YẾN ANH - TRẦN THƯỜNG
Cách làm bảo tàng theo “mốt”
thành tích, gắn với những ngày kỷ niệm hay các nhiệm kỳ của lãnh đạo… khá phổ
biến ở Việt Nam
Theo
đánh giá của các chuyên gia, có một nghịch lý tồn tại là kinh phí để bảo quản
hiện vật và duy trì hoạt động hằng năm cho hệ thống bảo tàng rất lớn nhưng số
lượng bảo tàng hoạt động thường xuyên, hiệu quả chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Đơn điệu, thực dụng
Bảo
tàng tỉnh Quảng Nam khánh thành vào cuối tháng 3-2015. Vì chạy theo tiến độ
đúng dịp kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng tỉnh Quảng Nam (24.3.1975-24.3.2015)
nên sau đó, việc tổ chức hoạt động cho bảo tàng như thế nào đã không được chú
trọng.
Hệ
quả là từ khi khánh thành đến nay, Bảo tàng tỉnh Quảng Nam vẫn còn... thi công
ngổn ngang. Cả tầng 3 của bảo tàng và hệ thống điện chiếu sáng, quạt, máy điều
hòa vẫn chưa hoàn thiện. Khu trưng bày dồn vào tầng 2 nhưng chỉ có một ít hiện
vật. Ông Nguyễn Nay, Giám đốc Bảo tàng tỉnh Quảng Nam, thừa nhận hiện bảo tàng
này vẫn chưa được bàn giao chính thức, công trình vẫn chưa nghiệm thu.
Dù đầu tư trên 2.000 tỉ đồng nhưng Bảo tàng Hà Nội hoạt động kém hiệu quả, ít người đến tham quan, tìm hiểu Ảnh: HOÀNG LAN ANH |
Một
chuyên gia có tiếng nhận xét phần lớn chương trình trưng bày của các bảo tàng
là làm theo sự kiện. Hiện vật trưng bày thì đơn điệu, theo tư tưởng chủ quan
chứ không tính đến nhu cầu của người xem nên không thể tạo ra sự hấp dẫn. Nhiều
bảo tàng trình bày hiện vật quá đơn giản, thậm chí thiếu cả những lời giới
thiệu. Điều này là do những người liên quan chưa chịu tiếp thu, học hỏi, đổi
mới cách làm bảo tàng cho hiệu quả hơn.
Có
một thực tế phổ biến là vì vắng khách tham quan, doanh thu từ bán vé ít nên
nhiều bảo tàng tận dụng địa điểm đắc địa để tổ chức các hoạt động kinh doanh,
dịch vụ. Bảo tàng Hà Nội dành một phần phòng trưng bày tại tầng 1 làm quán cà
phê phục vụ khách tham quan. Một số bảo tàng khác như Bảo tàng Phụ nữ cũng
tương tự. Trong khi đó, Ban Giám đốc Bảo tàng tỉnh Quảng Nam dự định tới đây,
để thu hút du khách, nơi này sẽ mở hàng loạt dịch vụ như lưu trú, ăn uống, cho
thuê hội trường…
Chạy theo thành tích
PGS
Nguyễn Văn Huy - Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát huy giá trị di sản
văn hóa, nguyên Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam - thẳng thắn cho rằng
việc làm Bảo tàng Hà Nội, một công trình điển hình cho sự lãng phí, đã không
được thực hành theo một quy trình khoa học đồng bộ.
Đó
là Ban Quản lý xây dựng Bảo tàng Hà Nội lo toàn bộ việc xây dựng, kể cả trưng
bày; còn bảo tàng chỉ là phía nhận “chìa khóa”, không được tham gia quá
trình lập đề cương, tổ chức bộ máy trưng bày. Những người có chuyên môn lại
không được làm công việc chuyên môn mà chỉ chờ “chìa khóa trao tay” để quản lý
và lo “giữ nhà”.
Ông
Huy cho biết theo kinh nghiệm thế giới, khi xây bảo tàng là phải có kế hoạch cụ
thể cho từng năm, từ lúc khởi công cho đến khi khánh thành với quy trình chặt
chẽ, luôn tiến hành song song giữa việc xây dựng tòa nhà và thiết kế nội dung
trưng bày. Nội dung trưng bày được chuẩn bị từ nhiều năm trước rồi mới tiến
hành làm cái “vỏ” - hiểu đơn giản là có con người, hiện vật, công nghệ vận hành
rồi mới xây nhà bảo tàng. Thế nhưng, chúng ta lại có “mốt” là khánh thành tòa
nhà trước rồi vài năm sau mới khánh thành khu trưng bày chính (như trường hợp
Bảo tàng tỉnh Quảng Nam). Theo ông Huy, đó là một cách làm không phù hợp, thiếu
khoa học, chủ yếu chạy theo thành tích, gắn với các ngày kỷ niệm hay nhiệm kỳ
của những vị lãnh đạo liên quan.
PGS
Huy cho biết ông từng đến Ba Lan và tới thăm Bảo tàng Anne Frank, nơi lưu giữ
những kỷ niệm về một cô bé 13 tuổi người Do Thái nổi tiếng với cuốn “Nhật ký
Anne Frank”. Dù là một bảo tàng cá nhân do gia đình cô bé thành lập với quy mô
rất nhỏ nhưng nó lại trở thành một địa điểm được rất nhiều du khách tìm đến.
Bảo
tàng Anne Frank hấp dẫn vì giúp người ta hình dung được hoàn cảnh của đất nước,
của các số phận con người dưới chế độ phát xít Đức một cách sinh động thông qua
những kỷ vật, những câu chuyện trong cuốn nhật ký được trưng bày. Bảo tàng dù
nhỏ, không cần đầu tư lớn nhưng hoạt động hiệu quả vì người ta biết cách làm cho
nó sống động.
Theo
ông Huy, đây cũng là điều mà phần lớn các bảo tàng ở Việt Nam chưa làm được.
“Tư duy “chỉ cần cắt băng khánh thành là thành công” thực sự là cách làm không
giống ai. Sẽ tốn nhiều tâm sức để hoàn thành công trình về mặt kiến trúc nhưng quan
trọng là phải biết cách “thổi hồn” vào để bảo tàng “sống” được” - ông Huy đúc
kết.
Phải là “nhân chứng
sống” của lịch sử
Khá
nhiều bạn đọc đã gửi ý kiến đến Báo Người Lao Động bình luận về tình trạng đìu
hiu, vắng vẻ của hệ thống bảo tàng. Bạn đọc Lý Nam bày tỏ: “Để bảo tàng sinh
động, bớt đìu hiu, nhất thiết phải thay đổi tư duy, cách làm chạy theo thành
tích; làm sao cho nó trở thành “nhân chứng sống” sinh động của lịch sử, hấp dẫn
người tham quan”.
Học
sinh, sinh viên là đối tượng cần khuyến khích đến bảo tàng để tìm hiểu, nghiên
cứu về các giá trị lịch sử, văn hóa, cội nguồn dân tộc. Dù vậy, theo bạn đọc
Nguyễn Quốc Việt, vì quá chú trọng làm kinh tế nên nhiều bảo tàng đã “đóng cửa”
với giới trẻ. “Ai cũng muốn thăm các bảo tàng lịch sử, khu tưởng niệm để được
học hỏi, hiểu biết thêm lịch sử nhưng tại sao ở những nơi đó lại bán vé vào
cổng? Bảo tàng đâu phải khu vui chơi giải trí! Hãy thay đổi cách làm để bảo
tàng thực sự là điểm đến của người dân, du khách”.
D.Quốc
YẾN
ANH - TRẦN THƯỜNG