06 septembre 2021

Có phải Việt Nam đang chống dịch theo quân lịnh?

Thiện tùng

2/9/2021

 

Ngày 24/8/2021, Tại Hà Nội, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì cuộc họp giải thể Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 cũ, cử Ban chỉ đạo mới với quy mô, quyền hạn rộng lớn hơn. Tham dự cuộc họp có Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng... Cuộc họp nầy cử Thủ tướng Phạm Minh Chính làm trưởng Ban phòng chống Dịch thay cho phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đang làm nhiệm vụ được giao ở các tỉnh phía Nam.


Ngày 25/8/2021,Thủ tướng  Phạm Minh Chính ký Quyết định 1438/QĐ-TTg  kiện toàn Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19. 

Đại tướng Phan văn Giang, Bộ trưởng Quốc phòng

(Khi đưa quân vào Nam dập dịch, ông Giang nói: “Bước vào

trận chiến ở TP HCM, không thắng không về” – báo Dân Trí)


Ban chỉ đạo  gồm có 5 vị:

 

1/ Phạm Minh Chính, nguyên Trung tướng CA,Thủ tướng Chính phủ, trưởng Ban.  

 

2/ Lê Minh Khái, Phó Thủ tướng, Phó trưởng Ban.

 

3/ Vũ Đức Đam, Phó Thủ tướng, Phó trưởng Ban.

 

4/ Lê văn Thành, Phó Thủ tướng, Phó trưởng Ban.

 

5/ Nguyễn Khắc Định, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó trưởng Ban.

 

Thành viên Ban Chỉ đạo gồm 10 vị:

 

1/ Tô Lâm, Đại tướng, Bộ trưởng Bộ Công an, thành viên.

 

2/ Phan văn Giang, Đại tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, thành viên.

 

3/ Đỗ văn Chiến, Chủ tịch UB Trung ương Mặt trận Tổ quốc VN, thành viên.  

 

4 Bùi thị Minh Hoài, Trưởng ban Dân vận Trung ương, thành viên.  

 

5/ Nguyễn Trọng Nghĩa, nguyên Thượng tướng Quân đội, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, thành viên  

 

6/ Nguyễn Thanh Long, Bộ trưởng Bộ Y tế, thường trực Ban chỉ đạo,thành viên.  

 

7/ Nguyễn Phú Cường, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính-Ngân sách Quốc hội,thành viên   

 

8/ Trần văn Sơn,  Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, thành viên.

 

9/ Lê Thành Long,  Bộ trưởng Bộ Tư pháp,  thành viên.  

 

10/ Nguyễng Mạnh Hùng, nguyên thiếu tướng Quân đội, Bộ trưởng Bộ Thông tin-Truyền thông, thành viên. 

 

Thành lập 8 Tiểu ban:

 

 Ban Chỉ đạo còn thành lập 8 Tiểu ban chuyên trách:

 

1. Tiểu ban Y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long làm Trưởng Tiểu ban.


2. Tiểu ban An ninh trật tự xã hội do Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm làm Trưởng Tiểu ban.

 

3. Tiểu ban An sinh xã hội do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang làm Trưởng Tiểu ban.

 

4. Tiểu ban Tài chính, hậu cần do Phó Thủ tướng Lê Minh Khái làm Trưởng Tiểu ban.

 

5. Tiểu ban Sản xuất và lưu thông hàng hóa do Phó Thủ tướng Lê Văn Thành làm Trưởng Tiểu ban.

 

6. Tiểu ban Vận động và huy động xã hội do Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến làm Trưởng Tiểu ban.

 

7. Tiểu ban Dân vận do Trưởng ban Dân vận Trung ương Bùi Thị Minh Hoài làm Trưởng Tiểu ban.

 

8. Tiểu ban Truyền thông do Bộ trưởng Bộ TT-TT Nguyễn Mạnh Hùng làm Trưởng Tiểu ban.

 

Vậy là 15 vị trong Ban chỉ đạo phòng, chống Dịch có đến 5 vị vừa là Uỷ viên Bộ Chính tri vừa là đang hoặc nguyên tướng quân trong Quân đội và Công an nhân dân Việt Nam.

 

Lực lượng tham chiến: 

 

Tiểu ban Y tế,  Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long điều động hàng trăm (chưa thấy nói rõ số lượng) chiến binh “bạch bào” đàng ngoài vào chi viện cho đàng trong, nhứt là cho TPHCM và Bình Dương.

 

Tiểu ban An sinh Xã hội, Bộ trưởng Quốc phòng Phan văn Giang điều động 2.000 quân và 50 trạm xá đàng ngoài phối hợp với Quân khu 7 và 9 chi viện cho vùng trọng điểm Dịch như: TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long an và TP Cần Thơ. Lực lượng hùng hậu nầy vừa điều trị bịnh vừa làm “hậu cần” cho nhân dân.

