13 décembre 2014

DÂN CHỦ MỸ - ÐỘC TÀI VIỆT




Phạm Trần

Logo CIA
Phúc trình "động trời" của Ủy ban Tình báo Thượng viện Mỹ công bố ngày 09/12 (2014) đã tiết lộ dưới thời Tổng thống Cộng hòa George W. Bush, cơ quan tình báo CIA (Central Intelligence Agency) đã ðược Bộ Tư pháp cho phép áp dụng những biện pháp vô nhân đạo để tra tấn tù nhân, ði ngược lại với truyền thống và đạo lý của nhân dân Mỹ.
Bản phúc trình dài 524 trang đã gây xúc động cho hàng triệu người trên Thế giới nhưng liệu có ðem lại bài học nào cho Nhà nước ðộc tài Cộng sản Việt Nam không ?


Câu hỏi có lẽ thừa nhưng hành ðộng của các Nghị sỹ Hoa Kỳ rất ðáng ðể cho chế độ Cộng sản Việt Nam soi mặt khi Nhà nước đang sử dụng công an đội lốt côn ðồ, hay thuê côn ðồ ðàn áp dân mà chưa bao giờ dám nhận trách nhiệm.

Công an CSVN cũng đã ép cung, mớm cung nhận tội oan cho nhiều người dân mà Quốc hội cũng không dám ðiều tra, can thiệp thì đủ biết các quyền của dân ghi trong Hiến pháp chỉ để “diễu trò dân chủ trá hình" ở Việt Nam.

CHUYỆN CỦA CIA

Vắn tắt câu chuyện của Thượng viện Mỹ và CIA như thế này: Cách nay 5 nãm, Ủy ban Tình báo do Nghị sỹ Dân chủ Diane Feinstein làm chủ tịch đã mở cuộc ðiều tra về những hành ðộng tra tấn bị lên án rất tàn bạo của nhân viên CIA ðối với các tù nhân nghi can khủng bố, hay nhúng tay vào các vụ khủng bố bị giam ở các nhà tù do CIA cai quản ở nước ngoài, trong ðó có Thái Lan, Iraq, Afghanistan và một số nước Ðông Âu. Việc này xẩy ra dưới thời Tổng thống Cộng hòa George W, Bush từ sau cuộc khủng bố của lực lượng Al Qaida tấn công vào nước Mỹ ngày 11/09/2001 ðến khoảng năm 2004 khi ông Bush chuẩn bị tranh cử nhiệm kỳ Tổng thống lầ
n thứ 2.

Không có tài liệu nào chứng minh các biện pháp tra tấn này ðã chấm dứt trước khi Tổng thống Bush kết thúc nhiệm kỳ 2 vào tháng 1/2009, nhưng chính ông Bush và các Phụ tá của ông, kể cả Phó Tổng thống Dick Cheney, đã bênh vực cho kỹ thuật tra tấn.

Cơ quan CIA thời kỳ ðó và các Phụ tá Tổng thống Bush báo cáo với Quốc hội rằng các kỹ thuật ðiều tra ðã đem lại kết quả phá vỡ nhiều kế họach khủng bố chống nước Mỹ và Ðồng minh của quân khủng bố do Bin Laden cầm ðầu.


Tuy nhiên Phúc trình của Ủy ban Tình báo Thượng viện ðã bác bỏ tất cả những báo cáo lạc quan của Chính quyền Bush, và còn cáo buộc CIA và các viên chức quanh Tổng thống đã che dấu sự thật, bịa đặt ra nhiều thành tích ðể ðánh lừa cả Tổng thống lẫn Quốc hội và nhân dân Hoa Kỳ.

Ủy ban Tình báo Thượng viện cũng nói rằng, các cách hành hạ tù nhân không giúp phát giác ra các kế họach khủng bố nhắm vào nước Mỹ cũng như không ðóng vai trò gì trong việc tìm ra nơi ẩn náu ở Pakistan và hạ sát lănh tụ Bin Laden của Al-Qaida ngày 02/5/2011.

Các biện pháp tra tấn của CIA đã bị hủy bỏ ngay sau khi Thượng nghị sỹ Barack Obama ðắc cử Tổng thống tháng 11 năm 2008. Ông Obama gọi các kỹ thuật tra tấn tù nhân này là “trái với ðạo lý của dân tộc Hoa Kỳ".

TRA TẤN RA SAO ?

Nhưng CIA ðã tra tấn ra sao ? Theo Phúc trình của Nghị sỹ Diane Feinstein thì nhiều tù nhân đã bị dựng ngược ðầu xuống ðất, hay bị buộc nằm ngửa mặt với tay bị khóa ðể cho nhân viên ðiều tra xối nước xuống mặt không ngừng. Nhiều trường hợp tù nhân bị nhấn ðầu xuống nước ðến ngộp thở gần tắt hơi, hay bị buộc trần truồng chạy qua lại trong hành lang cho nhân viên ðiều tra ðấm ðá cho ðến khi kiệt sức. Bản phúc trình của Ủy ban cũng cáo giác một số kỹ thuật tra tấn khác như : Bắt tù nhân phải ngồi trong phòng lạnh , tắm nước lạnh, không cho phép ngủ hàng chục ngày như phải ðứng hoặc trong tư thế bất an trong khi tay bị khoá treo qua ðầu. Họ cũng bị cưỡng ép nuốt thức ăn ðể cho sống rồi bị tra tấn tiếp. Có khi các tù nhân còn bị thổi khói thuốc vào mặt, bị đánh nhừ tử rồi cho ngã vật xuống ðất như những thân cây bất ðộng hoặc bị làm cho nghẹt thở v.v…


Có những trường hợp tù nhân bị ðe dọa nếu không khai báo thì thân nhân phụ nữ của họ sẽ bị bắt để hãm hiếp. Một vài vụ xử bắn giả cũng đã ðược CIA thực hiện ðể khủng bố tình thần tù nhân.

