Hộ khẩu: Đảng và chính phủ "treo đầu heo bán thịt chó"!
Đất nước Việt Nam là của người Việt Nam, đáng lý ra họ phải có quyền đi lại, sinh sống, học tập, làm ăn... bất cứ nơi đâu trên đất nước của mình. Các nước trên thế giới đều như thế cả trừ 4 nước Cộng sản còn lại: Việt Nam, Bắc Hàn, Cuba và Trung Quốc.
Bỏ sổ Hộ khẩu không phải là thay hộ khẩu giấy bằng hộ khẩu điện tử mà là thiết lập lại quyền làm chủ của nhân dân đã bị cướp đi từ khi chính quyền Cộng sản cai trị đất nước. Đó mới là đòi hỏi của nhân dân.
Vừa qua Chính phủ tuyên bố bỏ sổ hộ khẩu nhưng qua các tuyên bố của giới chức Công an thì họ chỉ tìm cách kiểm soát chặt chẽ người dân hơn nữa bằng phương pháp hiện đại.
Sự lật lọng tráo trở này là bản chất của đảng và chính quyền Cộng sản khi nhớ lại trước kia họ dụ các quân nhân VNCH đi học tập 3 ngày làm ai cũng hăm hở ra đi, thế rồi phải đi "cải tạo" mút mùa!
Sự lật lọng tráo trở của đảng cộng sản đối với người dân vẫn còn tiếp diễn cho đến khi toàn dân nổi dậy lấy lại quyền làm chủ đất nước của mình.
Dân Quyền
Cần loại bỏ điều kiện hộ khẩu trong việc tuyển sinh đầu cấp. Ảnh: Hải Nguyễn |
Không chỉ dân ngoại
tỉnh mà dân thành phố cũng “ám ảnh” vì hộ khẩu trong việc xin học cho con. Hộ
khẩu còn tạo sức ép nặng nề trong cuộc sống hằng ngày của người dân, từ lúc
sinh ra cho đến lúc chết.
Bao giờ hết khổ vì hộ khẩu?
Chị Nguyễn Thị M trước đây sống và có hộ khẩu ở quận Hai Bà Trưng (Hà Nội).
Sau đó, chị mua một căn nhà ở quận Hoàng Mai và chuyển tới đó ở, có đăng ký tạm
trú. Năm vừa rồi, con đến tuổi vào lớp 1, chị đi nộp hồ sơ tại một trường gần
nơi tạm trú.
Có điều con chị không được ưu tiên vì trường đang quá tải, phải xét các
trường hợp có hộ khẩu thường trú rồi mới đến trường hợp của chị.
Lo lắng, không muốn lỡ chuyện học của con, chị phải chuyển hồ sơ của con
sang một trường tiểu học ở quận Hai Bà Trưng - nơi gia đình chị đăng ký thường
trú. Mấy tháng nay, vợ chồng thay nhau đưa đón con đi học. Quãng đường xa 8km,
rồi chuyện tắc đường khiến chị ám ảnh.
“Bao giờ bỏ quy định về tuyển sinh theo hộ khẩu cho dân đỡ khổ?” - chị M
nói trong bức xúc.
Hiện nay rất nhiều trường ở khu vực nội thành Hà Nội hay TPHCM, đều xem hộ khẩu là tiêu chí bắt buộc trong việc tuyển sinh đầu
cấp.
Vì thế mà nảy sinh ra không ít chuyện tiêu cực, như phải “chạy” hộ khẩu,
hoặc “lót tay” để xin học trái tuyến cho con. Mà đáng lẽ, quyền đi học của trẻ
em phải được ưu tiên như nhau, không nên phụ thuộc vào có hộ khẩu hay không có.
Nên bãi bỏ quy định về hộ khẩu càng sớm càng tốt
Theo một chuyên
gia hành chính, hiện nay có hơn 20 loại thủ tục liên quan đến đời sống người
dân - từ lúc sinh đến lúc chết - yêu cầu phải xuất trình sổ hộ khẩu. Vì thế sẽ thật vất vả để tồn tại, nếu không có hộ
khẩu.
Chia sẻ về những “rào cản” của hộ khẩu tạo ra cho người dân, ông Nguyễn
Quốc Bình - Hiệu trưởng Trường THPT Việt Đức (Hà Nội) cho rằng, khi nào còn tồn
tại quy định về hộ khẩu trong tuyển sinh đầu cấp, lúc đó còn thiếu công bằng
trong chuyện học hành của con trẻ.
“Những cấp mang tính phổ cập như tiểu học, THCS thì không nên lấy tiêu chí
hộ khẩu để nhận học sinh vào học. Vì nó chưa đảm bảo công bằng, quyền được đi
học của trẻ em. Quy định này cũng đi ngược lại với sự tiến bộ của các nước” -
ông Bình cho biết.
Ông cũng đưa ra giải pháp: Với cấp tiểu học và THCS, nên lấy căn cứ là chỗ
ở của học sinh để tuyển sinh là công bằng nhất.
Trước những bất cập liên quan đến hộ khẩu, ông Nguyễn Văn Pha - Phó Chủ
nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội - cho rằng, việc bỏ sổ hộ khẩu để quản lý
bằng mã số thẻ định danh cá nhân nên làm càng sớm càng tốt, vì nó có lợi cho
các tầng lớp nhân dân. Bên cạnh đó, các bộ ngành cần rà soát hàng loạt quy định
có liên quan đến hộ khẩu, để sửa cho phù hợp, trên cơ sở có lợi cho dân.
Đặng Chung
Nguồn: Theo LDO