(nhân đọc bài "Tước danh vị Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng...")
Nếu Vũ Huy Hoàng có sai lầm nghiêm trọng, tội trạng nặng nề thì khai trừ Đảng, khởi tố, truy tố, bỏ tù (trên cơ sở điều tra cẩn trọng, luận tội rõ ràng, xét xử nghiêm minh, cùng với đồng phạm và chính phạm [chưa chắc VHH đã là chính phạm!]).
Còn cái gọi là "cách chức người không còn chức" ư? Chỉ có thể nói là "ấm đầu", "thần kinh", nếu không muốn nói là "trò hề", "trò ngu xuẩn"! Tôi có lời nhắn gửi đến Chủ tịch QH, Thủ tướng CP và Bộ trưởng Nội vụ như vậy!
Tôi nghĩ, có rất nhiều người hiểu như tôi, nhưng chưa nói ra đó thôi! Hãy lắng nghe dân. Đừng nghĩ rằng dân trí thấp, muốn nói gì, làm gì cũng đươc!
Bé cái nhầm!
Tước danh vị
'nguyên Bộ trưởng' - Cách xử lý hợp lý nhất với ông Vũ Huy Hoàng?
Ông Vũ Huy Hoàng khi còn đương chức |
Ban Cán sự Đảng của Chính phủ cũng đang cân nhắc việc xử lý ông Vũ Huy Hoàng sao cho chuẩn nhất về mặt nguyên tắc, nhưng hình như đang có sự vướng mắc nhất định (?). Cái khó là vì chúng ta chưa có tiền lệ nào về xử lý như vậy trong suốt nhiều năm qua dù trong thực tế, cũng đã có những cán bộ cấp cao bị kỷ luật, thậm chí bị vướng vòng lao lý. Song họ đều bị xử lý khi đương chức.
Sau khi Ban bí thư Trung ương Đảng họp để xem
xét báo cáo và nghe Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng đề xuất hình thức xử
lý kỷ luật về mặt Đảng đối với ông Vũ Huy Hoàng, nguyên Bộ trưởng Bộ Công
Thương, Ban bí thư đã đi tới bỏ phiếu kín và quyết định nâng mức kỷ luật từ
hình thức "cảnh cáo" như dự kiến lên mức "cách chức" nguyên
Bí thư Ban cán sự Đảng Bộ Công Thương giai đoạn 2011-2016 đối vớii ông Vũ Huy
Hoàng. Dư luận trong Đảng và quần chúng nhân dân lúc đầu có vẻ hài lòng trước
sự nghiêm khắc này của Đảng. Nhưng rồi ngay sau đó báo chí và mạng xã hội đã
tốn khá nhiều công sức khi bàn đến đề tài này. Nhiều ý kiến cho rằng sẽ vẫn
chưa ổn nếu "cách chức nguyên Bộ trưởng Bộ Công Thương" của ông
Vũ Huy Hoàng ở giai đoạn nói trên khi ông đã nghỉ hưu.
Nếu Nhà nước "cách chức" như vậy, về
mặt pháp lý, e là sẽ lôi thôi to về tính pháp lý của các chữ ký của ông Hoàng
trong thời gian ông làm bộ trưởng. Lý do bởi ông đã ký không biết bao nhiêu
ngàn văn bản mang tính pháp quy trong tư cách là người lãnh đạo cao nhất, có
trách nhiệm lớn nhất của bộ này.
Mọi người cũng đều biết, ông Vũ Huy Hoàng đã đảm
đương 2 nhiệm kỳ Bộ trưởng Bộ Công Thương. Chức danh bộ trưởng của
ông Vũ Huy Hoàng là do Thủ tướng Chính phủ tiền nhiệm đề xuất trước Quốc hội.
Các đại biểu Quốc hội khoá 12,13 đã bỏ phiếu tín nhiệm ông Hoàng và Uỷ ban
Thường vụ Quốc hội đã phê chuẩn chức danh này trước khi Chủ tịch nước Công
hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ký bổ nhiệm. Như vậy, nếu "đụng" vào
chức danh này của ông Vũ Huy Hoàng sẽ rất phức tạp bởi theo nguyên tắc nơi nào
làm quy trình, nơi đó sẽ thực hiện bãi nhiệm.
