02 mars 2016

Tình hình Trung Quốc gần đây [6]

Mộc Mão Điền
Chủ nhật, 28 Tháng 2 2016 21:55

Những tín hiệu vong đảng, vong chế độ.


Mấy năm nay, Hồ Cẩm Đào, Tập Cận Bình nhiều lần đưa ra cảnh báo “nguy cơ vong đảng”. Tập Cận Bình, ngày thứ 3 sau ngày nhậm chức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước của Đại hội 18, tại buổi học tập tập thể của Bộ chính trị, Tập Cận Bình đã nói “đảng đang gặp nguy cơ lớn nhất – sụp đổ”, “lượng lớn sự thực báo cho chúng ta biết, vấn đề thối nát càng diễn ra càng quyết liệt, cuối cùng tất sẽ dẫn đến vong đảng, vong quốc, chúng ta cần cảnh tỉnh.”



Ngày 07/12/2012, sau 5 ngày thị sát tình hình cụ thể các mặt của Quảng Đông, Tập từ tình hình Quảng Đông đã ví như con tàu Titaníc muốn chìm rồi, đúng là nó đã chìm để cảnh báo, và nói tiếp, cải cách quyết không để sai lầm có tính lật đổ trên vấn đề căn bản. Nếu đảng yếu, tan, đổ, những thành tích chính trị có ích gì ?

Tháng 6/2015, tại một cuộc họp Bộ chính trị mở rộng, Tập bày tỏ, đảng Cộng sản TQ đang đối mặt với nguy cơ biến chất đi tới vong đảng diệt quốc, cần dũng cảm đối mặt, tiếp nhận, thừa nhận sự thật này.

Tháng 9/2015, Vương Kỳ Sơn, ủy viên thường vụ Bộ Chính trị chủ động nói đến vấn đề “tính hợp pháp” cầm quyền của đảng CSTQ.

Tiếp đến, một số nhà khoa học, tri thức, mạng xã hội và cả hệ thống báo chí đảng CSTQ cũng nói nhiều đến tín ngưỡng (niềm tin) “chủ nghĩa cộng sản” dẫn đến dư luận mạnh mẽ trong dân chúng, trong xã hội tập trung vào mấy góc độ chủ yếu :1)      Nguy cơ vong đảng : tín ngưỡng tan vỡ, không có tính hợp pháp.

Ngày 01/10/2015, một cây đại thụ ở góc phía bắc quảng trường Thiên An Môn bị gió to quật đổ, trở thành câu chuyện dư luận ồn ào trong dân chúng “trong ngày đặc biệt này, địa điểm nhạy cảm này, liệu có điềm báo gì đây ?” “Cây cổ thụ này rễ thối hết rồi, như đảng CS thối rựa, là thiên tượng báo hiệu vong đảng”. Giở sách dự báo “Hình đẩy lưng” xem (tương truyền sách do hai người Thiên giám viên Thiên Canh và Lý Đình Phong thời Chân Quan đời Đường-năm 627 cùng soạn ra. Gần đây ở Trung Quốc, Đài Loan hễ có sự kiện chính trị, xã hội gì đó nhạy cảm, đều giở sách này ra xem, người xưa đã dự báo thế nào). Nguy cơ vong đảng không chỉ trong đảng cảm nhận và cảnh báo, mà trong dư luận xã hội đều có cảm nhận đó.   

Không còn có ai tin chủ nghĩa cộng sản. Trong “Nhật ký Đỗ Đạo Chính : Triệu Tử Dương đã nói những gì” xuất bản ở Đài Loan tháng 1/2010. (Đỗ Đạo Chính nguyên là Giám đốc Nhà xuất bản báo chí Trung Quốc trước đây). Nội dung là những lời nói của Triệu Tử Dương được bí mật ghi âm lại. Trong sách này đã ghi .

Triệu Tử Dương nói : “Hiện nay không làm chủ nghĩa cộng sản, đây là nhận thức chung, Liên Xô và Đông Âu đều không còn làm nữa, thực tế là nhân dân không để cho làm. Trung Quốc đang ra sức phát triển chủ nghĩa tư bản, chủ yếu là về kinh tế. Chúng ta nói cái mà chúng ta thực hiện là thể chế chính trị xã hội chủ nghĩa, trên thực tế là thể chế cực quyền.” “Chúng ta lúc mới đầu làm cách mạng là tin vào chủ nghĩa cộng sản, cần thực hiện chủ nghĩa cộng sản. Cái gì là chủ nghĩa cộng sản, là chế độ công hữu, tiêu diệt chế độ tư hữu. Bởi vì lúc đó chúng ta, nước ngoài đều thấy tội ác của chế độ tư hữu gây ra, cho nên chúng ta cho rằng chỉ có thực hiện chế độ công hữu, tội ác trong xã hội sẽ tiêu tan. Năm 1949, chúng ta giành được chính quyền, với tốc độ lấy một ngày bằng 20 năm để thực hiện chế độ công hữu, năm 1958 lại làm chế độ cộng sản, kết quả là càng làm càng lạc hậu. Trong thời gian này, chủ nghĩa tư bản phương tây không ngừng hoàn thiện mình, đời sống mọi người nâng cao mức độ lớn, xã hội ổn định. Họ dựa vào gì ? Dựa vào tự do, dân chủ, pháp trị. Nhân dân có quyền lợi lựa chọn người lãnh đạo của mình, đảng đối lập tồn tại hợp pháp. Anh ở trên sân khấu, người dân, báo chí, đảng đối lập đều nhìn thẳng vào anh, thành tích chính trị kém, 4 năm 5 năm phải ra đi. Đảng chúng ta sợ nhất là những thứ này, năm 1957 nghe mấy lời không thuận tai, chủ yếu nhất là có những lời nói chạm đến điểm cốt yếu, lập tức trở mặt thực hiện chuyên chính, có trời không có luật. Trời là người lãnh đạo cao nhất, hạn chế dân chủ, tự do. Mâu thuẫn tích lại ngày càng nhiều, càng tích càng sâu, đến tận hôm nay, cải cũng không phải, không cải cũng chẳng phải. Người ta là cư an tư nguy, chúng ta là cư nguy tư an, không trị tận gốc, mà là dựa vào uống thuốc giảm đau qua ngày.”

