Cảnh sát Anh bắt bốn người ở Anh trong khi số nạn nhân Việt có thể còn tăng trong vụ 39 tử thi được tìm thấy trên xe đông lạnh tuần qua ở hạt Essex, phía Đông London.
Ngoài người lái chiếc xe tải Scania, Maurice Robinson, dân Bắc Ireland, đã bị giữ để điều tra về nghi vấn tội "sát nhân" với 39 tử thi trên thùng xe đông lạnh vào Anh hôm 22/10, cảnh sát Anh đã bắt thêm một người đàn ông và một người đàn bà ở Warrington.Hôm thứ Sáu 25/10, thêm một người đàn ông bị bắt ở sân bay Stansted vì nghi vấn "ngộ sát" và "âm mưu buôn người".
Đó cũng là tội danh đối với hai người bị bắt ở Warrington mà cảnh sát Anh không tiết lộ danh tính, quốc tịch và sắc tộc, chỉ nói họ cùng 38 tuổi.
Tuy thế, một tờ báo Anh cho hay đó là Thomas Maher và vợ, Joanna.
Cảnh sát Anh chỉ nói người bị bắt ở sân bay Stansted năm nay 48 tuổi, và "đến từ Bắc Ireland".
Chúng tôi được cho biết đường dây đưa người nhập cảnh lậu có hai hạng dịch vụ; người trả nhiều tiền hơn cho chuyến đi đến Anh thì không cần phải tìm vận may trong những thùng xe tảiNgười lái xe Bắc Ireland 25 tuổi, ông Robinson cũng bị giữ thêm 25 giờ để điều tra.
Sang ngày 26/10, cảnh sát Bỉ đang điều tra và có thể sẽ truy nã một người lái xe tải thứ nhì, sau khi chiếc xe của ông ta "được camera chụp ra vào cảng Zeebrugge 10 lần".
Vì chiếc xe do Maurice Robinson lái đến từ Bắc Ireland để nhận thùng đông lạnh từ Bỉ sang, nhà chức trách châu Âu nay đang tìm hiểu xe chở thùng đến Bỉ là từ đâu và do ai phụ trách.
Cũng có tin cặp vợ chồng ở Anh, Thomas và Joanna Maher đã bán chiếc xe tải Scania từ một thời gian trước.
Bao nhiêu người Việt Nam?
Ban đầu, cảnh sát hạt Essex cho hay họ tin rằng "cả 39 người trên chiếc xe" là công dân Trung Quốc.Nhưng sang ngày 25/10, thông báo tiếp theo của cảnh sát cho hay "công tác xác nhận danh tính, quốc tịch" của các nạn nhân có thể thay đổi.
Cùng thời gian, nhiều gia đình Việt Nam có con em "mất tích" hoặc mất liên lạc vào thời điểm họ tin là thùng xe đông lạnh rời cảng Zeebrugge, Bỉ, sang cảng Purfleet, Anh Quốc, đã liên lạc với BBC nhờ trợ giúp.
Qua các thông tin chúng tôi nhận được, cho đến tối 25/10, ít nhất bốn gia đình cho hay con em họ đã được nhận diện là người Việt, thiệt mạng trên chiếc xe xấu số.
Tuy thế, cảnh sát Essex vẫn nói họ không bình luận vội về quốc tịch của những người bị cho là nạn nhân vụ án "sát nhân" có tầm cỡ lớn nhất từ nhiều năm qua trong lịch sử hình sự Anh Quốc.
Phó cảnh sát hạt Essex bà Pippa Mills, ra lời kêu gọi:
"Tôi cũng muốn có lời kêu gọi đối với bất cứ ai đang sống bất hợp pháp ở đất nước này, những người có thể giúp chúng tôi trong công tác điều tra. Đừng ngần ngại nói chuyện trực tiếp với chúng tôi. Tôi có thể đảm bảo rằng thông tin của bạn sẽ được tiếp nhận một cách cẩn trọng nhất và bạn sẽ không phải đối mặt với bất kì hình thức truy tố nào.
Bạn có thể trình báo mà không cần tiết lộ danh tính với tổ chức Crimestoppers theo số +44 800 555 111."
Sang ngày thứ Bảy 26/10, một số báo Anh cho rằng đã có "sáu người Việt Nam" trong số 39 tử thi.
Trước đó, hãng tin Reuters cho hay, "đang có lo ngại ít nhất 10 người Việt chết trong chiếc xe".
Theo nguồn tin cho BBC News Tiếng Việt biết thì con số người Việt "có thể còn tăng lên".
Được biết Đại sứ quán Việt Nam tại London đã mở đường dây nóng (00447713181501) để những ai lo ngại về thân nhân trong vụ xe tải ở Essex liên lạc.
