Lê Xuân Chiến
(GDVN) - Sự ngấm ngầm “trả thù” theo lối “tiểu nhân”,
“nhớ dai, thù lâu” đối với nhà giáo chống tiêu cực là thực trạng đã và đang xảy
ra.
LTS: Cùng quan điểm
với tác giả Nguyễn Cao trong bài "Sự đơn độc của người thầy!", thầy giáo Lê
Xuân Chiến cho rằng rất ít người dám đứng lên chống tiêu cực.
Và thực tế còn đáng
buồn hơn nữa khi phải chứng kiến im lặng đáng sợ của những người “tử tế”, “ôn
hòa” xung quanh.
Tòa soạn trân trọng
gửi đến độc giả bài viết!
Sự ngấm ngầm “trả thù” theo lối “tiểu nhân”, “nhớ dai,
thù lâu” đối với nhà giáo chống tiêu cực là thực trạng đã và đang xảy ra.
Điều này ai cũng biết, nhưng cần nói thêm, “cơ chế” nào để người ta trù dập, trả đũa nhà giáo như vậy?
“Ngành giáo dục không phải không có người dám đấu tranh, nhưng đấu tranh thì tương lai của những thầy cô ấy đi về đâu?”. Đó là trăn trở của thầy giáo Nguyễn Cao được chia sẻ trên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam.
Trong bài viết “Sự đơn độc của người thầy!”, thầy Nguyễn Cao nêu lên một sự thật đáng buồn trong giáo giới, đó là sự lộng quyền của lãnh đạo, sự trù dập đối với nhà giáo khi họ dám nói lên sự thật, đấu tranh với tiêu cực trong giáo dục.
Điều này ai cũng biết, nhưng cần nói thêm, “cơ chế” nào để người ta trù dập, trả đũa nhà giáo như vậy?
“Ngành giáo dục không phải không có người dám đấu tranh, nhưng đấu tranh thì tương lai của những thầy cô ấy đi về đâu?”. Đó là trăn trở của thầy giáo Nguyễn Cao được chia sẻ trên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam.
Trong bài viết “Sự đơn độc của người thầy!”, thầy Nguyễn Cao nêu lên một sự thật đáng buồn trong giáo giới, đó là sự lộng quyền của lãnh đạo, sự trù dập đối với nhà giáo khi họ dám nói lên sự thật, đấu tranh với tiêu cực trong giáo dục.
| ||
|
Không ít nhà giáo khí khái, cương trực đã phải “sống
dở chết dở”, “lên bờ xuống ruộng” vì hệ quả của sự “đấu tranh - tránh đâu” của
họ.
Tôi xin miễn nêu dẫn chứng, vì dẫn chứng trong bài viết của thầy Nguyễn Cao đã khá điển hình, và còn bao nhiêu dẫn chứng trong thực tế chưa nêu lên mặt báo.
Sự ngấm ngầm “trả thù” theo lối “tiểu nhân”, “nhớ dai, thù lâu” đối với nhà giáo chống tiêu cực là thực trạng đã và đang xảy ra.
Tôi xin miễn nêu dẫn chứng, vì dẫn chứng trong bài viết của thầy Nguyễn Cao đã khá điển hình, và còn bao nhiêu dẫn chứng trong thực tế chưa nêu lên mặt báo.
Sự ngấm ngầm “trả thù” theo lối “tiểu nhân”, “nhớ dai, thù lâu” đối với nhà giáo chống tiêu cực là thực trạng đã và đang xảy ra.
Điều này ai cũng biết, nhưng cần nói thêm, “cơ chế”
nào để người ta trù dập, trả đũa nhà giáo như vậy?
Tôi xin chỉ thẳng ra, đó là lợi ích nhóm và
sự thỏa hiệp hoặc im lặng của những đồng nghiệp “tử tế”, an phận.
Ai thuyên chuyển nhà giáo sau khi họ chống tiêu cực? Không thể một hiệu trưởng “tự biên tự diễn” mà cả “tập thể ban bệ” nhà trường “thông qua”, không chỉ trường đề nghị mà Phòng, Sở giáo dục xem xét, quyết định cuối cùng. Sợ nhất là khi người ta ngầm ý, hợp thức hóa ý đồ chủ quan của mình bằng “quy trình” khách quan “thông cấp” như vậy thì thật khó để nhà giáo khiếu nại, bảo vệ quyền lợi của bản thân. |
Mỗi khi nhà giáo bị “phản đòn”, ai dám đứng ra bảo vệ
nhà giáo, nhất là nhà giáo “không thân không thế”, “thân cô thế cô”?