Kết luận của Ủy ban Tình báo Thượng viện Mỹ ðã căn cứ vào trên 6 triệu hồ sơ, ðiện thư và báo cáo của CIA. Sau 5 năm ðiều tra và tổ chức hàng trăm cuộc phỏng vấn và ðiều trần của các nhân vật có trách nhiệm và nhân chứng, Ủy ban ðã hòan tất một Bản phúc trình dầy trên 6,000 trang.


Tuy nhiên, trong cuộc bỏ phiếu hồi tháng 4/2014, Ủy ban ðã quyết định chỉ giải mật 524 trang và phản biện của phe Nghị sỹ Cộng hòa trong Tiểu ban Tình báo.


PHẢN ỨNG

Tổng thống Obama
Tổng thống Obama nói rằng những cách thức tra tấn hung hãn không những không phù hợp với giá trị của Hoa Kỳ như một Quốc gia, chúng còn không phục vụ cho những nỗ lực chống khủng bố rộng lớn hơn hay quyền lợi an ninh của nước Mỹ. ("These harsh methods were not only inconsistent with our values as a nation, they did not serve our broader counterterrorism efforts or our national security interests.")

Thượng nghị sỹ Cộng hòa John McCain, người từng trải qua 5 nãm tù và bị tra tấn ở Nhà tù Hỏa Lò (Hà Nội) từ tháng 10/1967 ðến 1973 sau khi máy bay oanh kích của ông bị bắn rơi, đã tách khỏi hàng ngũ đảng để ca ngợi Bản phúc trình.

Ông nói các biện pháp tra tấn: "Ðây là một bản nghiên cứu rất thông suốt về cách hành sử mà tôi tin rằng không những thất bại về mục ðích ðể bảo ðảm cho hành ðộng tình báo hầu ngăn chận các cuộc tấn công vào nước Mỹ và Ðồng minh mà còn làm phương hại ðến nhu cầu an ninh của chúng ta, cũng như danh dự của chúng ta là một thực thể tốt ðẹp của Thế giới.”

("It is a thorough and thoughtful study of practices that I believe not only failed their purpose – to secure actionable intelligence to prevent further attacks on the U.S. and our allies – but actually damaged our security interests, as well as our reputation as a force for good in the world." )

John McCain
Nghị sỹ John McCain từng là ứng cử viên Tổng thống ðảng Cộng Hòa chống Tổng thống Obama nãm 2008 nói thêm về Bản phúc trình: "Sự thật là ðôi khi ðó là viên thuốc ðắng khó nuốt. Ðôi khi cũng tạo cho chúng ta những khó khăn ở nước Mỹ và ở nước ngoài. Và ðôi khi cũng có thể bị kẻ thù của chúng ta sử dụng ðể chống chúng ta. Nhưng người dân Hoa Kỳ có quyền ðược biết, dù muốn hay không."

( "The truth is sometimes a hard pill to swallow. It sometimes causes us difficulties at home and abroad. It is sometimes used by our enemies in attempts to hurt us. But the American people are entitled to it, nonetheless.")

Nhiều cấp lãnh đạo đảng Cộng hòa thời Tổng thống Bush và ở Quốc hội không hài lòng với báo cáo của Ủy ban do Nghị sỹ Dân chủ Diane Feinstein đứng đầu. Họ nói rằng kết luận của Ủy ban đa số Dân chủ là một chiều, không phục vụ lợi ích chung và nhằm chỉ trích Chính quyền Tổng thống Bush là chính.

Nhóm 6 Nghị sỹ Cộng hòa trong Ủy ban Tình báo gồm Saxby Chambliss, R-Ga.; Richard Burr, R-N.C.; James Risch, R-Idaho; Dan Coats, R-Ind.; Marco Rubio, R-Fla.; and Tom C
oburn, R-Okla
đã viết trong 167 trang phản biện rằng Chương trình điều tra cặn kẽ của CIA đã cứu ðược nhiều mạng sống và làm suy yếu lực lượng Al Qaida.

Họ viết : " Chúng tôi không có chút hoài nghi nào về kế hoạch giam giữ đã cứu sống nhiều mạng người và ðóng vai trò quan trọng trong nỗ lực làm suy yếu quân Al Qaida khi Kế hoạch này ðược thi hành.” (“We have no doubt the CIA’s detention program saved lives and played a vital role in weakening Al Qaeda while the Program was in operation.”) Giám đốc CIA John Brennan cũng phản bác Phúc trình của Bà Nghị sỹ Feinstein là không phản ảnh sự thật.

