Hoạt
động của Trung Quốc ở biển Đông có thể gây bất ổn ở châu Á - Đô đốc John
Richardson đã nhận xét tại buổi điều trần trước Ủy ban Quân lực Thượng viện Mỹ
sáng 30.7 (giờ địa phương). Ông được tổng thống chỉ định giữ chức Tư lệnh hải
quân hồi giữa tháng 5.
Trang
web quốc phòng Breaking Defense (Mỹ) tường thuật buổi điều trần tập trung hai vấn
đề gồm biển Đông và hạt nhân.
Đầu
tiên nghị sĩ Tom Cotton hỏi thẳng: “Đô đốc cho biết Trung Quốc có phải là đối
thủ không?”.
Đô đốc
John Richardson trình bày: Trung Quốc là một quốc gia phức tạp. Nhiều việc
Trung Quốc đang làm đã có bản chất mâu thuẫn nhau, nhất là hoạt động xây dựng đảo
giả danh ở biển Đông.
Ông xác
định chương trình xây đảo của Trung Quốc ở biển Đông mang tính chất gây bất ổn.
Nghị sĩ
Dan Sullivan nêu lên vấn đề quyền bay qua và quyền đi lại trên biển trong 12 hải
lý quanh các đảo nhân tạo mới bồi đắp của Trung Quốc. Ông nói: Tại hội nghị
Shangri-la ở Singapore hồi cuối tháng 5, Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter
tuyên bố “chúng ta sẽ tiếp tục bay qua, đi lại bằng tàu và hoạt động tại nơi mà
luật pháp quốc tế cho phép”.
Ngược lại,
cách đây hai tuần, phát biểu tại Diễn đàn An ninh Aspen, đô đốc Harry Harris,
Tư lệnh hạm đội Thái Bình Dương, lại nói chính sách của Mỹ là có giới hạn 12 hải
lý quanh các thực thể ở biển Đông.
Về vấn
đề nàỵ, đô đốc John Richardson khẳng định: “Hải quân Mỹ sẽ tiếp tục hiện diện
trong khu vực và chúng ta chỉ tôn trọng các đòi hỏi chủ quyền lãnh thổ hợp
pháp”.
Liên
quan đến thỏa thuận 123 về hợp tác hạt nhân dân dụng với Trung Quốc, ông khẳng
định sẽ theo dõi chặt chẽ để bảo đảm Trung Quốc không sử dụng vào mục đích quân
sự.
Tại cuộc
điều trần, thượng nghị sĩ John McCain, Chủ tịch Ủy ban Quân lực Thượng viện, cảnh
báo Trung Quốc đang nuôi dưỡng tham vọng hàng hải ở châu Á - Thái Bình Dương.
Hai mặt
của dân quân biển Trung Quốc
Trong
khi đó, ngày 29.7, tại cuộc hội thảo ở Trung tâm Phân tích hải quân (Mỹ) về chủ
đề tiềm lực hải quân Trung Quốc, học giả Trương Hồng Châu ở Trường nghiên cứu
quốc tế Rajaratnam (Singapore) thông báo một hiện tượng mới: Trung Quốc đang
xây dựng đội tàu nhà nước cho lực lượng dân quân biển và dự kiến sẽ triển khai ở
quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Tỉnh Hải
Nam đã chỉ đạo đóng 84 tàụ đánh cá lớn cho cái gọi là TP.Tam Sa của Trung Quốc,
trong đó sẽ giao 10 tàu trong năm 2015 và đội tàu hiện có 4 chiếc.
Tạp chí
The Diplomat (Nhật)
ghi nhận đây là lần đầu tiên dân quân biển có đội tàu riêng.
Năm
2013, Chủ tịch Tập Cận Bình đã đến thăm thị trấn đánh cá Đàm Môn (đảo Hải Nam)
và chỉ đạo: Dân quân biển không chỉ đánh cá mà còn phải thu thập thông tin hải
dương và ủng hộ xây dựng đảo, đá phù hợp với lợi ích của Trung Quốc trên biển
Đông.
Học giả
Trương Hồng Châu giải thích Trung Quốc lập đội tàu cá riêng cho dân quân biển
nhằm mục đích củng cố yêu sách chủ quyền, khai thác ngư trường và vì không còn
kiểm soát được ngư dân nữa.
Ngư dân
Trung Quốc đã từng nghe lời nhà nước tham gia công vụ như bảo vệ giàn khoan lúc
Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng biển Việt Nam nhưng họ nhận được tiền công
quá tệ nên "lơ luôn".
Mặt
trái của lực lượng dân quân biển là làm gia tăng căng thăng khu vực và lợi ích
của Trung Quốc sẽ bị thiệt hại.
Lực lượng
này có thể dùng vỏ bọc yêu nước để hoạt động bất hợp pháp như hủy hoại san hô,
đánh cắp nhiều loài có nguy cơ tuyệt chủng, gây rối ảnh hưởng đến ngoại giao.
Theo PL TP.HCM
Nguồn: Theo Một Thế Giới Mới