Nguyễn Trung Chính
TS Joachim Rücker (ảnh của UNHRC) |
Trong một bức thư chúc mừng tân Chủ tịch, Tiến sĩ Dương Hồng Ân (Điều hợp viên - Diễn Đàn Việt Nam 21) viết: "Người Việt Nam chúng tôi rất quan ngại về sự vi phạm nhân quyền liên tục ở Việt Nam của chính quyền Hà Nội. Chúng tôi tự hỏi, tại sao Việt Nam, một thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ từ tháng 1.2014, lại có thể vi phạm công khai quyền tự do báo chí và tư tưởng ở ngay đất nước của mình..."
Năm nay 2015, Hội đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc có chủ tịch mới là Tiến sĩ Joachim Rücker, đại diện thường trực của CHLB Đức tại Liên Hiệp Quốc ở Genève.
Trong phiên họp ngày 08/12/2014 tại Genève, đại diện của 47 nước thành viên HĐNQ Liên Hiệp Quốc đã bầu TS Joachim Rücker thay thế người mãn nhiệm là Baudelaire Ngong Ella nước Gabon, Phi Châu.
Sau khi đuợc bầu, ông Joachim Rücker, 63 tuổi, tuyên bố: "Đây là một đặc ân và một vinh dự lớn đối với tôi và nước Đức".
Đứng đầu HĐNQ LHQ ông Rücker không đại diện cho chính phủ Đức mà làm việc hoàn toàn độc lập.
Một trong các nhiệm vụ của ông sẽ là hướng dẫn bàn thảo nhanh chóng về các cuộc khủng hoảng nghiêm trọng, ông Rücker giải thích với các phóng viên sau khi đắc cử, cụ thể là về trường hợp Nhóm khủng bố Hồi giáo Nhà nước (IS) HĐNQ LHQ đã mất quá nhiều thì giờ trong mùa hè vừa qua trước khi lên kế hoạch triệu tập hội nghị đặc biệt.
Ông Rücker tuyên bố sẽ cố gắng củng cố tầm quan trọng của nhân quyền trong hệ thống LHQ và tranh thủ để có đủ nguồn tài chính cho công tác về nhân quyền củai Liên Hiệp Quốc. "Hoạt động trong lãnh vực nhân quyền - một trong ba cột trụ của Liên Hợp Quốc - rõ ràng là ngân sách eo hẹp", ông nói.
TS Joachim Rücker tốt nghiệp ngành kinh tế tại đại học Albert-Ludwigs, Freiburg, sau đó làm việc trong ngành ngoại giao tại Bonn (bộ ngoại giao Đức), tổng lãnh sự tại Detroit Mỹ, đại sứ tại Dar es Salaam, Tansania, đại diện thường trực của Đức tại các tổ chức quốc tế ở Vienna, Áo. Từ năm 1993 ông làm thị trưởng thành phố Sindelfingen trong 8 năm. Từ 2006 – 2008 ông giữ chức chủ tịch phái bộ LHQ tại Pristina, Kosovo, kế đó đại sứ tại Thụy Điển. Từ 2014 ông là đại sứ và đại diện thường trực của CHLB Đức tại Liên Hiệp Quốc ở Genève.
Nhân dịp TS Rücker đắc cử chủ tịch HĐNQ Liên Hiệp Quốc, ngày 27.12.2014 vừa qua, Diễn Đàn Việt Nam 21 đã gửi thư chúc mừng ông trong nhiệm vụ mới cũng như bày tỏ quan ngại về sự vi phạm nhân quyền liên tục ở Việt Nam của chính quyền Hà Nội.
Sau đây là thư của DĐVN21 gửi TS Joachim Rücker
Kính gửi
Tiến sĩ Hoachim Rucker Chủ tịch Hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc Phủ Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc Palais des Nations CH-1211 Geneva 10 Thụy Sĩ 27.12.2014 V/v ông được bầu vào chức Chủ tịch Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc Kính thưa Tiến sĩ Rucher, Chúng tôi rất vui khi biết ông được bầu vào chức Chủ tịch Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Xin thành thật chúc mừng ông nhận lãnh vai trò này và kính chúc ông nhiều nghị lực để hoàn tất công tác quan trọng cũng như may mắn và thành công. Nay ở thập niên thứ hai của thế kỷ 21, chúng ta rất tiếc còn phải chứng kiến nhân quyền đang bị vi phạm trầm trọng ở nhiều quốc gia. Các chính quyền như Ba Tư, Trung Quốc, Việt Nam…vv..khước từ các quyền cơ bản đối với người dân, chưa kể đến Bắc Hàn/Bắc Triều Tiên với một chế độ cộng sản cực kỳ man rợ. Vì vậy Hội đồng Nhân quyền LHQ có biện pháp ngăn chặn sự diễn tiến suy thoái nài là điều rất hợp lý. Người Việt Nam chúng tôi rất quan ngại về sự vi phạm nhân quyền liên tục ở Việt Nam của chính quyền Hà Nội. Chúng tôi tự hỏi, tại sao Việt Nam, một thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ từ tháng 1.2014, lại có thể vi phạm công khai quyền tự do báo chí và tư tưởng ở ngay đất nước của mình cũng như gia tăng án tử hình mà không bị khiển trách. Nay chúng tôi hy vọng là trong nhiệm kỳ của ông những trường hợp một thành viên vi phạm nhân quyền, khinh thường nhân quyền có thể gây tiếng xấu cho hoạt động của Hôi đồng Nhân quyền, sẽ không được bỏ qua nữa. Trước thềm năm mới, chúng tôi kính chúc ông một năm 2015 an khang và đầy thành công. Trân trọng Tiến sĩ Dương Hồng Ân (Điều hợp viên - Diễn Đàn Việt Nam 21) |
Nguồn: Diễn Đàn Việt Nam 21