 

Tiểu ban An ninh, trật tự, Bộ trưởng Công an Tô Lâm  theo dõi, đốc thúc lực lượng  Công an và Dân phòng… tại chỗ chuyên lo giữ gìn an ninh, trận tư ở các địa bàn.

..v.v…

 

Sau khi hình thành ban bệ, bố trí lực lượng tác chiến ở các địa bàn, Tổng tư lịnh Nguyễn Minh Chính công bố “chiến dịch” tổng công kích vào các ổ dịch bịnh trong 25 ngày, bắt đầu từ 23/8 đền hết ngày 15/9/2021, dựa theo Chỉ thị 16+ của Thủ tướng Chính phủ, với tinh thần “chống dịch như chống giặc” “bảo vệ sức khoẻ, tính mạng nhân dân trên hết, trước hết” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ban ra.

 

Việc bao vây phong toả địch vượt  hơn mức bình thường, ngang bằng “thiết quân luật”. Thế mà đã 8 ngày trôi qua, hết một phần ba (1/3) thời gian phong toả lần nầy mà vẫn chưa chận đứng được dịch, nó lây lan có chiều hướng nhanh, rộng, mạnh hơn.

 

Lực lượng quân đội không thể thay thế lực lương tại chỗ

 

Khi có lực lượng quân đội trong tay, Ban chỉ đạo, hất lực lượng vốn có tại chỗ ra rìa, gây rối loạn xã hội:

 

- Theo số liệu được thống kê, riêng TP. HCM có khoảng 3.500.000 hộ. Từ lâu, có khá lớn trong những hộ nầy nhờ khoảng 62.000 Shipper (người giúp việc đi chợ), họ tổ chức thành những đoàn, đội cài cấm ở các quân, huyn, phường, xã Lực lượng nầy có phương tiện cơ giới, rành “đường đi nước bước”, chỉ cần phone cho họ là một vài giờ sau có hàng ngay. Giờ đây “cấm tiệt tất cả hộ đân không được ra khỏi nhà,  ai ở đâu ở đó” và lại cấm Shipper hoạt đng. Thế là trên 3 triệu hộ dân đều cần nhu yếu phẩm, Bộ đội không thể đảm trách nổi, ngoài ít người, không có phương tiện, còn không rành “đường đi nước bước” phải cần người địa phương giúp đỡ, chỉ dẫn khi giao hàng cho từng hộ dân. Riết người địa phương cũng uể oải luôn.

 


Chở bộ đội ngồi sau xe thay vì chỗ đó để chở nhiều hàng giao cho dân vẫn tốt hơn- Bộ đội trở thành gánh nặng?.

 

Khi mấy chục ngàn Shipper thất nghiệp xin cứu tế, chính quyền hốt hoảng, cho Shipper hoạt động trở lại với 2 điều kiện: một là hạn chế phạm vi hoạt động, hai là phải xét nghiệm hàng ngày khiến cho giới Shipper than trời trách đất, có người bỏ nghề. Bởi vì Quận cần phải ra Huyện mua hàng nông sản, Huyện cần phải vào Quận mua hàng công nghệ, cấm như thế là đoạn giao, hàng công-nông nơi thừa nơi thiếu; Mỗi lần xét nghiệm phải trả tiền, shipper phải lấy thu bù chi – có khi bội chi vì không lấy được hàng giao cho chủ hộ.

 

  - Vì bịnh viện quá tải F0 và khu cách ly F1, Ban chỉ đạo cho F0 và F1 cách ly tại nhà nhưng lại yêu cầu quá đáng: Một là phải có phòng cách ly và chỗ vệ sinh riêng, thông thoáng. Thử hỏi nhà hẹp hay nhà trọ làm sao đáp ứng được yêu cầu nầy?. Nếu không đáp ứng yêu cầu cách ly nầy khó tránh khỏi cả hộ F0. Hai là khi có triệu chứng bịnh gọi xe cấp cứu khó khăn, cấm xe tư nhân thì biết làm sao chuyển bịnh, đó là chưa nói bịnh viện quá tải không nhận bịnh. Việc lây nhiễm và chết trong khu vực cộng đồng ngày càng nhiều là do 2 nguyên nhân nầy?

 

- Người thân chết không được gặp mặt là một nỗi buồn tím ruột bầm gan?. Và nghèo xác xơ biết làm sao để có vài ba chục triệu đồng để được nhận hủ tro người thân?! - Đó là nỗi đau không bút mực nào tả xiết?.