Ông nói : "Theo quan điểm của chúng tôi thì cuộc điều tra những kẻ bị giam giữ (ám chỉ những cách tra khảo quá đáng) đã cung ứng tin tình báo giúp phá vỡ những kế họach tấn công, bắt giữ quân khủng bố và bảo vệ ðược nhiều mạng sống."
("Our review indicates that interrogations of detainees (subject to enhanced interrogation) did produce intelligence that helped thwart attack plans, capture terrorists, and save lives.")

Giám ðốc Brennan cũng nói thêm rằng : “ Tin tình báo mà chúng tôi thu lượm ðược qua kế họach ðiều tra rất quan trọng ðể giúp chúng tôi biết thêm về lực lượng Al Qaida và ðể cho chúng tôi có thể thực hiện những kế hoạch chống khủng bố cho ðến ngày hôm nay.”


("The intelligence gained from the program was critical to our understanding of al Qaeda continues to inform our counterterrorism efforts to this day.")

Tuy vậy, báo chí cũng nhận ra trong phản biện ông Brennan thừa nhận CIA đã học ðược những khuyết điểm của mình, nhưng ông hoàn toàn phủ nhận những cáo buộc cho rằng CIA đã có kế hoạch một cách hệ thống để giấu diếm các viên chức cao cấp về chiến thuật cũng như kết quả của phương pháp ðiều tra.
("Brennan said the agency had learned from its mistakes, but refuted the idea that it systematically misled top officials about its tactics and results.”).


TRƯỜNG HỢP VIỆT NAM

Ðó là chuyện của Nhà nước Mỹ từng bị CSVN gọi là “Tư bản dãy chết" hay cũng vi phạm trầm trọng quyền con người mà cứ muốn rao giảng nhân quyền và ðạo đức đến nước khác, trong đó có Việt Nam.

Vậy thì tình hình tra tấn, oan sai, vu oan cáo vạ, đánh dân vô tội vạ của Công an của cái "Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân" thì như thế nào ?

Kể ra thì cả năm dài chưa hết những "thành tích cách mạng" trong thời đại Hồ Chí Minh nên chỉ viết ra đây một số vụ điển hình để xem Hoa Kỳ hay Việt Nam ai dân chủ và tôn trọng luật pháp hơn ai ?

Trước hết hãy nói về vụ án gây bất bình cả nước Nguyễn Thành Chấn. Ông Chấn không phải là kẻ giết người nhưng Công an Tỉnh Bắc Giang đã ép ông phải nhận sau nhiều trận đòn nhừ tử từ ngày 30/8/2003. Ông phải mang bản án Tù Chung thân ðến ngày ðược thả 4/11/2013.

Nguyễn Thành Chấn
Báo Vietnam Express trong nước viết (6/11/2013): "Trong 10 năm, có nhiều việc ông đã quên nhưng riêng việc bị ép cung thì ông vẫn nhớ. Trực tiếp là ðiều tra viên Nguyễn H.T. Ðiều tra viên Trần N.L. tay cầm dao, lăm lăm ðe doạ. “Ðiều tra viên L. hỏi Mày có khai không, tao cho mày chết. Một ðiều tra viên khác ðánh tôi, bắt tôi tập ði tập lại các ðộng tác từ trong trại giam ðể ði thực nghiệm tại hiện trường”.

"Trong ðơn kêu oan ðề gửi Thanh tra Bộ Công an, ông Chấn nêu, ngày 30/8/2003, ông nhận ðược giấy mời lần 1 ðến Công an huyện Việt Yên ðể làm việc. Cụ thể, cơ quan ðiều tra lấy dấu chân và dấu vân tay, ðồng thời hỏi ông có biết gì về cái chết của cô (Nguyễn Thị) Hoan, ông trả lời không biết gì cả. Ðến 20/9/2003, ông nhận ðược giấy triệu tập lần 2 và vẫn trả lời không biết gì về cái chết của cô Hoan. Sáng hôm sau, ông đến theo hẹn thì cán bộ Nguyễn H.T. lại lấy dấu chân, dấu tay nhiều lần rồi tra hỏi, ðánh ông rất ðau. Từ ðó, khoảng 6 cán bộ thay nhau canh ông suốt ðêm này sang ðêm khác không cho về và không cho ngủ, dọa nạt, ép buộc ông.

"Cán bộ Trần N.L bắt tôi vẽ dao, tôi không vẽ loại dao gì lại bảo cho mày cái búa vào ðầu cho mày chết bây giờ. Cán bộ H.T trên tay lúc nào cũng cầm dao hăm dọa, ép buộc tôi phải nhận. Tiếp ðó, cán bộ Ngô Ð.D ðọc và bắt tôi viết ðơn tự thú ngày 28/9/2003. Thế là ðến chiều chuyển tôi về trại Kế - Bắc Giang".