Phức tạp là vậy nhưng tôi cũng không tán đồng
với cách lập luận của một số người khi cho rằng Quốc hội khoá 13 đã hết nhiệm
kỳ thì muốn bãi nhiệm một ai, huỷ bỏ một văn bản nào mà Quốc hội khoá trước đã
từng ban hành cũng phải triệu tập các cựu ĐBQH khoá đó lại mà bỏ phiếu.
Chúng ta không nên cứng nhắc như vậy. Với vai
trò của Quốc hội khoá mới, tôi nghĩ, họ nên có đủ quyền hạn và trách nhiệm để
làm tiếp mọi việc mà Quốc hội khoá cũ đã làm nhưng chưa hoàn thành. Nay nếu cần
xử lý thì vẫn sẽ xử lý mà không bị coi là trái nguyên tắc.”
Trước phiên bế mạc kỳ họp thứ 2, khoá 14, Quốc
hội đã biểu quyết thông qua nghị quyết, trong đó "Quốc hội phê phán nghiêm
khắc ông Vũ Huy Hoàng, Bộ trưởng Bộ Công Thương nhiệm kỳ 2011-2016, do đã có
những vi phạm về công tác cán bộ gây hậu quả nghiêm trọng". Nghị quyết
giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ... tiếp tục làm rõ và xử lý theo quy
định đối với trường hợp ông Vũ Huy Hoàng.
Đồng thời, Quốc hội cũng yêu cầu rà soát, sửa
đổi quy định để có thể xử lý các vi phạm, kể cả đối với người đã nghỉ hưu.
Được biết, Ban Cán sự Đảng của Chính phủ cũng
đang cân nhắc việc xử lý ông Vũ Huy Hoàng sao cho chuẩn nhất về mặt nguyên tắc,
nhưng hình như đang có sự vướng mắc nhất định (?). Cái khó là vì chúng ta chưa
có tiền lệ nào về xử lý như vậy trong suốt nhiều năm qua dù trong thực tế, cũng
đã có những cán bộ cấp cao bị kỷ luật, thậm chí bị vướng vòng lao lý. Song họ
đều bị xử lý khi đương chức.
Nếu nói như Nghị quyết Quốc hội, đây là trường
hợp vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng thì trong khi chờ đợi kết luận của các cơ
quan pháp luật, liệu có nên xem xét theo hướng trước mắt là tước bỏ danh vị
“nguyên Bộ trưởng” Bộ Công Thương đối với ông Vũ Huy Hoàng?
Điều đó có nghĩa tổ chức sẽ không công nhận ông
Hoàng là "nguyên Bộ trưởng". Về logic hình thức, nó thiên về xử lý ở
góc độ danh dự một cá nhân nhiều hơn hai từ "cách chức" một người đã
không còn chức vụ gì trong thực tế. Nó đâu có hợp lý?
Kèm theo việc danh vị “nguyên Bộ trưởng” sẽ
không còn, ở góc độ chính sách, nó đồng nghĩa với việc ông Hoàng cũng không
được hưởng chế độ hưu trí tương đương bộ trưởng (khi nghỉ chế độ) cùng với các
chính sách đãi ngộ của một cán bộ cao cấp nếu có. Còn nếu như trong thời gian
tới, những sai phạm của ông Hoàng có dấu hiệu liên quan đến pháp luật thì tất nhiên
chuyện này khỏi cần bàn thảo.
Sau sự việc này, thiết nghĩ đã đến lúc các cơ
quan tham mưu về công tác cán bộ của Đảng và Nhà nước cần nghiên cứu, ban hành
một quy chế xử lý cựu quan chức có sai phạm nghiêm trọng khi còn đương chức,
không thể để có chuyện như lâu nay là sẵn sàng "hy sinh đời bố, củng cố
đời con" rồi vui vẻ "hạ cánh an toàn" cho dù họ đã về hưu... Nếu
thực hiện được điều này, ít nhiều cũng sẽ khiến cho những công bộc của dân
biết giữ gìn danh dự cho bản thân họ cũng như cho người thân của họ hơn.
Quốc Phong