“Về ý thức hệ mà nói, cần thừa nhận lợi ích cá nhân, đây là nền tảng tồn tại và phát triển của mỗi con người, còn phải thừa nhận nhu cầu của mỗi người là khác nhau, là thiên kinh địa nghĩa. Đây là cần thừa nhận tính hợp pháp của tài sản tư hữu, chế độ tư hữu thế này liệu có hợp lý không ? Mỗi người lại cần bỏ ra lợi ích nhất định của cá nhân, đây là nền tảng của tồn tại và phát triển xã hội, nếu không sẽ phát sinh khủng hoảng xã hội. Người giàu của nước phát triển phương tây đều muốn nhượng lợi, để mọi người sống tốt hơn, người giàu cũng mới sống càng tốt hơn. ”

“Muốn tin vào chủ nghĩa cộng sản, nay khó hơn rất nhiều so với trước. Trước đây là mình chưa tự làm, nghe nói Liên Xô làm rất tốt, kỳ thực ở họ chỉ kể điều vui không kể chuyện lo âu. Đây là căn bệnh chung của các nước xã hội chủ nghĩa, che đậy sai lầm và mâu thuẩn. Ngày nay người ta không làm nữa, chúng ta lại càng làm thậm tệ hơn, chỉ có phát triển chủ nghĩa tư bản thật sáng suốt, nhưng trên đầu lưỡi lại không nói thế, Học thuyết của Mác lại ăn khớp với nguyện vọng của đông đảo dân chúng đói nghèo của nước lạc hậu, mọi người nhảy vào làm. Nay là lúc đưa ra chứng cứ có sức thuyết phục. Có số người trong tình hình thiếu chứng cứ cũng tin vào sự vật nào đó, trong số người này có thể có người đứng cao nhìn xa, anh có thể tìm kiếm, nhưng anh không thể trói đông đảo nhân dân cùng nhắm mắt mù quáng chạy theo anh. Cũng như vậy, thà bị đẩy xuống vào tù, quyết không thể ra lệnh xả súng vào phong trào học sinh, đây là tín ngưỡng của tôi. Nhưng tôi không thể để đông đảo cán bộ đều học theo tôi, tuy rằng sự thực chứng minh tuyệt đại đa số đảng viên cán bộ lúc đó trong lòng họ đều đứng về phía học sinh.” (Trong vụ đàn áp phong trào học sinh ngày 06/4 năm 1989 tại quảng trường Thiên An Môn, Triệu Tử Dương lúc đó là Phó thứ nhất Quân ủy TW phản đối việc điều quân vào đàn áp học sinh của Đặng Tiểu Bình. Sau đó, Đặng yêu cầu Triệu tự kiểm điểm nhận sai lầm thì để tiếp tục làm Tổng Bí thư, nếu không thị bị hạ bệ. Triệu đã kiên quyết phản đối, bản thân không sai lầm nên không kiểm điểm, sau đó bị hạ bệ, và Giang Trạch Dân thừa cơ nhảy lên.)

Tuyệt đại đa số đảng viên không hiểu rõ chủ nghĩa cộng sản là thế nào.

Triệu Tử Dương nói : “Trung Quốc có mấy chục triệu đảng viên cộng sản, tôi tin rằng tuyệt đại đa số không hiểu rõ chủ nghĩa cộng sản là gì, cũng không hiểu rõ chúng ta hiện đang làm là chủ nghĩa gì, chỉ là nhiều thứ nguyên nhân làm họ trở thành đảng viên cộng sản. Trong đó không loại trừ là vì lợi ích cá nhân, nhưng tôi cho rằng lợi ích cá nhân không thể coi như tự tư. Họ cảm thấy vào đảng mới cảm thấy thỏa mãn lợi ích cá nhân. Trên thực tế gần như thế, vào đảng mới có thể đưa lên làm cán bộ, sau khi làm cán bộ tiền lương, nhà ở, phúc lợi, tiền hưu đều có thể được giải quyết tương đối tốt, đến vợ con, thậm chí cháu đều sáng lên.