“Thời gian tạm giam ở trại Kế, có ðêm ông Chấn bị chuyển 3-4 buồng. "Có lần vừa vào buồng của phạm nhân Phạm Duy Hồng, tôi bị dùng dép ðánh vào 2 mang tai sau ðó bắt hát. Bị bắt từ ngày 20 ðến ngày 28 hầu như tôi không ðược ngủ, ðầu óc quay cuồng, lâng lâng", ông Chấn lấy tay ôm mặt.
"Cũng trong trại Kế, tôi phải tập ðâm bên nọ, ðâm bên kia. Họ cho một tù nhân giả làm cô Hoan. Cán bộ ðưa cho cái thìa, cái lược ðể làm hung khí. Tập nhiều lần cho thành thạo, làm ði làm lại ðể ðúng ý họ. Sau đó, họ mượn nhà dân, bắt tôi diễn lại và quay phim thực nghiệm hiện trường."

KẺ NGAY CŨNG THÀNH GIẾT NGƯỜI


Huyết thư của ông Nguyễn Trường Chinh gửi chủ tịch nước kêu oan cho con. (Hình: Dân Việt)

Trường hợp thứ hai phải kể ra là “Thư của tử tù Nguyễn Văn Chưởng gửi Mẹ từ trại biệt giam Trần Phú” đề ngày 07/04/2009, nhưng đến tháng 12/2014 mẹ anh mới dám phổ biến.

Chưởng viết: “ Khi con ðang ngủ nhờ nhà thằng em con quen vì con và Bảy chưa tìm ðược nhà trọ nên ở ðấy. Vào lúc khoảng 1h sáng có một tốp người mặc quần áo bình thường nói là công an phường ðến kiểm tra hành chính, bọn con ðã ðưa hết giấy tờ ra cho họ nhưng giấy tạm trú của con ở phường khác nên họ nói là bắt bọn con lên phường và họ trói con bằng dây thắt lưng, vòng tay ra sau và họ bắt tất cả bọn con ði, họ gọi Taxi ðến và bảo lên số 9 Hồ Xuân Hương. Con cứ tưởng ðấy là chỗ công an phường cơ, nhưng ðến nơi con mới biết ðó là công an thành phố và một người trong số họ bảo con là mày nhìn xem ðây là ðâu, con nhìn theo tay người ấy chỉ thì thấy tấm bảng đề H88 xong họ lại hỏi con có biết Thanh "Già", Nga "Thọt", Phương, Hoàng không? con bảo là có. Con nói là Thanh có quán bán hàng gần nhà con thuê cũ còn Nga "Thọt" con cũng biết, Phương thì nhà ở Ðông Hải, Hoàng thì ở Khâm Thiên- Hà Nội. Vì con nghĩ Phương là chị gái thằng Trường có người yêu tên Hoàng thường ở chỗ anh Thanh nên con nói vậy.”
"Thế là họ ðánh con tới tấp, không ðể con nói ðược câu nào nữa, họ thôi ðánh con thì con mới thở ðược và nói là sao các chú ðánh cháu? Cháu có làm gì ðâu? và họ nói "Không làm gì thì tao mới đánh chứ làm gì thì đã không bị ðánh" và họ lại tiếp tục ðánh con tiếp và dùng còng số 8 treo cánh vắt tay (treo cánh tiên) chỉ có 2 ðầu ngón chân cái chạm xuống ðất, con lúc này gào lên: "Lý do gì mà các người ðánh tôi, pháp luật là như vậy hả...??"

"
Ðược khoảng 15 phút họ cho con xuống và ngồi ở ghế, dùng xích chó xiết, quấn chặt người con vào ghế xong rồi sỏ cùm que nóng vào chân con, xong tất cả rồi 1 người trong số họ mới hỏi con: "Mày biết mày bị bắt vì lý do gì không?" con trả lời là cháu không biết, sao cháu lại bị bắt? và còn lại bị ðánh nữa? thế là người ấy nói là: "Mày bị bắt vì giết người ở Ðình Vũ", Con lúc ðó không biết là ngày bao nhiêu và vào thứ mấy nên con hỏi là: "Thế hôm ðó là ngày bao nhiêu? và vào thứ mấy?" ðể con xem mình ðang ở ðâu vào ngày hôm ấy và họ nói là: "Hôm 14 và vào thứ 7", con lúc ðó mới nghĩ ra là hôm ðó con ở quê nên con bảo họ là "Ngày hôm ðó cháu về quê vào chiều thứ 7 ðúng hôm 14" và con có nói con ði cùng với thằng Trường về và kể ði chơi ở những ðâu nhưng họ ðã không nghe con giải thích và cũng không ghi lời khai của con, không xác minh ở quê xem con nói có ðúng không. Nhất là thằng Trường cũng bị bắt cùng với con và cả cái Bảy, hai ðứa nó ðều biết chắc và nhớ vì ngày gần ðây nhưng họ ðã không làm như vậy, chỉ mỗi một câu là mày phải nhận, con bảo là: "Thú thực là cháu không giết người và hôm ðó cháu ở quê Hải Dương cách chỗ xẩy ra vụ án ðến 30 cây số".


