14.11.2014
Nguyễn Hưng Quốc |
Dân chủ hoá từ trên xuống là một cuộc cách mạng lý tưởng nhất bởi nó nhanh nhất và ít bị trả giá nhất: Đó là các cuộc cách mạng đã diễn ra tại Liên Xô và Đông Âu vào cuối thập niên 1980 và đầu thập niên 1990, khi giới lãnh đạo ý thức là không thể kéo dài nguyên trạng và chấp nhận thay đổi chế độ ngay cả khi biết với sự thay đổi ấy họ sẽ mất tất cả quyền lực.
Theo tôi, một cuộc cách mạng loại này rất khó xảy ra ở Việt Nam. Có hai lý do chính.
Thứ nhất, ở Việt Nam không có, và sẽ không có một nhà lãnh đạo nào, dù sáng suốt đến đâu, có quyền lực để tự mình quyết định những sự thay đổi lớn lao liên quan đến số phận của cả chế độ. Kết cấu quyền lực ở Việt Nam khác hẳn ở các quốc gia cộng sản khác trước đây cũng như hiện nay: Ở các nước ấy, chủ tịch đảng cũng đồng thời là chủ tịch nước. Khi nắm trong tay cả hai chức vụ ấy, người ta dễ dàng trở thành kẻ quyết định cuối cùng. Ở Việt Nam, ngược lại, người lãnh đạo đảng và người lãnh đạo nhà nước và chính phủ khác nhau, do đó, không ai thực sự có quyền quyết định những vấn đề lớn cả. Tất cả đều phải thông qua ý kiến tập thể, ít nhất của Bộ Chính trị. Để cả tập thể ấy thống nhất với nhau về việc thay đổi chế độ để dân chủ hoá là một không tưởng.
Thứ hai, chắc chắn
Bởi vậy, triển vọng lớn nhất của xu hướng dân chủ hoá ở Việt Nam là từ dưới lên. Tuy nhiên, ở đây lại có một vấn đề lớn: Lực lượng nào sẽ đảm nhiệm công việc thay đổi theo chiều hướng dân chủ ấy? Để trả lời câu hỏi ấy, các nhà bình luận chính trị và xã hội có thói quen nhìn vấn đề từ góc độ kinh tế - xã hội với những thành phần giai cấp khác nhau.
Trước hết, đông đảo nhất ở Việt Nam là các nông dân. Trong nhiều năm qua, những kẻ bị áp bức và bóc lột nhiều nhất ở Việt Nam cũng là các nông dân. Những cuộc biểu tình đông đảo và gây chú ý trong dư luận nhất cũng gắn liền với nông dân. Lý do dễ hiểu: một trong những yếu tố quan trọng nhất bị giới lãnh đạo Việt Nam khai thác để làm giàu và phân phối lợi nhuận để mua chuộc sự trung thành của các đảng viên chính là đất đai. Việc cướp đất ấy dẫn đến sự bất mãn của nông dân ở nhiều địa phương khác nhau. Lâu nay, rải rác đây đó, có các cuộc biểu tình của nông dân nhằm chống lại lệnh cưỡng chế của chính quyền.
Nhưng những sự bất mãn và các cuộc biểu tình ấy có thể dẫn đến việc làm
thay đổi chế độ hay không? Câu trả lời hầu như chắc chắn: Không. Lý do đầu tiên
là hầu hết nông dân thường chỉ nghĩ đến những cái lợi cụ thể trước mắt: khi
chính quyền cướp đất của mình thì mình vùng lên tranh đấu, nhưng khi chính
quyền cướp đất của người khác thì người ta dễ khoanh tay đứng ngó, hoặc, khi
tình hình căng thẳng quá, chính quyền chỉ cần nhân nhượng một tí, họ cũng dễ
dàng thoả mãn và từ bỏ mọi toan tính chống đối. Lý do thứ hai là tuy nông dân
chiếm một phần lớn dân số nhưng họ bị cô lập về phương diện địa lý: làng này
xuống đường tranh đấu, làng khách chưa chắc đã biết. Từ việc cô lập về địa lý
dẫn đến sự cô lập về truyền thông và hậu quả là không có nhiều người biết. Điều
này dẫn đến hai hậu quả khác: Một, ít người ủng hộ; và hai, khó phát triển
thành những cuộc xuống đường rầm rộ để có thể uy hiếp được chính quyền.
Còn lực lượng công nhân? Ở Việt Nam, giai cấp công nhân càng ngày càng lớn
và đời sống kinh tế của họ cũng gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, sự bất mãn
của họ, nếu có, thường nhắm vào chủ nhân của xí nghiệp hơn là vào chính quyền.
Chủ nhân của các công ty lớn lại thường gắn liền với người ngoại quốc, do đó,
thù hận của họ cũng hướng ra bên ngoài. Đó là lý do tại sao cho đến nay, hầu
hết các cuộc đình công hay biểu tình thường diễn ra trong các xí nghiệp và công
ty do người ngoại quốc làm chủ.Giới thanh niên và trí thức Việt Nam hiện nay có thể được xem là thành phần “tiến bộ” nhất: Nhiều người trong họ thấy được những sự bất lực và bế tắc của nhà cầm quyền cũng như có khát vọng được tự do. Tuy nhiên, “nhiều” không có nghĩa là đa số. Khác với ở Ai Cập và các quốc gia
Một thành phần khác có khả năng đương đầu với chính quyền là các tôn giáo. Ở tôn giáo nào cũng có những người phản kháng, nổi bật nhất là
Nói tóm lại, từ góc độ kinh tế và xã hội, sẽ không có lực lượng nào đủ sức để chống lại chính quyền, thậm chí, gây sức ép để chính quyền phải thay đổi chế độ.
Một vấn đề có thể được đặt ra: Tại sao tất cả các thành phần trên không thể
kết hợp lại với nhau để thành một lực lượng duy nhất và mạnh mẽ? Dĩ nhiên, điều
đó có thể xảy ra, và trong hoàn cảnh Việt Nam hiện nay, đó là niềm hy vọng duy
nhất để có dân chủ. Có điều: khi nào, và với điều kiện nào, tất cả các thành
phần trên có thể đứng lại được với nhau? Câu trả lời: Tinh thần dân tộc hay chủ
nghĩa quốc gia (nationalism). Người Việt Nam, bất kể thành phần kinh tế, xã hội
và tôn giáo, sẽ đoàn kết lại khi đất nước bị uy hiếp và khi chính quyền bất
lực, thậm chí, đầu hàng trước những sự uy hiếp ấy. Tất cả những sự uy hiếp ấy
chỉ đến từ một nguồn: Trung Qu ốc.
Nói cách khác, theo tôi, lực lượng đấu tranh cho dân chủ tại Việt Nam chỉ
đoàn kết và trở thành mạnh mẽ khi * Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ
Nguyễn Hưng Quốc |
Nhà phê bình văn học, nguyên chủ bút tạp chí Việt (1998-2001) và đồng chủ bút tờ báo mạng Tiền Vệ (http://tienve.org). Hiện là chủ nhiệm Ban Việt Học tại trường Đại Học Victoria, Úc. Đã xuất bản trên mười cuốn sách về văn học Việt