Không tin chủ nghĩa cộng sản, niềm tin thực sự là chỉ có thể có khi bảo đảm thực sự lợi ích nhân dân. Chúng ta nói, đặc trưng cụ thể của chủ nghĩa cộng sản, một là của cải vật chất cực phong phú, có thể còn giàu hơn rất nhiều sự giàu có mà chúng ta tưởng tượng về sự giàu có trong xã hội chủ nghĩa tư bản 50 năm về trước. Hai là tiêu diệt 3 cách biệt. Năng lực và trí lực của mọi người có thể giống nhau ư, không thể tiêu diệt cách biệt giữa lao động chân tay với lao động trí óc. Phương tây có 3 cách biệt lớn, nhưng căn bản không cấu thành mâu thuẩn xã hội. Ba là, mọi người làm hết khả năng, phân phối theo nhu cầu. Nhu cầu của con người là không có giới hạn, nhưng nguồn lực xã hội là có hạn, làm thế nào phân phối theo nhu cầu ? Không thể thỏa mãn nhu cầu không điểm dừng của con người lại đòi hỏi mỗi người làm hết khả năng ? Mâu thuẩn không giải quyết được, lại còn thêm một điều sự giác ngộ của mỗi người được nâng lên cực cao. Liệu các anh có tin đây là chủ nghĩa cộng sản không ? Trước đây còn nói khi đến chủ nghĩa cộng sản, gia đình giải thể, con cái đều do xã hội thống nhất nuôi dưỡng. Nếu đúng là như vậy, lúc đó các bạn nam nữ đều có thể theo 3 tìm 4, mặt khác chỉ là cỗ máy sinh đẻ, con cái đẻ ra là bị lấy đi, đến chó mèo đều có tình cảm đối với thế hệ sau, đều để bên mình để trông coi gìn giữ. Nói đến tín ngưỡng, niềm tin, theo tôi, nay không nên tranh luận chủ nghĩa tư bản là gì, chủ nghĩa cộng sản là gì. Niềm tin, tín ngưỡng đầu vị nên là lợi ích của nhân dân cao hơn mọi thứ. Nhiệm vụ đầu vị nên là xây dựng một cơ chế xã hội tự do, dân chủ, pháp trị thực sự. Chỉ có mấy điểm này mới thực sự là bảo đảm lợi ích nhân dân thực sự. Điều mà rất nhiều người trong Bộ chính trị tin là “ai thuân theo thì hưng, ai ngược lại thì vong”. Anh hỏi tôi còn tin chủ nghĩa cộng sản không, tôi đã từng nói trong phạm vi hẹp của tầng cao, bản thân tôi không hiểu chủ nghĩa cộng sản là cái gì, bởi vì chủ nghĩa xã hội cả thế giới làm đều đã thất bại, thất bại không có nghĩa là sụp đổ, Triều Tiên, Cu Ba còn kiên trì, đời sống nhân dân cực khổ. Trung Quốc, Việt Nam phát triển chủ nghĩa tư bản có khởi sắc. Cả thế giới còn lại mấy nước này còn huênh hoang gọi là chủ nghĩa xã hội. …Người trong Bộ chính trị hiện nay đều tin chủ nghĩa cộng sản ư ? Điều mà đa số họ tin là ai thuận với kẻ trên đầu mình là hưng, ngược lại là vong. Niềm tin là tin vào một bộ kinh sách thăng quan bảo quan mà tự mình dò dẫm tìm ra. Họ mà thực sự tin vào chủ nghĩa cộng sản, thì việc cải cách thể chế chính trị Trung Quốc sẽ không phải như thế này hôm nay.”

Hồ Diệu Bang đã vứt bỏ chủ nghĩa cộng sản trong nghị quyết tầng cao. Chu Hậu Trạch năm 2001, từng là Bộ trưởng Bộ Tuyên truyền trung ương Trung Cộng đã tiết lộ trong một bài trả lời phỏng vấn của “Tuần san Tân văn Trung Quốc” số 17 năm 2010 là, tháng 9/1989, tại Hội nghị TW6/Đại Hội 12 thông qua “nghị quyết về phương châm chỉ đạo xây dựng văn minh tinh thần xã hội chủ nghĩa của trung ương Trung cộng” do Hồ Diệu Bang chủ trì khởi thảo, đã xóa bỏ cách đưa ra “lấy tư tưởng chủ nghĩa cộng sản làm hạt nhân” trước đây. Lúc đó Hồ Diệu Bang đưa ra 4 lý do để xóa :

1) Hàm nghĩa của tư tưởng chủ nghĩa cộng sản là mơ hồ, không chuẩn xác, không chặt chẽ. Đề ra “lấy tư tưởng chủ nghĩa cộng sản làm hạt nhân” dễ dẫn đến hiểu nhầm về chế độ phân phối theo nhu cầu, lao động không cần định mức, …

2) “Tư tưởng chủ nghĩa cộng sản” làm hạt nhân cho xây dựng văn minh tinh thần cho phạm vi toàn dân là không thích hợp với chính sách hiện hành, nhất là chính sách kinh tế mở cửa ra ngoài, dễ gây ra nhiều vấn đề tranh cãi trong thực hiện.

3) Yêu cầu mọi tầng lớp, mọi quần chúng trong xã hội đều dùng “tư tưởng chủ nghĩa cộng sản” đối với văn minh tinh thần, trong thực tế là không thể làm được. Trong công tác chính trị tư tưởng dễ làm cho nhiều khuynh hướng sai lầm nẩy sinh.

4) Cách đề ra này làm cho Đài Loan, đông đảo Hoa kiều, nhân sĩ yêu nước khó lý giải, làm tăng thêm nghi hoặc, không lợi cho thống nhất đất nước.

Giang Trạch Dân, tháng 3/2002 trả lời phóng viên Báo Bưu điện Washington : “thời tôi còn trẻ đã từng tin tưởng chủ nghĩa cộng sản sẽ đến rất nhanh, nhưng hiện nay tôi không cho là như vậy.”

Gần đây, Đới Tinh, con gái nuôi Diệp Kiếm Anh, nhà bình luận độc lập tiết lộ trên báo chí hải ngoại rằng, Đặng Tiểu Bình đã có lúc tính đến xóa cách nói “kiên trì 4 nguyên tắc cơ bản” ghi trong Hiến pháp, mà chỉ ghi trong Điều lệ đảng. (4 kiên trì :Kiên trì chủ nghĩa Mác Lê nin, tư tưởng Mao Trạch Đông, kiên trì chuyên chính dân chủ nhân dân, kiên trì sự lãnh đạo của đảng CSTQ, kiên trì con đường Chủ nghĩa xã hội.) Về sau không bỏ, nhưng thực tế mấy chục năm qua cũng chẳng thực hiện được 4 kiên trì.