Nguyễn Văn Chưởng kể tiếp : “ Con nghĩ trình bày như thế chắc họ phải xác minh vì trong vụ án bắt nhầm người là ðiều bình thường, nhưng ðây họ không làm như vậy, cũng không muốn nghe những gì con nói. Thế là chân họ ðạp, giận xuống xiềng nên xiết rất mạnh vào mắt cá chân, con rất ðau, kêu gào thảm thiết, ngất lên ngất xuống không biết bao nhiêu lần. Con nói ði nói lại là "Cháu không giết người, các chú bắt nhầm người rồi các chú ði xác minh hộ cháu, cháu van lạy các chú", họ cười như những con quỷ chứ không phải công an. Vì họ không mặc ðồng phục công an, bắt ðầu chửi rồi ðánh ðủ mọi kiểu từ gậy gỗ rồi ðạp, giận xiềng, xiết ðạp xích, ðấm, tát, lấy ðầu gậy tre chọc thẳng vào giữa ngực
."

"Chán tay tất cả lại dừng, họ lại hỏi con: "Thế mày ðã chịu nhận chưa hay là còn phải ðánh nữa?". Con bảo họ là con có giết người ðâu mà nhận tội làm sao ðược, sao các chú không hỏi xem và ði xác minh cháu nói có ðúng không, và họ lại hỏi con "Thế mày biết thằng nào giết người" con bảo là "Cháu biết làm sao ðược, cháu có giết người ðâu mà cháu biết", thế là họ bảo "Thế thì mày thành thằng giết người" xong họ lại tiếp tục ðánh ðập, tra tấn nhục hình con, con thì vẫn kêu gào là oan: "Có ai cứu tôi với, tôi bị oan, luật pháp ở ðâu vậy" thế là họ lấy luôn ðôi tất ở ðâu nhét vào mồm con, và con không kêu , không nói ðược nữa xong họ lại treo cánh tiên họ bật ðiều hòa thật lạnh và dùng những đòn nhục hình, bỉ ổi vào bộ phận sinh dục của con và họ lại ðấm, tát con lúc này máu mồm con ðã hộc ra nhiều thậm chí ðái hết ra sàn nhà vì những đòn thâm hiểm. Con cũng không theo ý họ là nhận tội vì con ðâu có giết người mà phải nhận tội. Thế là họ bảo: "Mày rắn lắm nhưng không chịu lâu ðược ðâu, hôm nay kiểu này, mai còn nhiều kiểu khác, mày không nghe lời tao thì còn nhiều cách để bắt mày phải nhận tội". Thế là họ ði ngủ, cũng tại trong phòng đó, họ phải đắp chăn cho đỡ lạnh, còn con mỗi cái áo sát lách mỏng và cửi truồng vừa lạnh vừa khát, xin nước uống thì họ cho có một chén bé, xin chén nữa thì bị nhổ nước bọt vào mặt.”

Sáng sau, C
hưởng kể cho Mẹ biết : “ Lúc này rơi vào lúc 5h sáng. Ðúng 7h sáng họ dậy lại tiếp tục ðánh con tiếp ðến hơn 11h trưa họ thôi và ông S trung tá ngồi nhìn con bảo là "Ðịt mẹ mày cố tình bố cho mấy con ðàn bà ðánh vợ mày cho lòi mẹ con mày ra" còn ông P thượng uý bảo "Mày có em trai hả nó không khóc như mày ðâu mày muốn nó mất một trong hai chân à". Còn một người con không biết tên nhưng chắc ở gần nhà mình ở Hải Dương bảo là "Mày tưởng nhà mày tao không biết à, mẹ mày ðang ở nhà, có một mình chứ gì?" và còn nói, chửi, ðe lẹt nhiều lắm nhưng con không nhớ hết lời bọn họ nói, con không tin là họ dám ðộng ðến nhiều người dân vô tội như thế. Ðến cả ðứa trẻ chưa chào ðời mà họ còn ðịnh cướp mạng sống của nó từ trong bụng mẹ nó! Rồi họ nói nhiều và con cũng rất hoảng, con nghĩ ðến mẹ, em trai, cái Bảy và con của con. Con nghĩ rằng con ðã ðược sắp ðặt trước ðể thế thân cho thằng giết người, một kẻ giám làm, không dám chịu.” “Họ đã nói rằng "Mày muốn thành một con người hay bị ðánh như con súc vật và cả người nhà mày nữa, loài súc vật nó còn biết thương nhau mày nghĩ lại ði". Con bảo là cháu không giết người cháu có biết chi tiết gì mà khai ðâu. Thế là họ nói rằng " Không biết thì ðể tao hướng dẫn" và ông N trung tá hướng dẫn tất cả những chi tiết vụ án, một người khác thì kẻ vẽ sơ ðồ ðể con biết. Một người khác thì chìa hai bản cung của thằng Hoàng "ðen" và thằng Trung ra, bảo chúng nó khai hết rồi, nhận hết rồi, mày nữa là xong. Con lúc ðó mắt hoa chả ðọc ðược gì từ 2 bản cung ðó, xong tất cả rồi con ðược họ tháo mọi thứ ở trên người xuống cho uống nước và có 1 người chụp ảnh rồi ðưa vào trại Trần Phú chiều 30/07/2007.” (Trích thư kêu cứu của Bà Trần Thị Nga gửi ðến Dân Luận)


TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM

Trường hợp thứ ba thì hãy nói về cái chết bi thảm của hai tù nhân lương tâm sau khi gần chết mới ðược thả từ Nhà tù CSVN.

