đề kỹ thuật' cho thấy hai luồng ý kiến
khác nhau và xoay quanh việc bảo vệ quyền lợi cho vị trí mỗi đỉnh tam giác quan
hệ: người lao động - giới chủ và nhà nước.
Trong
khi có một số ý kiến nêu tình cảnh 'đáng thương' của người lao động, đặc biệt
lao động nữ và việc viện dẫn lý thuyết của Karl Marx rằng việc giảm giờ làm là
cấp bách, thậm chí bây giờ giảm đã là 'quá muộn'…, thì đại diện giới chủ, 'các
nhà đầu tư' như Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) lại cho rằng Bộ
Luật Lao động có tác động đáng kể đến môi trường kinh doanh và quá trình hội nhập
kinh tế của Việt Nam, bởi vậy nếu so sánh với một số quốc gia láng giềng thì
nên tăng giờ làm thêm trong năm, giảm suất lương giờ làm thêm, không quy định
quá nhiều ngày nghỉ…
Họ
khuyến nghị nên bổ sung các điều khoản khuyến khích tính linh hoạt của thị trường
lao động như cơ chế thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động để
tao khung pháp lý cho các doanh nghiệp phát triển.
Các
nhà quan sát chuyên môn cho rằng cơ quan chủ trì đề án sửa đổi là Bộ Lao động,
Thương binh và Xã hội, trong báo cáo trước Quốc hội chưa đưa ra được những luận
cứ khoa học và thực tiễn đủ tin cậy góp phần làm cho việc tranh luận của các đại
biểu càng trở nên gay gắt và cảm tính.
Sức ép hội nhập kinh tế quốc tế
Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption |
Một
trong những yêu cầu sửa đổi Bộ luật Lao động lần này là một mặt sao cho đúng với
đường lối của Đảng cộng sản, mặt khác đáp ứng quá trình hội nhập kinh tế quốc
tế.
Nói
cụ thể, việc sửa đổi là cấp bách trước sức ép của việc ký kết và thực thi Hiệp
định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định
Thương mại tự do Liên Âu - Việt Nam (EVFTA).
Chủ
tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân vào đầu năm 2019 đã 'nhắc nhở' cơ quan soạn
thảo khẩn trương trình dự án sửa đổi Bộ luật lao động trước chuyến đi công tác
của bà đến châu Âu để vận động cho việc ký EVFTA.
Thách thức lớn
nhất hiện nay sẽ là việc thảo luận nhóm vấn đề 'nhạy cảm' đối với hệ tư tưởng của
Đảng cộng sản. Đó là về tổ chức đại diện người lao động, thương lượng tập thể,
đình công…
PGS. TS. Phạm Quý Thọ
PGS. TS. Phạm Quý Thọ
Thách
thức lớn nhất hiện nay sẽ là việc thảo luận nhóm vấn đề 'nhạy cảm' đối với hệ
tư tưởng của Đảng cộng sản. Đó là về tổ chức đại diện người lao động, thương lượng
tập thể, đình công…
Sức
ép hội nhập kinh tế quốc tế trong bối cảnh phức tạp hiện nay liệu có thể trông
đợi một phương án khả dĩ cho vấn đề trước khi có một tổ chức công đoàn độc lập
thực sự và các luật về thành lập các tổ chức, luật biểu tình tương ứng?
Tuy
nhiên, theo quan sát của tôi, chính sách phát triển kinh tế thực dụng trong nước
và sự tích cực hội nhập kinh tế quốc tế trong thời gian gần đây đã làm cho ý thức
hệ XHCN trở nên 'linh hoạt' hơn.
Ngoài
ra, sự lãnh đạo mang tính tập thể của Đảng cộng sản vẫn được duy trì khiến cho
các quyết sách bớt duy ý chí.
Bởi
vậy, vẫn có hy vọng Quốc hội khoá XIV có thể sẽ thông qua dự án Bộ luật sửa đổi
năm 2019 với phương án khả dĩ chấp nhận.
Bài
viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, nguyên Chủ nhiệm Khoa Chính sách
công, Học viện Chính sách & Phát triển, Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Việt Nam.