Phong trào “tam thoái” (3 ra đảng, đoàn, đội cộng sản) đến nay đã có trên 220 triệu người và vẫn tiếp tục mỗi ngày. Trong đó có trên 20 triệu đảng viên cộng sản TQ (Tổng số hiện nay trên 87 triệu đảng viên.) Một chi bộ hương trấn trên chục đảng viên ở tình Hà Nam tuyên bố tập thể ra đảng và tuyên bố giải tán chi bộ đảng, không phải là trường hợp cá biệt. Một chi bộ nông thôn ở thành phố Thiên Tân, trừ bí thư chi bộ ra, còn tất cả đảng viên đều tuyên bố ra đảng. Theo một báo cáo khảo sát của Ủy ban Kỷ luật TW và Ban Tổ chức TW đảng CSTQ, có đến 85% ~ 95% đoàn thể đảng viên ở nông thôn, xí nghiệp, đường phố, viện trường lâm vào trạng thái tê liệt hoặc giải tán. Ở Trung Quốc có trên 3,5 triệu cơ cấu cơ sở thế này để duy trì sự thống trị của đảng, bản thân Trung Cộng cũng phải thừa nhận cơ cấu cơ sở chỉ là danh tồn thực vong. Đây là một thách thức lớn đối với tính hợp pháp và sự sống còn  của sự thống trị của Trung Cộng. Hiện nay, không thể chỉ dùng giáo chỉ chủ nghĩa Mác, Lê, Mao để tập hợp dân chúng, mà chỉ còn con đường duy nhất là cải cách và phát triển kinh tế để giành lại tín nhiệm chính trị của dân chúng, tiếp tục quyền lực của đảng. Sau 20 năm trực tiếp và gián tiếp nắm quyền của Giang Trạch Dân đã phá tan hoang đảng CSTQ và kinh tế, xã hội Trung Quốc.

Phong trào chuẩn bị chạy ra nước ngoài. Không ít cán bộ lãnh đạo cao cấp không còn hy vọng tương lai đất nước. Như Hồ Trường Thanh, Phó chủ tịch tỉnh Giang Tây nói chuyện qua điện thoại với con trai ở nước ngoài, cơ quan an ninh Trung Quốc nghe lén và ghi lại được “con trai à, ở bên đó cố gắng làm tốt lên, bố xem ra (đảng CS) nắm không được chục năm nữa đâu, bố và mẹ con sẽ rất nhanh sang bên đó đoàn tụ với con.” Thành Khắc Kiệt, Phó ủy viên trưởng thường vụ Nhân đại toàn quốc (tương đương Phó chủ tịch thường vụ quốc hội Việt Nam) nói : “đưa tất tần tật số tiền này gửi ra nước ngoài đi, sớm muộn cũng sẽ xong.” Hoặc rất nhiều cán bộ bản thân và vợ có hộ chiếu quốc tịch nước ngoài.

Bộ mặt quan chức đã đánh mất niềm tin của dân. Theo một báo cáo của cơ quan quyền uy Trung Cộng thì có số người chiếm 0,4%  dân số Trung Quốc, nhưng lại nắm trên 70% của cải, là quốc gia tập trung nhất của cải, là quốc gia cách biệt giàu nghèo lớn nhất trên thế giới. Hội nghị hằng năm của Nhân đại toàn quốc và Chính hiệp toàn quốc, bên ngoài gọi là cuộc tụ hội phú hào toàn quốc của Trung Cộng. Theo thống kê chưa đầy đủ, trên bảng “tốp 400 phú hào Trung Quốc năm 2013” có 94 vị phú hào hiện nay có “thân phận chính trị” cấp quốc gia, trong đó 52 vị là đại biểu Nhân đại khóa 12, 42 vị là ủy viên Chính hiệp khóa 12. Tổng giá trị tài sản của 94 vị vượt trên 1.000 tỷ NDT. Tổng tài sản của các phú hào tham gia hai Hội (Nhân đại và Chính hiệp) năm 2015 vượt trên 1.200 tỷ NDT, đây là chưa tính tài sản của các cao quan không tham gia hai Hội.

Tháng 9/2015 vừa rồi, Tập Cận Bình khi đọc báo cáo của 31 tỉnh thành  về tình hình cán bộ nhân viên có tiền vốn, tài sản trên 10 triệu NDT, phát hiện trong đó quan chức Trung Cộng chiếm trên 65%, càng thể hiện vấn đề khoảng cách giàu nghèo quá lớn, quan chức “bạo phú” (giàu lên quá nhanh, quá giàu, chiếm tỷ lệ quá lớn) đã gây ra bất ổn cục diện chính trị. Tập nói, điều này càng nghi ngờ về cách đưa ra tuyên truyền về tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội, là xã hội Xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc ư ? đảng Cộng sản là chính đảng của nhân dân, cầm quyền vì dân là thế này ư ?  nói cải cách, mở cửa, đi sâu cải cách, phát triển kinh tế, là đem lại cùng giàu có cho nhân dân là thế này đây ? nói đảng Cộng sản và cán bộ, cán bộ cấp cao đảng Cộng sản là công bộc của dân là thế này đây ? Ở Trung Quốc hiện nay có quan nào không là tham quan ? Một Giám đốc vườn thú không thể “tham” tiền người vào xem, lại bằng cách bớt xén thức ăn của thú, làm cho thú nuôi ngày càng gầy đi, mới phát hiện Giám đốc đã tham bằng cách đó. Lý Kiến Nghiệp, Chủ tịch thành phố Nam Kinh trước đây là quan tham, quan tòa xét xử ông ta là Phó tòa án nhân dân cấp trung thuộc thị Nhân Đài cũng là tham quan. Sau vụ nổ Thiên Tân Quốc Vụ Viện phái Tiểu tổ điều tra đến điầu tra, sau mấy ngày điều tra, thì Dương Đông Lương, Bí thư đảng ủy Cục Giám sát an toàn quốc gia, Tổ trưởng điều tra vụ nổ Thiên Tân lại cũng bị điều tra ! Đáng sợ không ! bị xét xử là tham quan, người xét xử tham quan cũng là tham quan. Bị điều tra là tham quan. người điều tra người tham quan cũng là tham quan. Cho nên, cảm thấy vấn đề hiện nay không phải là ai tham ai không tham, mà là ai bị điều tra, ai chưa (hoặc không) bị điều tra mà thôi. Hễ bị điều tra là có vấn đề. Tình trạng tham nhũng này, không còn là tệ nạn của một cá nhân, một nhóm người, mà là cả một xã hội, một môi trường xã hội, bất cứ ai ở trong môi trường này, cũng khó thoát khỏi tham ! Tính đến ngày 09/10/2015có trên 315.522 tham quan các loại bị bắt khởi tố. Trong đó có 11.370 quan tham đang chờ thực hiện lệnh tử hình (theo luật trước tháng 8/2000, nếu tham nhũng 10 triệu NDT trở lên là tử hình. Vì quá nhiều, mới đây Mạnh Kiến Trụ Bí thư Ủy ban Chính pháp TW đề nghị xem xét lại nâng mức độ giá trị tiền tham nhũng lên 100 triệu trở lên mới bị tù chung thân hoặc tử hình, để giảm bớt áp lực) .Căn nguyên không còn dừng lại ở đạo đức cá nhân, mà là ở tầng sâu xa hơn là thể chế chính trị, xã hội.