Trong Thư tố cáo trước Thế giới ðề ngày 13/07/32014, Tổ chức Cựu Tù nhân Lương tâm (CTNLT) ở Việt Nam của hai Ðồng Chủ tịch Bác sỹ Nguyễn Ðan Quế và Linh mục Phan Văn Lợi kể rằng : "Tại nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, vừa xảy ra hai trường hợp làm nhức nhối lương tâm con người: ðó là hai tù nhân ðặc biệt ðã qua ðời một thời gian ngắn sau khi ðược trả tự do vì mắc những chứng bệnh hiểm nghèo từ trong nhà tù do chính bàn tay của các cai tù Cộng sản gây ra.

Ðó là giáo viên Ðinh Ðăng Ðịnh, sinh nãm 1963, bị bắt tháng 10-2011, sau ðó bị xét xử rồi bị tuyên án 6 năm tù theo ðiều 88 Bộ luật Hình sự. Lý do: ông từng cổ xúy ða nguyên ða ðảng lẫn kêu gọi toàn dân ký tên phản ðối dự án bauxite tại Ðắc Nông, do nghi ngại những tác hại về môi trường của việc khai thác thứ quặng này mà nay ðã thành hiển nhiên."

Theo bản tố cáo thì : " Trong thời gian thụ án, ông (Ðịnh) bị ðau dạ dày. Sau nhiều tháng ðòi hỏi của bản thân cùng gia đình bên ngoài, ông mới ðược trại giam gửi về bệnh viện của công an tại Sài Gòn. Ở ðây phát giác ông bị ung thư bao tử và phải mổ cắt bỏ ¾ dạ dày. Sau khi mổ, ông bị ðưa trở lại trại ðể tiếp tục bị giam giữ mà chẳng hề ðược chăm sóc hậu phẫu ðầy ðủ, khiến ông không qua khỏi. Khi thấy ông sắp chết, ngành công an mới trả ông về cho gia ðình lo liệu ðể chối bỏ trách nhiệm. 14 hôm sau, ông từ trần vào ngày 03-04-2014.”


BỊ ĐẦU ĐỘC CHO CHẾT

 
Vẫn theo lời CTNLT thì : " Trước khi qua ðời, ông quả quyết với gia ðình, bạn bè, các cựu tù nhân lương tâm, với truyền thông ðại chúng là mình đã bị trại giam ðầu ðộc ðể trả thù ông ðã chống ðối chế ðộ. Ông khẳng ðịnh: nhờ chuyên ngành hoá học, ông nhận ra mùi hoá chất của phân bón thực vật có trong nước uống hàng ngày trại giam phát cho ông. Nhưng vì ở trong phòng biệt giam một mình, phản ðối không ðược, mà không uống thì chết khát."

Người thứ hai, theo Bác sỹ Quế và Linh mục Lợi, là tù nhân chính trị Huỳnh Anh Trí, sinh năm 1971, bị bắt tháng 12-1999 rồi bị kết án 14 năm tù theo điều 84 Bộ luật Hì
nh sự.

Thư tố cáo viết : “
Mãn hạn tù tháng 12-2013, nhưng chỉ 6 tháng sau, do sức khỏe bỗng nhiên suy kiệt, ông Trí ðược xét nghiệm y tế và biết rằng mình nhiễm virus HIV. Ác thay, cơn bệnh này ðã chuyển sang giai ðoạn AIDS và ông vừa qua ðời hôm 05-07-2014, ở tuổi 43, tại bệnh viện Phạm Ngọc Thạch ở Sài Gòn."

"Trước khi từ giã cõi ðời, ông Trí xác quyết trước dư luận trong, ngoài nước và quốc tế rằng 100% ông ðã mắc phải căn bệnh khủng khiếp này từ nhà tù cộng sản, trong khoảng thời gian 14 năm ông sống trại giam Z30 ở Xuân Lộc, Đồng Nai, vì trước khi vào ðó, ông hoàn toàn khoẻ mạnh.”


Ông còn trăng trối: "Công luận trong và ngoài nước hãy can thiệp ngay vào các nhà tù CSVN và các nhà biệt giam, ðể cho những người tù không bị cưỡng bức lao ðộng, không bị ðối xử ngược ðãi, không bị xâm phạm ðến thân thể và tinh thần… Tôi lo cho các chiến hữu còn trong tù của tôi, vì khi ở trong tù, tôi đã chứng kiến 14 trường hợp tù chính trị bị nhiễm AIDS và chết"…

Theo ông Trí, căn bệnh quái ác đó đã ðược truyền qua ðường máu . Bằng cách các tù nhân mạnh khỏe bị buộc phải dùng chung dụng cụ hớt tóc và cạo râu với tù nhân nhiễm virus HIV, hoặc khi “bị kỷ luật”, phải dùng chung cùm với tù nhân mắc bệnh AIDS. Những vết sước do dao cắt hoặc vết thương do cùm nghiến vào chân chính là ðường máu truyền bệnh. Chính ông Huỳnh Anh Trí ðã bị cùm như thế trong một thời gian dài.”

