Linh Quang (Tổng hợp)
Sau gần 4 tháng giam giữ công
an vẫn chưa điều tra ra ai đã giúp Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn ra nước ngoài và vẫn chưa thu hồi được tài sản tham nhũng
Trong khi những tác hại do vụ
bắt cóc Trịnh Xuân Thanh gây ra ngày càng nghiêm trọng, từ khủng hoảng ngoại
giao Đức-Việt cho đến nguy cơ Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên
minh châu Âu (EU) có thể bị phá vỡ, thì những kết quả mong đợi đạt được nhờ vào
việc bắt giữ Trinh Xuân Thanh ngày càng xa vời.
Mới đây, sáng 18.11.2017 tại
Quốc hội, chất vấn về công tác xét xử các vụ án tham nhũng lớn, Chủ nhiệm Ủy
ban Tư pháp Quốc hội Lê Thị Nga nêu ra 4 hạn chế lớn, đặc biệt trong đó là 2 vấn
đề:
– Thứ nhất, có những trường hợp đối tượng tham nhũng bỏ
trốn ra nước ngoài ngay tại thời điểm chưa khởi tố như Dương Chí Dũng, Trịnh
Xuân Thanh, Vũ Đình Duy.
– Thứ hai là về việc thi hành
án thu hồi tài sản tham nhũng. Tỷ lệ tài sản thu hồi rất là thấp.
“Việc này xuất phát từ những
nguyên nhân gì và giải pháp ra sao?”- Bà Lê Thị Nga đặt vấn đề.
Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm trả lời chất
vấn trước Quốc hội sáng 18.11.2017
Được yêu cầu trả lời, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm giải
thích, Luật Tố tụng hình sự quy định chỉ được áp dụng các biện pháp ngăn chặn
với các bị can, bị cáo. Thời gian qua, một số đối tượng phạm tội tham nhũng bỏ
trốn trước khi cơ quan điều tra đưa ra quyết định khởi tố bị can nên không được
áp dụng các biện pháp ngăn chặn.
“Sau khi có một số đối tượng
bỏ trốn, Bộ Công an đã chỉ đạo lực lượng chức năng tập trung truy bắt bằng được
các đối tượng phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án. Trong
quá trình điều tra, nếu phát hiện cá nhân nào bao che, tiếp tay cho đối tượng bỏ
trốn sẽ kiên quyết xử lý”- Ông Tô Lâm khẳng định trước Quốc hội.
Tranh luận thêm về phần trả lời
này, đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) cho rằng, vừa qua có nghịch lý những
người chưa bị ngăn chặn xuất nhập cảnh đi trót lọt, sau đó mới biết họ có tội.
Nhưng có những trường hợp doanh nhân bị cấm xuất nhập cảnh 1 năm mà không có tội
danh gì. Có doanh nhân nước ngoài cũng bị cấm xuất cảnh 2 năm, về nước đi bầu cử cũng không được,
trong khi không có tội danh.
“Hành xử không khéo người có tội lại lọt, người không
có tội bị ngăn lại”, ông Nghĩa nêu.
Được biết trước đây, khi phát
hiện Trịnh Xuân Thanh đã bỏ trốn, Luật sư Nguyễn Thế Truyền (Đoàn luật sư TP.Hà Nội) đã có phân tích rất đáng chú ý, trích nguyên văn:
“Tại khoản 1, Điều 21 nghị
định 136/2007 của Chính phủ quy định về xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam đã
nêu rõ: Công dân Việt Nam ở trong nước chưa được xuất cảnh nếu đang bị truy cứu trách
nhiệm hình sự hoặc “có liên quan đến công tác điều tra tội phạm.
Có thể thấy từ chỉ đạo của Tổng
Bí thư và kết luận của Ủy ban Kiểm tra TƯ, kết luận của Thanh tra Chính phủ thì ông Thanh là người đang ‘có liên quan đến công tác điều tra tội phạm’. Tại sao trong bối cảnh
như vậy ông Thanh lại ‘mất tích’ cách khó hiểu như vậy?
Để xảy ra việc Trịnh Xuân
Thanh bỏ trốn trong bối cảnh sắp bị khởi tố, bắt tạm giam, dư luận hoàn toàn có
thể đặt câu hỏi, phải chăng có sự tiếp tay cho Trịnh Xuân Thanh?”
Một trong những mục đích “phải
bắt cho bằng được Trịnh Xuân Thanh” là để điều tra ra “nhân vật cấp cao nào đứng
đằng sau đã giúp Trịnh Xuân Thanh trốn ra nước ngoài”.
Với câu trả lời nêu trên
“Trong quá trình điều tra, nếu phát hiện cá nhân nào bao che, tiếp tay cho đối
tượng bỏ trốn sẽ kiên quyết xử lý” của ông Tô Lâm trước Quốc hội đã chứng tỏ rằng,
sau gần 4 tháng bắt cóc và áp tải Trịnh Xuân Thanh về nước công an vẫn chưa phát hiện được ai đã giúp ông tẩu thoát.
Nói cách khác, hoặc là các
chuyên viên thẩm cung của Bộ trưởng Công an Tô Lâm vẫn chưa thành công ép được Trịnh Xuân Thanh khai ra bí
mật này; hoặc là Trịnh Xuân Thanh đã khai ra, nhưng cuối cùng không thể “đưa vào
lò đốt” xử lý được nhân vật cấp cao bí ẩn này.
Thu hồi tài sản tham nhũng đạt
tỷ lệ thấp
Trả lời chất vấn trước Quốc hội sáng 18.11 vừa qua,
Bộ trưởng Tô Lâm cũng thú nhận, việc thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng
còn thấp. Năm 2017 tài sản thu hồi chiếm 29% về số lượng tiền, 50% về đất đai tài sản.
Nguyên nhân cơ bản là vụ án tham nhũng thường do nhiều đối tượng có tổ chức thực
hiện trong thời gian khá lâu mới bị phát hiện.
Một số vụ án tham nhũng thường được phát hiện sau thanh
tra, kiểm tra, kiểm toán trong một thời gian dài, đối tượng biết trước hành vi
phạm tội bị xử lý nên tìm cách tẩu tán tài sản. Một số tài sản chuyển
trái phép ra nước ngoài, quá trình thu hồi cũng cần có sự phối hợp với các nước, nhưng chênh lệch về pháp lý nên còn khó khăn.
Kể từ khi Trịnh Xuân Thanh bị
bắt đem về nước cho đến nay, không có tin tức nào cho thấy một tài sản nào của
Trịnh Xuân Thanh đã bị thu hồi, kể cả biệt thự 3 tầng trị giá 30 tỷ đồng ở khu
đô thị nhà giàu Ciputra, Tây Hồ- Hà Nội, nơi Trịnh Xuân Thanh ở trước khi bỏ trốn ra nước
ngoài, và căn biệt thự trị giá vài triệu USD ngự ở đỉnh Tam Đảo. Đó chỉ là vài
trong số những tài sản “nổi” của ông Thanh, dĩ nhiên là ông không đứng tên trên
giấy tờ những bất động sản này.
Nguồn: Phát hiện cá nhân tiếp tay cho Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn sẽ
kiên quyết xử lý (DT). – Tại sao Trịnh Xuân Thanh, Dương Chí Dũng bỏ trốn ngay trước
khi khởi tố? (TN). – Ai đã tiếp tay cho Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn? (DV).
– Bố đẻ Trịnh Xuân Thanh giải trình thế nào về tài sản liên
quan đến con? (Sputnik).