Trong hồ sơ các vụ án tham nhũng năm 2013, 2014 dính đến hôn nhân ngoại tình, giao dịch quyền sắc của quan chức đảng, chính quyền có 65%. Trong đó riêng các vụ án tham nhũng về lĩnh vực kinh tế, có 85%, trong công chức bị tố cáo có gần 70%. Hầu như không có quan chức nào không tham nhũng, không dâm loạn, không có nhiều hộ chiếu, không chuyển tài sản ra nước ngoài. Luôn chuẩn bị sẵn sàng cho khi Trung Cộng sụp đổ là chạy ngay ra nước ngoài. Đến nay đã có trên 500 tỷ usd chảy ra nước ngoài.

      Trước đây 6 năm, trường đảng trung ương  đưa ra kết quả nghiên cứu  về độ (%) vừa lòng của dân chúng đối với năng lực cầm quyền của Trung Cộng nếu xuống dưới 30% là sụp đổ. Tình trạng hiện nay cách không xa mấy giới hạn này.

 

      Luận chiến về người kế tục chủ nghĩa cộng sản trở thành trò cười. Những ngày gần đây, đương cục Trung Cộng đột nhiên hô to nói mạnh đến tín ngưỡng “chủ nghĩa cộng sản”, Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản lại đưa ra khẩu hiệu “chúng ta cần làm người kế tục chủ nghĩa cộng sản”. Nhâm Chí Cường, Ủy viên Chính hiệp Bắc Kinh, danh nhân bất động sản (là người thân cận của Tập Cận Bình) đã tỏ ý kiến về vấn đề này là, bản thân đã bị lừa mười mấy năm về cái khẩu hiệu này rồi. Sau khi bị bao vây công kích, ngày 22/9/2015, Nhâm Chí Cường lại có bài dài trình bày chi tiết “người kế tục chủ nghĩa cộng sản” là hoang đường, là trò cười như thế nào. Cách mạng văn hóa giúp tôi biết rõ chỉ có làm cách mạng lại đấu tranh giai cấp dưới chuyên chính giai cấp vô sản, chứ không có người kế tục chủ nghĩa cộng sản ! Trung Cộng muốn để các đoàn viên thanh niên cộng sản tiếp nối chủ nghĩa cộng sản là trò cười lớn nhất trời. Tiếp sau đó, “Thời báo hoàn cầu” đại diện báo chí quan phương và trang mạng các quan đoàn thanh niên triển khai cuộc luận chiến công khai hiếm thấy với dân chúng mà Nhâm Chí Cường là đại diện. Các giới xã hội liên tục ủng hộ Nhâm Chí Cường, cùng nhau công kích chủ nghĩa cộng sản. Một mạng Tân Lang ủng hộ Nhâm Chí Cường nói : “một đàng dựa vào tư tưởng không tưởng U-tô-pao, một đằng cái chủ nghĩa gì đó không thích hợp với Trung Quốc, một thứ mà đến cả nguồn gốc cũng đánh mất lại cứ chập chờn ở Trung Quốc. Cộng sản là cái tập đoàn lợi ích có ngay của các anh, là giai tầng đặc quyền các anh đang ăn của dân, đang uống của dân, lại còn muốn lừa dân, bắt nạt dân. Để có thể tiếp tục ăn uống mồ hôi và máu của dân, tiếp tục lừa dối đàn áp lương thiện, các anh thò ra cái chủ nghĩa rách, tiếp tục đưa ra cái bánh vẽ, hiện nay chẳng còn ai tin nữa, bức quá liền nhảy ra để đàn áp.” Cuộc luận chiến trên mạng về vấn đề này, kết quả và nhận thức chung có được là :chủ nghĩa cộng sản đã trở thành đối tượng chế nhạo và trò cười trên miệng dân chúng. Báo chí quan phương Trung Cộng và Đoàn thanh niên chủ động khơi ra câu chuyện “người kế tục chủ nghĩa cộng sản”, là phản ứng bản năng cực kỳ lo sợ khi đối mặt với nguy cơ vong đảng của chính quyền Trung Cộng sau khi ý thức hệ chủ nghĩa cộng sản phá sản. Cuộc luận chiến triển khai sau đó giữa mặt trân dân gian với miệng lưỡi quan phương, là tình hình chân thực chủ nghĩa cộng sản bị vứt bỏ, sau khi xã hội dân gian Trung Quốc nhận rõ tà ác của “chủ nghĩa cộng sản”. Tất cả những điều này thể hiện rõ, chính quyền Trung Cộng đã đánh mất tính hợp pháp cầm quyền, đã không cách gì thoát khỏi nguy cơ vong đảng lần này, tuyên truyền tẩy não dân chúng của Trung Cộng cũng đã thất bại hoàn toàn.