 

*

Trước cảnh khó khăn, mất mát, khổ đau của người dân, ông Nguyễn văn Nên, Bí thư Thành uỷ TP HCM vừa xin lỗi nhân dân vừa phát biểu trong cuộc họp Thành uỷ mở rộng chiều ngày 30/8/2021 được báo Pháp Luật Online trích lời: “Thành phố Hồ Chí Minh không thể cứ phải thực hiện Chỉ thị 16 được, nhưng cũng chưa thể nới rộng khi chúng ta chưa đủ điều kiện”.


 

Đồng cảm với ông Nên, GS Nguyễn văn Tuấn ở Úc (Australia), người luôn theo dõi tình hình ở Việt Nam, viết bài “Nên thoát phong toả thế nào?” đăng trên Bauxite.VN. Bài viết nầy có đoạn:  

<< Ông Nguyễn Văn Nên nói “TP.HCM không thể thực hiện Chỉ thị 16 mãi” [1], và tôi đồng ý. Nếu dựa vào các 'outcome' như số ca nhiễm và số ca tử vong, thì chánh sách phong toả thành phố HCM đã không đem lại hiệu quả. Tôi đề nghị lộ trình 4 bước thoát phong toả dưới đây. Với những lý giải trên, tôi nghĩ TP.HCM nên tính đến việc ngưng phong toả.

 Mục tiêu của phong toả là ngăn ngừa không để lây nhiễm trong cộng đồng. Nhìn bề ngoài thì rất ư là logic. Khi phong toả, người dân sẽ không đi ra ngoài, sẽ không tương tác với nhau, và vì thế người bị nhiễm sẽ không lây lan cho người khác. Như vậy, phong toả có thể giảm lây lan, và giảm số ca cần nhập viện, và qua đó giảm số ca tử vong. Nhìn như thế chúng ta thấy phong toả quả thật là biện pháp hợp lý.

Nhưng những gì xảy ra trong thực tế không giống như lý thuyết. Chúng ta thử xem qua con số ca nhiễm ở TP.HCM từ khi bắt đầu phong toả (đầu tháng 7),  số ca mỗi ngày tăng từ 137 tăng lên 164 ca… Sau khi phong toả, như chúng ta thấy, số ca tiếp tục tăng. Không chỉ tăng mà còn tăng rất nhanh. Xu hướng này rất đúng với quy luật của bệnh truyền nhiễm. Số liệu dưới đây tôi thu thập từ HCDC.vn:

     Ngày            người nhiễm

 20/6/2021    =      137

25/6/2021     =      164

1/7/2021       =       465

5/7/2021       =       641

10/7/2021     =    1.320

15/7/2021     =    2.691

20/7/2021       =   3.322

25/7/2021       =   4.555

30/7/2021       =   4.282

5/8/2021         =   3.886

10/8/2021        =   3.956

15/8/2021        =   4.516

20/8/2021        =   3.375

25/8/2021        =   5.294

30/8/2021        =   5.889

Dĩ nhiên cần bàn thêm, riêng tôi (Tuấn), chúng ta nên nghĩ đến 4 bước sau đây:    


Bước 1, Các công sở và hãng xưởng nên mở cửa hoạt động lại. Những người đi làm nếu chưa tiêm vaccine thì có thể cần làm xét nghiệm nhanh. Cho phép những người đã tiêm vaccine đi chợ trong vòng (ví dụ như) 5 km .

Bước 2, Mở cửa các khu vực công cộng (như quán ăn, nhà hàng, khách sạn, khu du lịch nội địa, v.v.) Nên ưu tiên cho những người đã tiêm chủng vaccine. Không hạn chế đi lại.

Bước 3, Cho phép du lịch đến một số quốc gia và nhận du khách từ các quốc gia đã được tiêm chủng. Bình thường hoá các hoạt động khác. Không hạn chế đi lại ở người cao tuổi (trên 65) và có bệnh nền.

Bước 4, Xem covid-19 như các bệnh truyền nhiễm khác. Không lockdown, không giới hạn đi lại nước ngoài, không giới hạn du khách  >>.

**

Dịch Vũ Hán (Wuhan) đã và đang gây ra biết bao thảm cảnh cho dân, đó là việc Xã hội Dân sự, dầu Ban lãnh đạo phòng chống dịch đang là hay vốn là tướng tá cũng không được dùng Quân lịnh đối với dân. Khi gặp khó khăn phưc tạp, tướng lĩnh phải sử dụng cái đầu tỉnh táo (không được ngược lại) xử lý sự vụ có lý có tình mới mong tháo gở được khó khăn.

Hốt hoảng trước dịch bịnh đang diễn ra không chỉ trong dân chúng, nhưng riêng tôi luôn bình tỉnh, tự nhủ: “chưa chắc bị nhiễm, nhiễm chưa chắc chết, chết trẻ khoẻ ma, chết già trẻ dân số, đỡ khổ cho lớp trẻ, cho khoẻ cái thân, nợ trần phủi sạch?”. -/-