Mấy ai lên tiếng
rằng thầy A, cô B nói đúng, làm đúng, tôi ủng hộ, tôi đồng tình?
Nhà giáo đấu tranh chống tiêu cực là vì cái chung, vì lẽ phải, công bằng, nhưng ai lên tiếng bảo vệ họ? Một lời tán đồng đôi khi cũng không có, nói chi đến bảo vệ đồng nghiệp! Hình như rất hiếm những hành động đấu tranh bảo vệ đồng nghiệp trong giới nhà giáo, trừ khi đó là người thân của họ hoặc sự việc trong đó có liên quan đến lợi ích trực tiếp của họ. Bất lực trước một nhóm người câu kết vì “lợi ích nhóm” đã đành, nhà giáo đôi khi lại còn sợ hãi trước sự im lặng của đồng nghiệp xung quanh. Im lặng trước hành vi trù dập đồng nghiệp chẳng khác gì sự thỏa hiệp, hoặc chí ít cũng là sự vô cảm, vô tình. “Im lặng là vàng” không biết từ bao giờ đã trở thành phương châm xử thế của phần đông nhà giáo. An phận thủ thường, “mũ ni che tai”, đó là “lá chắn” tự bảo vệ mình chăng? Vậy thì tinh thần đoàn thể đâu, ý thức cộng đồng đâu? Chẳng lẽ điều đó trở nên quá xa vời, xa xỉ? Hèn chi những tiêu cực trong giáo dục vẫn trầm kha dai dẳng. Bạo lực học đường, sự lạm thu, bệnh thành tích, sự biến tướng trong dạy thêm - học thêm... làm tốn bao nhiêu giấy mực trên báo chí, tốn bao nhiêu thời gian và kinh phí trong hội nghị, hội thảo vẫn chưa chuyển biến được là bao. Tất cả vì nhà giáo không chịu làm đúng và thái độ im lặng thỏa hiệp. “Cha chung không ai khóc” và ai cũng giữ lấy hai chữ “bình yên” để rồi trách xã hội, thời thế. |
Trên diễn đàn, hội nghị họ im bặt, dù không đồng tình
cũng “giơ tay biểu quyết”, “người ta sao mình vậy” cho xong chuyện.
Họ tự tạo cho mình một lớp “vỏ bọc” để phòng vệ. Lớp “vỏ bọc” ấy nói lên điều gì?
Họ tự tạo cho mình một lớp “vỏ bọc” để phòng vệ. Lớp “vỏ bọc” ấy nói lên điều gì?
Tôi xin để ngỏ để quý độc giả tự suy ngẫm và tự trả
lời, tôi không muốn đi quá xa vấn đề trong bài viết này.
“Hoa thì hay héo, cỏ thường tươi”, xưa Nguyễn Trãi đã chua chát nói lên điều đó.
“Hoa thì hay héo, cỏ thường tươi”, xưa Nguyễn Trãi đã chua chát nói lên điều đó.
Còn nay? Đời cũng phũ phàng như thế thôi. Ai bảo “cây
ngay không sợ chết đứng”? “Cứng quá thì gãy”, “nước trong không có cá”,
nhà giáo chính trực thường cô đơn trên hành trình đấu tranh cho lẽ phải, đáng
buồn thay!
Và đáng buồn hơn bởi sự im lặng đáng sợ của những người “tử tế”, “ôn hòa” xung quanh.
Và đáng buồn hơn bởi sự im lặng đáng sợ của những người “tử tế”, “ôn hòa” xung quanh.
Tôi chợt nhớ đến câu nói của Martin Luther King, người
đạt giải Nobel Hòa bình năm 1964, rằng: “Trong thế giới này, chúng ta xót xa không chỉ vì lời
nói và hành động của những kẻ xấu, mà vì còn sự im lặng đáng sợ của cả những
người tốt”.
Lê
Xuân Chiến
Nguồn: Theo GDVN