 

      Biện luận về con đường Chủ nghĩa xã hội, Ở Trung Quốc một thời gian dài có bài hát “Chủ nghĩa xã hội tốt” được phổ biện rông rãi trong xã hội, nhất là trong thanh niên, học sinh. Vậy Chủ nghĩa xã hội có tốt như bài hát đó không ? lần biện luận này không tranh cãi về lý thuyết, học thuật, mà từ thực tế của Trung Quốc và các nước để so sánh phân tích :

 

      I. Chủ nghĩa xã hội là con đường chết của Trung Cộng:

 

1) So sánh Nhật Bản với Trung Quốc : Tháng 8/1945 kết thúc chiến tranh, hai nước cùng bước vào thời bình xây dựng.

      - Nhật Bản thực hiện chế độ Tư bản chủ nghĩa, chính trị dân chủ, đề ra “thương mại dựng nước”, toàn tâm dốc sức tìm cách phảt triển. Rất nhanh trở thành cường quốc kinh tế thứ II thế giới, chỉ sau Mỹ, sáng tạo “kỳ tích Nhật Bản.”

      - Trung Quốc, Trung Cộng thực hiện chế độ Xã hội chủ nghĩa, độc tài bạo chính, “lấy đấu tranh giai cấp làm cương lĩnh”. Bằng cách tổ chức các phong trào đấu tranh chính trị liên tục, cho đến hiện nay là phong trào bức hại Pháp luân công. Kết quả, kinh tế gần như suy sụp, dân sinh điêu đứng, mấy trăm triệu sinh mệnh con cháu Trung Hoa vô tội bị diệt, truyền thống văn hóa, văn minh Trung Hoa bị phá hoại.

      - Kết quả so sánh về kinh tế, khoa học kỹ thuật, độ văn minh của xã hội, đời sống vật chất tinh thần, tiền đồ hướng tới hạnh phúc của mỗi người dân, rõ ràng là Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung quốc còn kém xa Chủ nghĩa tư bản Nhật Bản.

2) So sánh Nam Hàn với Bắc Hàn (Triều tiên) : Năm 1953 kết thúc chiến tranh, “vĩ tuyến 38” chia đôi đất nước. Nam Hàn làm Tư bản chủ nghĩa, Bắc Hàn làm Chủ nghĩa xã hội. Kết quả Nam Hàn nhanh chóng cất cánh kinh tế, đã sinh ra bao nhiêu là xí nghiệp, thương hiệu nổi tiếng thế giới, đã tạo nên một trong “4 con rồng châu Á”. Còn Bắc Hàn thế nào, ai cũng rõ.

3) So sánh Tây Đức, Đông Đức, Sau khi kết thúc thế chiến II, nước Đức chia làm 2 với “bức tường Berlin” xây dựng tháng 8/1961 dài 155km, cao 2m, Tây Đức theo Chủ nghĩa tư bản và Đông Đức theo Chủ nghĩa xã hội dưới sự nâng đỡ của Liên Xô. Kết quả Chủ nghĩa xã hội Đông Đức không phát triển lên được, trong khi chủ nghĩa tư bản Tây Đức phát triển vượt bực về mọi mặt, trở thành nước giàu mạnh hàng đầu châu Âu. Ngày 03/10/1990 bức tường “lịch sử”, được dỡ bỏ, Đông Đức Tây Đức thống nhất vào nước Đức Tư bản chủ nghĩa đang tiếp tục phát triển đi lên mọi mặt.          

      Từ 3 mẫu hình thực tiễn trên (chưa cần so sánh Trung Quốc với Đài Loan) nửa thế kỷ cũng đủ nói lên đâu là chân lý. Vì chân lý không phải từ trong sách vở, mà từ thực tiễn cuộc sống của hàng triệu triệu con người tạo nên.

 

      II.“Chủ nghĩa xã hội” ở Trung Quốc chỉ là danh tồn thực vong.

 

      Từ khi tiến hành “cải cách mở cửa”, Trung Quốc lấy “Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc” để tự giữ lấy chỗ đứng của mình. Kỳ thực, chế độ Xã hội chủ nghĩa của Trung Quốc đã thay hình đổi dạng trong biến cách xã hội gần 30 năm nay, cái còn lại chẳng qua chỉ là ở tầng thống trị chính trị, hoặc là ở tấm khoác bề ngoài về ý thức hệ mà thôi.

      Hai đặc trưng cơ bản của Chủ nghĩa xã hội là Chế độ công hữu chiếm vị trí chủ thể, là nền tảng vật chất của Chủ nghĩa xã hội và Cùng giàu có là mục tiêu phấn đấu của Chủ nghĩa xã hội, cũng là điều kiện cần thiết cho thực hiện Chủ nghĩa cộng sản trong tương lai. Chỉ khi có đủ hai đặc trưng này mới gọi là Chủ nghĩa xã hội.

      Nhưng hai đặc trưng cơ bản này ở Trung quốc là thế nào ? Về chế độ công hữu, sau khi dành được chính quyền, Trung Quốc tiến hành “3 cải tạo lớn” và thực hiện hợp tác hóa nông thôn, xây dựng công xã nhân dân, tỷ trọng kinh tế công hữu trong tổng giá trị sản lượng công nghiệp, thời kỳ đầu (1952) là 44%, đến 1957 là 73%, sau đó nhanh chóng lên 100%, 20 năm tiếp theo trước cải cách mở cửa, kết cấu chế độ sơ hữu cơ bản không thay đổi, kinh tế tư doanh cá thể hầu như bằng 0%. Như vậy đặc trưng cơ bản thứ nhất hội đủ, đáng ra phải là Xã hội chủ nghĩa rồi, cần gì nữa mà phải cải với cách ? Nhưng tỷ lệ công hữu càng lớn, thì cái bánh kinh tế cúa đất nước, cái bánh đời sống của dân càng teo dần, sở dĩ teo dần là vì chế độ công hữu đã trói chặt động lực phát triển kinh tế, động lực sản xuất của người dân. Cho nên tháng 3/1984, một đội sản xuất ở nông thôn đã ngầm phá rào tự cởi trói, tiến hành chia đất cho Hộ gia đinh sản xuất, đã đụng đến nền tảng cầm quyền của đảng – chế độ công hữu. Đến lúc này, không thể ngồi cãi “Họ Xã hay Họ Tư, Họ Công”, buộc phải cải cách mở cửa (chứ chẳng phải phát minh sáng tạo gì). Quá trình cải cách mở cửa, với một ý nghĩa nào đó là quá trình chế độ công hữu ngày càng thu hẹp, chế độ tư hữu ngày càng phát triển đi lên. Đến năm 2008, tiền vốn quốc hữu 24,35%, tiền vốn tập thể 7,24%, tiền vốn cá nhân 52,56%, tiền vôn nước ngoài 15,85%. Đến năm 2012, tỷ trong kinh tế công hữu/GDP không đến 1/3. Như vậy, đặc trưng cơ bản thứ nhất của Chủ nghĩa xã hội – nền tảng chế độ công hữu, coi như đã không tồn tại nữa.