Tổ chức CTNLT tố cáo với Thế giới : " Ðây là thủ ðoạn vô cùng ðộc ác nhằm trả thù các tù nhân lương tâm, tù nhân chính trị bất khuất không nhận tội. Và nhiều người trong số họ ðã chết. Từ 2004, nhiều lần các trại viên, trong đó có ông Huỳnh Anh Trí, đã ðồng loạt ðứng lên ðòi trại giam phải bãi bỏ việc sử dụng chung một lưỡi dao cạo cho hàng trăm người. Giám thị trại tỏ ra nhượng bộ khi cho mỗi người sử dụng dao riêng của mình, nhưng sử dụng xong phải trao lại cho quản giáo. Việc làm này một lần nữa rất khuất tất, vì quản giáo có thể trả thù bằng cách vấy máu HIV vào lưỡi dao cạo.”

BÀI HỌC DÂN CHỦ CHO AI ?

Ðó là một số trường hợp ðiển hình ở Việt Nam có bàn tay của Công an dính vào. Những vụ án lương tâm này không ðược ai biết ðến. Quốc hội CSVN có 500 Ðại biểu nhưng chỉ biết trung thành giúp ðảng tồn tại ðể ðược ăn lương là tiền lao ðộng và ðóng thuế của dân thay vì bảo vệ quyền lợi cho những người ðã bỏ phiếu cho mình. Quốc hội mang danh “ðại biểu dân” nhưng ðã đồng lõa với tội ác do Công an và các lực lượng khác của nhà nước gây ra cho dân.
Nêu lên 4 trường hợp tù nhân chỉ ðể làm chứng cho những vụ án oan sai, bị ép cung nhận tội bởi những kẻ có quyền đã chà ðạp lên Hiến pháp và luật pháp của quốc gia và tính "bù nhìn" của các Đại biểu Quốc hội.

Còn biết bao nhiêu vụ án, bao nhiêu nạn nhân của cường quyền và bạo lực do Nhà nước chủ mưu ðể ðầy ðọa dân chưa bị phanh phui hoặc không ai dám tố cáo ?

Những vụ khiếu kiện ðông người của mọi tầng lớp nhân dân lao ðộng và nông dân hàng ngày diễn ra trong cả nước mà sao không thấy các Ðại biểu Quốc hội ðộng tĩnh gì ?

Họ đã lạnh cảm như những nhánh cây khô chết cháy giữa Hà Nội, thành phố mệnh danh Hòa Bình và vẫn phô trương chiến thắng Ðiện Biên Phủ trên không hồi năm 1972 khi phải chống máy bay oanh kích của Mỹ.
Ngay trong hai trường hợp mới xẩy ra giữa Thủ ðô Hà Nội có “bàn tay lông lá” của Công an nhúng vào cũng không thấy ai trong Ðòan Ðại biểu Quốc hội Hà Nội, kể cả Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, quan tâm dù quyền tự do ði lại của cử tri Thành phố ðã bị trắng trợn vi phạm.


Các nhân viên sứ quán đi "hộ vệ" TS Nguyễn Quang A đến phòng họp

Vụ thứ nhất diễn ra ngày 26/11/2014 ðối với Tiến sỹ Nguyễn Quang A. Nhà ðấu tranh dân chủ 68 tuổi đã buộc phải đi bộ nhiều giờ để có thể vượt qua 10 cây số từ bên kia sông Hồng đến với Cuộc Tọa ðàm do ông cùng tổ chức về "Cơ chế của LHQ về Bảo vệ Người bảo vệ Nhân quyền" tại Nhà thờ Thái Hà, dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội.

Lý do ông phải thân già lội bộ vì Công an khu vực và Thành phố Hà Nội đã phối hợp cấm không cho ông lên bất cứ phương tiện chuyên chở nào, ngay sau khi ông và người con bước ra khỏi nhà từ 5 giờ sáng.

Mặc cho Công an rầy rà, bám sát, ngăn cản nhưng không sao làm nhụt chí ðược con người có gương mặt đanh thép của ông Nguyễn Quang A. Ông đã đến với cuộc Tọa ðàm chậm 30 phút trước các con mắt chứng kiến cảnh Công an ngăn chặn của một số nhân viên Sứ quán nước ngoài ở Hà Nội.

Không biết Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị có cảm thấy xấu hổ với người nước ngoài và trước dư luận Thế giới về việc này không ?

Vụ thứ hai xẩy ra ngày 7/12/2014 ðối với nhóm Giáo sư Nguyễn Huệ Chi, Nghệ sỹ Kim Chi, Giáo sư Chu Hảo, Nhà Xã hội học Nguyễn Khắc Mai, Nhà văn Phạm Đình Trọng v.v…

Các vị này chỉ muốn gặp nhau "đánh chén” để mừng ngày Quốc tế Nhân quyền 10/12 tại Nhà hàng chuyên lẩu thịt Dê có tên Hoa Lư bên Hà Ðông nhưng bất thành vì Nhà hàng ðược lệnh phải đóng cửa và treo bảng "hết hàng” trước khi khách đến !