Các báo Anh đồng loạt đăng ảnh Phạm Thị Trà My và Nguyễn Đình Lượng, hai người Việt Nam mà gia đình lo lắng là nạn nhân của chuyến xe.
Trả lời BBC News Tiếng Việt hôm 26/10/2019, ông Nguyễn Đình Oánh, anh trai của Nguyễn Đình Lượng, nói gia đình cũng chưa nhận được xác nhận chính thức gì từ phía Anh.
Theo ông Oánh, em trai ông đã "mất liên lạc từ hôm thứ Hai" và sau đó một người bạn của Lượng ở Pháp "báo tin dữ".
Được biết Nguyễn Đình Lượng đã sang Pháp từ 2017 qua đường Nga, và Ukraine.
Tại Pháp, theo lời gia đình, Lượng "sống chui lủi, làm việc trong quán ăn", và "nghe lời bạn bè rủ sang Anh".
Dù chưa có xác nhận chính thức gì là Nguyễn Đình Lượng có mặt trên chiếc xe sang Essex hôm thứ Tư hay không, ông Oánh gửi lời cảnh báo đến những ai muốn "chịu rủi ro 50/50" như cách sang Anh vừa qua.
Ông Oánh cho hay gia đình đã chuyển mọi thông tin, hồ sơ cho nhà chức trách ở Việt Nam để họ làm việc với phía Anh.
Hiện gia đình đang đau buồn, chờ tin, và nghĩ rằng giá mà Nguyễn Đình Lượng "cứ ở nhà làm ăn" thì đã không sao.
Ông Oánh nói đúng là cuộc sống "cần tiền nhưng cần con người hơn".
Còn nhiều câu hỏi
Image caption |
Bản quyền hình ảnh AFP Image caption |
Tuy thế, vào thời điểm này (sáng 26/10 giờ London), toàn bộ vụ việc vẫn còn đầy các câu hỏi nhiều hơn câu trả lời.
Căn cứ vào các nguồn tin báo chí Anh, và những thông tin BBC News Tiếng Việt thu thập được thì chúng ta có thể đặt ra nhiều câu hỏi về chi tiết còn chưa đồng nhất:
1- Trong 39 người tử vong trên thùng xe đông lạnh, bao nhiêu người là Việt Nam, tất cả hay chỉ một phần, và số con số người vẫn được coi là Trung Quốc, là bao nhiêu?
Cho đến nay cả hai đại sứ quán Trung Quốc và Việt Nam tại Anh đều đã hợp tác với cảnh sát trong vụ việc nhưng chưa thể ra thông báo gì cụ thể hơn về công dân của họ.
2- Thời điểm tử vong của 39 người người trên thùng xe đông lạnh?
Thị trưởng Zeebrugge, ông Dirk de Fauw tin rằng "39 người đã chết nhiều ngày" khi thùng xe đông lạnh âm 25 độ vào cảng này trước khi sang Anh.
Image caption |
Các báo Anh cuối tuần đều chạy tin về vụ việc và bức hình cùng đoạn nhắn tin của Phạm Thị Trà My trở thành tin chính.
Tuy thế, các báo đều nói cho đến sáng 26/10, cảnh sát Anh vẫn chưa xác nhận bất cứ danh tính của nạn nhân nào.
3- Có hay không tuyến đường oan nghiệt Bắc Ireland - Bulgaria?
Vào lúc 01:05 sáng thứ Tư 23/10, Mo Robinson lái chiếc xe, chỉ gồm phần cabine và platform chở hàng, đến cảng Purfleet nhận thùng xe tải đông lạnh.
Phần đầu xe gồm buồng lái màu đỏ burgundy do Robinson lái, đã đến Holyhead, xứ Wales, Anh Quốc, qua phà từ Dublin hôm Chủ Nhật.
Chủ xe là người Bắc Ireland nhưng xe lại mang biển Bulgaria, và đăng ký tại thành phố biển Varna, khiến một số báo Anh đặt nghi vấn về con đường buôn thuốc lá và đưa người của băng đảng theo phái Cộng hòa ở Bắc Ireland chống chính phủ Vương quốc Anh, trong quá khứ.
Việc cảnh sát Anh nhanh chóng khám nhà ở tận Bắc Ireland đặt câu hỏi phải chăng tuyến đường này đã được dùng để buôn người châu Á vào Anh thời nay?
Bản quyền hình ảnh Facebook Image caption |
Những năm qua đã có một số công dân Bulgaria bị bắt vì đưa người Afghanistan, Syria vào EU qua các lối đi lậu xuyên Serbia
https://www.bbc.com/vietnamese/world-50192456