      Đặc trưng thứ hai – Cùng giàu có thế nào, như phần trước Tập Cận Bình đã đề cập, khoảng cách giàu nghèo ở Trung Quốc không phải chỉ ở số lần là 1 hoặc 2 con số, mà là 3, thậm chí đến 4 con số.

      Như vậy hai đặc trưng cơ bản về Chủ nghĩa xã hội hiện không tồn tại trong thực tế. Vậy đó là gì, đúng là “Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc”, vì nó không còn là Chủ nghĩa xã hội nguyên bản, nhưng cũng không hẳn là Chủ nghĩa tư bản hiện đại với các đặc trưng dân chủ, tự do, nhân quyền, tư pháp độc lập. Không ít người nói đó là một thứ quái thai khoác áo Chủ nghĩa xã hội để tạm thời tồn tại hiện nay, không thể tồn tại phát triển, mà chỉ có tiêu vong trong tương lai, thậm chí trong tương lai gần.

      Ngoài ra với mô hình tổ chức, với hai hệ thống người ngựa : hệ thống chính phủ như mọi quốc gia, còn có hệ thống đảng, đoàn thể chính trị xã hội hùng hậu từ cơ sở thôn ấp, tổ dân phố lên đến cấp trung ương, đã dẫn đến nhiều hệ lụy mà người dân gánh chịu. Theo một số liệu, chi phí hành chính cho quan chức Trung Quốc chiếm trên 20% GDP. Cửa vào quan rất nhiều, không chỉ vào cơ quan hệ thống nhà nước, còn có hệ thống đảng, hệ thống đoàn thành niên, phụ nữ, công hội, quân đội, công an, cựu chiến binh, xí nghiệp quốc hữu, v.v… Một người dân Trung Quốc phải nuôi trên dưới 30 quan chức, cao gấp 3, 4 lần Mỹ, Nhật. Quan chức đông đúc đâu phải sẽ làm việc tốt hơn, ngược lại tình trạng tham nhũng lại ngày càng trầm trọng hơn ở trong các hệ thống này, như các phần trước đã đề cập mức độ. Mặt khác đầu tư cho giáo dục, y tế lại chỉ 2% GDP, nên tình trạng các trường học, các bệnh viện lại tăng suất học phí, viện phí, mặc dầu dân đã nộp thuế. Những tệ nạn này cũng là một trong các đặc trưng của quái thai Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc.

 

      Biện luận về tính hợp pháp cầm quyền của Trung Cộng. Các ý kiến cho rằng, chính quyền Trung Cộng kể từ ngày ra đời, vừa không phải vương quyền truyền lại, lại không phải thông qua trình tự dân chủ để có được chính quyền, ngay từ đầu đã thiếu tính hợp pháp cầm quyền, làm cho chính quyền Trung Cộng luôn ở trong nỗi lo sợ nguy cơ vong đảng thâm sâu. Lịch sử Trung Cộng luôn trong tình trạng xuất hiện nguy cơ vong đảng lần này đến lần khác. Chủ nghĩa cộng sản đã đem lại nhiều tai họa cho nhân loại, từ các cuộc thanh trừng của Liên Xô trước đây, các “phong trào” các nước Đông Âu, “Cao Miên đỏ” Cămpuchia, đến các cuộc “cải cách ruộng đất’, “cải tạo công thương nghiệp”, “tam phản”, “ngũ phản”, “3 năm đại đói hoang”, “Đại văn cách”, “thảm sát 6/4”, “bức hại pháp luân công”, v,v… của Trung Cộng đã trực tiếp, gián tiếp bức hại mấy trăm triệu người, chưa kể làm đất nước, dân chúng, xã hội ở các nước cộng sản thụt lùi so với sự phát triển chung của thế giới, của nhân loại, của thời đại, chứ không phải đem lại “thiên đường” đầy an lành, hạnh phúc cho nhân loại như họ từng rêu rao.

      Quá trình dành chính quyền và cầm quyền của Trung Cộng ở Trung quốc là quá trình chém giết vô nhân tính đối với dân chúng, là quá trình “tà (bất minh, bất chính), lừa bịp, xui giục, đấu đá, cướp bóc, côn đồ, ly gián, tiêu diệt, khủng bố” đối với dân, đối với mọi lực lượng. (Như Đặng Tiểu Bình đã từng nói : “giết 20 vạn để đổi lấy ổn định 20 năm”. Giang Trạch Dân nói : “tiêu diệt về thể xác, bôi thối về danh dự, cắt tiệt về kinh tế” đủ thấy tâm địa tàn bạo của đảng Cộng sản). Cho nên trong suốt quá trình dài cầm quyền không những không chính danh (không do dân bầu), lại còn không chính tâm, thực tâm ( mà là tà tâm, gian tâm, luôn nghi ngờ và tạo ra sự nghi ngờ trong xã hội) không thực sự có được niềm tin thực sự từ lòng dân.