Sau ðó, theo tường thuật của Giáo sư Nguyễn Huệ Chi, cả nhóm lại kéo đến một Quán Thịt Cầy rồi cũng bị buộc phải “khăn gói lên ðường" vì nhà hàng đã bất ngờ phải thông báo đã "hết món" khách muốn.

Cuối cùng họ "hạ cánh an tòan" tại quán Thảo Nguyên, chuyên môn các món gà gần đó. Nhưng cả nhóm Trí thức nổi tiếng Hà thành lại bị "Trời ðày” không cho ăn trưa vì Chủ qúan cũng bị can thiệp từ giới chức "có quyền cao chức trọng" muốn đánh dân ngay cả trước bữa ăn !


TẠI SÀì GÒN THÌ SAO ?

Sau đó tại Sài Gòn ngày 9/12/2014, theo các Nhà báo tự do trong nước, blogger Nguyễn Hoàng Vi, một người trẻ ðấu tranh nhân quyền và sáng lập viên Mạng Lưới Blogger Việt Nam ðã bị một nhóm côn đồ (hay Công an đội lốt côn đồ) tấn công dã man gần nhà riêng tại hẻm 107 (ðường Phan Văn Năm, quận Tân Phú, Sài Gòn).

Có trên chục tên côn ðồ, kể cả 3 phụ nữ, ðã lao xe, đấm đá khắp thân thể Nguyễn Hòang Vi với lời vu khống "giựt chồng” để che đậy tội ác.

Trước ðó 2 Bloggers nổi tiếng là Giáo sư Hồng Lê Thọ, chủ Blog “Người Lót Gạch” đã bị Công an bắt ngày 29/11/ 2014 và bị cáo buộc tôị "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước” theo ðiều 258 Bộ luật Hình sự.

Ðến ngày Ngày 06/12/2014, Cơ quan An ninh ðiều tra Công an thành phố Hồ Chí Minh lại ra thông báo bắt Nhà văn, chủ Blog Quê Choa Nguyễn Quang Lập, hay Bọ Lập.

Công an nói đã : " Bắt quả tang, ra lệnh khám xét khẩn cấp và tạm giữ hình sự ðối với Nguyễn Quang Lập, sinh năm 1956, hộ khẩu thường trú tại căn hộ B505 - Lô B2 - Chung cư Hoàng Anh - Gia Lai, 37 Nguyễn Văn Hưởng, phường Thảo Ðiền, quận 2, thành phố Hồ Chí Minh".

Những vụ sách nhiễu kém văn hoá và bắt bớ phản dân chủ này ðã diễn ra trong tuần lễ ðội ngũ những Nhà Trí thức và giới trẻ trong nước có những hoạt ðộng cổ võ Quyền làm người nhân dịp kỷ niệm năm thứ 66 Ngày Liên Hiệp Quốc công bố Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền (10/12/1948).

Vậy mà Việt Nam Cộng sản, một thành viên của Hội ðồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc ðã cướp ði nhiều quyền tự do cơ bản của dân bằng sợi dây thòng lọng "do luật quy ðịnh”, hay “trước pháp luật” như đã ghi trong Hiến pháp năm 2013:


Điều 24:

1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.

2. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

3. Không ai ðược xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo ðể vi phạm pháp luật.
Điều 25:

Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.

Như vậy thì Nhà nước Việt Nam ðâu phải là “nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân" như ðảng huyênh hoang ?

Nhà nước CSVN có thượng tôn pháp luật hay không thì Quốc hội phải nhìn vào hành ðộng của các Thượng nghị sỹ Mỹ trong Ủy ban Tình báo ngày 9/12 (2014) đối với các vi phạm tra tấn tù nhân của CIA ðể soi gương mặt mình.

Các nhà Lập pháp Mỹ đã sử dụng quyền hiến định hợp tác với Hành pháp để ðiều hành việc nước và bảo vệ Hiến pháp để không một người nào, kể cả Tổng thống, có thể ðứng trên Luật pháp.

Ðó là nền tảng vững vàng của một Nhà nước có dân chủ pháp trị. Nhưng nếu biết các cơ quan hành pháp vi phạm luật mà các Nhà Lập pháp là Quốc hội lại toa rập với Hành pháp ðể che ðậy, hay tìm cách thay ðổi hành vi phạm tội thì ðó là một chính quyền phản dân chủ.

Vậy Quốc hội Việt Nam hiện nay ðang ðứng ở ðâu giữa ban hành luật và thi hành luật ? Các Ðại biểu Quốc hội ðã viết ðược một Dự Luật nào chưa, hay chỉ biết chờ “sung rụng từ phiá Hành pháp, hay Ðảng” ?

Chẳng nhẽ các Đại biểu không có khả năng viết luật hay không dám làm luật vì chưa ðược đảng cho phép ?

Dù sao chăng nữa thì cũng chỉ còn vài nãm nữa, Quốc hội khoá XIV sẽ ðược bầu ra vào nãm 2016, nhưng nếu các Ðại biểu Quốc hội lại cứ tiếp tục là Nghị gật như hiện nay thì thà đừng có Quốc hội còn hơn có một cơ quan lập pháp chỉ biết phục vụ ðộc tài. -/-



Phạm Trần

(12/014)