TS. Nguyễn
Xuân Diện
Viện Nghiên
cứu Hán Nôm bị móc ruột đưa đi bán khắp nơi (Trung Quốc, Đài Loan, ...) trong
nhiều năm qua, giờ lại bị đưa tài liệu quý hiếm lên mạng Thư viện Nhân học. Tôi
chưa bao giờ liên hệ với cá nhân hoặc tổ chức của cái gọi là Thư viện Nhân học,
cũng chưa bao giờ quản lý bản Scan hay bản gốc Hán Nôm (kể cả suốt 20 năm làm
việc tại Thư viện), mà bọn họ viết lời cảm ơn cứ như là tôi đã tuồn tài liệu
cho bọn họ! Rất lưu manh!
Mấy hôm nay,
dư luận trong Viện Nghiên cứu Hán Nôm rất bức xúc khi được tin nhiều tài liệu
quý, chưa được khai thác đã bị tuồn bản scan màu ra bên ngoài và được phân phát
bởi một tổ chức có tên "Thư Viện Nhân Học" được đặt tại Hàn Quốc.
Theo đó, tài
liệu Hán Nôm bản gốc giấy Dó cất trong kho, các nhà nghiên cứu, các độc giả và
kể cả cán bộ của Viện Nghiên cứu Hán Nôm chỉ được đọc bản photocopy. Trong
trường hợp đặc biệt, cần tiếp xúc làm việc với bản gốc, dù chỉ một trang cũng
phải làm đơn và phải được phê duyệt của lãnh đạo Viện thì mới được phục vụ.
Từ nhiều năm
nay, Viện đã scan toàn bộ kho sách và MỤC ĐÍCH LÀ LƯU TRỮ, không phục vụ độc
giả bản Scan này. Tuy vậy, đôi khi ai có nhu cầu có bản scan (số lượng ít) để
nghiên cứu hoặc in ấn phải mua với giá 15.000 đ (Mười lăm ngàn đồng) một trang.
Cán bộ của Viện cũng vậy.
Năm 2014,
tôi hoàn thành công trình "Kiều Oánh Mậu - Cuộc đời và Tác phẩm" được
nghiệm thu xuất sắc. Tôi nhiều lần đề nghị lãnh đạo Viện đưa vào kế hoạch in
bản thảo này thành sách, nhưng đều bị từ chối vì không có kinh phí. Đến khi tôi
phải tự vận động và được Ông Bà Hàn Mạnh Tiến - Phạm Minh Tân giúp tiền in 500
bản bìa cứng. Cuốn sách này cần được in kèm chữ Nôm và tôi đã làm đơn đề nghị
lãnh đạo Viện Nghiên cứu Hán Nôm cung cấp bản Scan để in vào sách (cuốn sách là
công trình Viện tổ chức triển khai và quản lý, được nghiệm thu xuất sắc, khi in
có tên cơ quan) nhưng Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hán Nôm thẳng thừng từ chối
và nói tôi phải mua với giá 15.000 đ/ trang, vì Viện không cung cấp miễn phí
bản scan. Vì kinh phí có hạn, tôi chỉ dám dùng bản photocopy mà không thể có đủ
tiền mua bản Scan màu của Viện Nghiên cứu Hán Nôm.
.
Lá đơn của
tôi và phê duyệt của Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hán Nôm.
.
Quản lý sắt
máu đến vậy, nhưng gần đây nhiều tài liệu quý, chưa được khai thác đã bị tuồn
bản scan màu ra bên ngoài và được phân phát bởi một tổ chức có tên "Thư
Viện Nhân Học" được đặt tại Hàn Quốc.
.
Biết tôi
từng là Phó Giám đốc Thư viện, nên Thư viện Nhân học đã "Cảm ơn" tôi,
hòng tung hỏa mù rằng tôi là một cán bộ thư viện thì rất dễ dàng tuồn (bán) tài
liệu của cơ quan ra bên ngoài. Thực tế, tôi chưa bao giờ liên hệ với cá nhân
hoặc tổ chức của cái gọi là Thư viện Nhân học, cũng chưa bao giờ quản lý bản
Scan hay bản gốc Hán Nôm (kể cả suốt 20 năm làm việc tại Thư viện, vì bản gốc thì
do Phòng Bảo quản giữ, bản Scan thì do Phòng Tin học giữ), mà bọn họ viết lời
cảm ơn cứ như là tôi đã tuồn tài liệu cho bọn họ! Thật quá lưu manh!
Đến khi tôi
đưa vấn đề này ra để chất vấn trong Group Mail nội bộ của Viện thì họ đã nhanh
chóng trí trá "đổi màu" tư liệu màu sang đen trắng:.
Ai đã tuồn
các bản scan: 1. Toàn văn ảnh ấn bộ Toàn Việt Thi Lục 全越詩錄 - bản A.132 (gồm 4 sách, khoảng 1500 trang). 2. Toàn Lê tiết nghĩa lục -
bản A.2705; 3. Nam Sơn Tùng Thoại - bản VHv 246/01 Viện Nghiên cứu Hán Nôm cho
Thư viện Nhân học? Tài liệu được tuồn ra vào thời gian nào?
1702 đầu
sách cổ Hán Nôm của Viện Nghiên cứu Hán Nôm, trong đó có nhiều bản quý, hiếm,
tài liệu có nội dung hẹp đã bị Thư viện Nhân học thâu tóm và phát tán:
Nguồn: xuandienhannom
Nguồn: xuandienhannom