Các nhà khoa học đang lặp lại thông điệp mà họ đã phát
đi 25 năm trước, chỉ là ở mức độ khẩn cấp hơn…
Năm 1992, 1575 nhà khoa học lỗi lạc nhất thế giới,
trong đó có 99 người từng đoạt giải Nobel, đã ký tên vào một lời cảnh báo về
tình trạng Trái Đất và gửi tới các vị nguyên thủ quốc gia:
“Nhân loại và tự nhiên đã ở vào thế xung đột mãnh
liệt. Những hoạt động của nhân loại đã phá hoại nghiêm trọng môi trường và
những tài nguyên trọng yếu, mà kiểu phá hoại này thường là không thể khôi phục
lại. Nếu không kiểm điểm lại thì rất nhiều hoạt động của chúng ta sẽ đặt xã hội
nhân loại và các loài động thực vật vào tình thế cực kỳ nguy hiểm. Hơn nữa có
thể còn khiến cả thế giới đầy sinh cơ này trở thành nơi không thể duy trì bất
kỳ phương thức sự sống nào mà chúng ta biết. Nhằm tránh những xung đột sắp tới,
việc cải biến về bản chất (những hoạt động của con người) đã vô cùng cấp bách.”
Hơn 2 thập kỷ đã trôi qua, liệu tình hình đã thay đổi
gì hay chưa? Có, nhưng theo chiều hướng xấu đi, và xấu đi rất nhiều!
Tháng 11/2017, các nhà khoa học lại tiếp tục đưa ra
lời kêu gọi khẩn thiết lần thứ 2 với danh sách chữ ký lên đến 15.372. Đây có
thể được coi là bài viết khoa học chính thống có được sự hậu thuẫn lớn nhất từ
giới khoa học.
Dưới tựa đề rất nghiêm túc: “Lời cảnh báo của các
nhà khoa học thế giới đối với nhân loại: Cảnh báo lần 2”, các tác giả viết:
“25 năm sau lời kêu gọi thứ nhất, chúng tôi nhìn lại
và đánh giá phản ứng của con người với những dữ liệu có được. Từ năm 1992,
ngoài việc làm ổn định tầng ôzôn bình lưu, nhân loại đã không làm đủ những
gì cần thiết để giải quyết các vấn đề môi trường cơ bản đã được báo trước.
Đáng báo động là hầu hết những vấn đề ấy đang trở nên nghiêm trọng hơn rất
nhiều. Đặc biệt rắc rối là xu hướng biến đổi khí hậu do con người gây ra
và khí thải nhà kính ngày càng tăng do việc đốt nhiên liệu hóa thạch, phá
rừng, và sản xuất nông nghiệp, nhất là việc chăn nuôi các động vật nhai lại để
lấy thịt.
Hơn nữa chúng ta còn gây ra sự tuyệt chủng hàng loạt.
Trong 540 triệu năm qua, đây là lần thứ 6 các sinh vật sống có thể bị hủy diệt
hoặc ít nhất sẽ bị tuyệt chủng vào cuối thế kỷ này.”
Chúng ta hãy thử suy ngẫm một chút, nền văn minh của
nhân loại đã xuất hiện và tồn tại trong yên ổn được vài nghìn năm, vậy vì sao
mà chỉ trong khoảng 100 năm qua, các vấn đề môi trường nghiêm trọng lần lượt
xuất hiện và đe dọa tới chính sự tồn vong của loài người? Chúng ta đã rẽ lối
sai ở đâu mà đi tới kết cục như ngày hôm nay? Chỉ khi tìm được nguyên nhân cốt
lõi của vấn đề, chúng ta mới có thể tu sửa và giải quyết từ căn bản.
Phong Trần
(t/h)