Nổi
lên trong Sách trắng thứ 3 trong lịch sử Úc, đồng thời cũng là Sách trắng đầu
tiên được đưa ra trong 14 năm qua này, có thể nhận thấy Úc đang tìm kiếm hợp
tác chặt chẽ hơn với khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, đồng thời kêu gọi vai trò
lớn hơn của Mỹ nhằm tạo ra sự cân bằng với sức mạnh đang gia tăng của Trung
Quốc trong khu vực.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN tại Manila - Philippines hôm 13-11 Ảnh: REUTERS |
Trong
số những đe dọa đối với trật tự quốc tế hiện nay được liệt kê trong Sách trắng
của Canberra, có xu hướng ngày càng dâng cao của chủ nghĩa chống toàn cầu hóa,
chủ nghĩa khủng bố, nhập cư, biến đổi khí hậu.
Song
điểm nhấn tập trung của văn kiện này không phải vấn đề nào khác ngoài quan hệ
Mỹ - Trung. "Giải quyết những lợi ích chiến lược bất đồng trong khi sức
mạnh của Trung Quốc lớn thêm, căng thẳng cũng có thể bùng phát giữa họ (Mỹ -
Trung) về thương mại và các vấn đề kinh tế khác" - Sách trắng nhận định.
Đánh
giá với đài SBS (Úc), GS Rory Medcalf của Trường ĐH Quốc gia Úc ở Canberra cho
rằng sách Trắng này khá thực tế trong việc không làm ra vẻ Úc có thể một mình
dàn xếp hoặc giải quyết căng thẳng Mỹ - Trung. Thay vào đó, Canberra đưa mối
quan hệ giữa 2 cường quốc này vào một khuôn khổ "Ấn Độ - Thái Bình
Dương" rộng hơn, bao gồm các nước khác trong khu vực, chẳng hạn đề cập
việc hình thành các liên minh với các nước như Nhật Bản, Ấn Độ và Indonesia.
Riêng
vấn đề biển Đông được đề cập trong Sách trắng bị Trung Quốc phản ứng gay gắt
nhất. Văn kiện của Úc nói rằng Canberra đặc biệt quan ngại bởi tốc độ và quy mô
chưa từng thấy của các hoạt động của Trung Quốc ở vùng biển quan trọng này.
Úc
phản đối sử dụng các khu vực tranh chấp và cấu trúc nhân tạo trên biển Đông vì
mục đích quân sự. Theo trang Financial Review, trong cuộc họp báo hôm 23-11 tại
Bắc Kinh, một người phát ngôn ngoại giao Trung Quốc nói rằng Úc không nên xen
vào vấn đề này.
Thu Hằng
Nguồn: Theo NLD