      Trong dịp ngày lễ 01/10 vừa rồi, vấn đề “Trung Cộng không có nghĩa là Trung Quốc” lại nổi lên. Ngày 02/10 Nhâm Chí Cường lại phát biểu vấn đề “Quốc gía mới hay là chính quyền mới”, cho rằng, ngày 01/10 của 66 năm về trước, chính phủ Trung Cộng đã khổng chế vùng chủ yếu của Đại lục, tuyên bố với thế giới là thay thế chính phủ Trung hoa Dân Quốc quản lý Trung Quốc, và thực hiện chủ quyền Trung quốc. Đó chỉ là một chính quyền mới thành lập, chứ không phải một quốc gia mới ra đời. Hạ Vĩ Phương, giáo sự luật học Đại học Bắc Kinh phát biểu trên weipo “1/10” nghi ngờ định nghĩa của Trung Cộng về “Tổ quốc”, bày tỏ Tổ quốc của ông ta không phải là cái quốc gia trên 60 năm của Trung Cộng xây dựng, “Triều đình như dòng nước chảy, cố quốc như dòng sông mãi tồn tại” (Triều đình như lưu thủy cố quốc hà trường tại.) Ngày 06/10, Bao Đồng, nguyên Bí thư chính trị của Cố Tổng bí thư Trung Cộng Triệu Tử Dương có bài viết “Tôi ngu ngốc dài hơn nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa mười mấy tuổi, coi đó là Tổ quốc, tôi  lên cao không lên được, không mở miệng ra được .” “nếu giữa Tổ quốc với Cộng hòa nhân dân Trung hoa không thể không gach bỏ dấu bằng (=), vậy thì hoạt động 70 năm ngày thắng lợi chiến tranh chống Nhật tháng trước là tiến hành vô pháp.”

      Tiếp theo các ý kiến của Nhâm Chí Cường, Hạ Vĩ Phương và Bao Đồng, báo chí Đại lục cũng đăng bài phỏng vấn giáo sư lịch sử Lý Ngọc Thượng Đại học Giao thông Thượng Hải chuyên nghiên cứu bệnh tật Trung Quốc, thì Giáo sư Lý Ngọc Thượng đã nêu một sự việc cụ thể là từ năm 1949, Giáo sư có bài đăng báo với tựa đề là : “Lý Ngọc Thượng : sau năm 1949 chính quyền mới ứng phó với bệnh ký sinh trùng như thế nào.” Trong bài nhiều chổ Giáo sư cũng dùng chính quyền mới, chứ không dùng Trung Quốc mới như quan chức Trung Cộng thường dùng.

      Từ nghĩa rộng mà nói, Quốc gia là chỉ quần thể xã hội có ngôn ngữ, văn hóa, chủng tộc, huyết thống, lãnh thổ, chính quyền hoặc lịch sử chung. Từ nghĩa hẹp mà nói, Quốc gia là hình thức thể cộng đồng của một quần thể người trong một phạm vi nhất định được hình thành nên. Trung Quốc – là một từ đã có từ xưa, sớm nhất là chỉ dải Trung nguyên  nằm ở trung tâm “thiên hạ” (thế giới). Từ cận đại đến nay, nhất là sau năm 1912 thành lập Trung Hoa Dân Quốc, hai từ “Trung Quốc” bắt đầu trở thành khái niệm pháp luật và chính trị về ý nghĩa quốc gia dân tộc. Chung mà nói, từ góc độ lịch sử, địa lý, chính trị hoặc hành chính thì Trung Cộng không có nghĩa là Trung Quốc. Chính đảng với Quốc gia, Dân tộc xưa nay đều không phải là cùng một khái niệm. Trung Quốc với tư cách là một Quốc gia, Dân tộc đã tồn tại mấy ngàn năm, còn sự xuất hiện của Trung Cộng chưa đầy 100 năm, thống trị Trung Quốc cũng mới trên 60 năm. Sở dĩ Trung Cộng cố ý trộn lẫn quan hệ giữa những khái niệm này là nhằm thể hiện tính hợp pháp cầm quyền của mình. Lâu nay, Trung Cộng luôn tuyên bố : Trung Cộng là Trung Quốc, Trung Quốc là Trung Cộng, “yêu nước là yêu đảng”, “phản đảng là phản quốc”, coi chống chính quyền Trung Cộng là chống Trung Quốc, lấy danh nghĩa Trung Cộng để trói chặt Trung Quốc. Chính quyền Trung Cộng không những không có tính hợp pháp cầm quyền, mà cũng không thể đại diện cho  mấy nghìn năm lịch sử của Trung Quốc.

 

      Về thể chế Trung Cộng, các danh nhân Trung Quốc có ý kiến :

 

      Du Khả Bình, Học giả chính trị học nổi tiếng, là trí nang của Hồ Cẩm Đào có bài đăng trên mạng “Tài Tân” (mạng thân cận Tập Cận Bình) nêu lên 6 công lý (lý luận chung) của chính trị học :

      - “Ai sinh ra quyền lực, quyền lực sẽ chịu trách nhiệm với người đó.” Quan chức Trung Quốc không phải do dân bầu, mà do cấp trên cử àquyền lực không vì dân mà vì cấp trên;

      -“Năng lực cầm quyền và thiết kế chế độ chỉ đi ra một cửa”. Hai mặt này quan hệ chặt chẽ với nhau. Một việc nhiều người quản, hỉệu quả thấp.

      - “Chỉ lệnh trên xuống, thông tin kết quả từ dưới lên không thể đi cùng một kênh.”Vi phạm sẽ không có thông tin chính xác, đều giả, có thủy phần, thậm chí rất cao.

      - “Quyền lực phải ràng buộc, hình thành vòng khép kín, hở chỗ nào là chỗ đó đẻ ra tiêu cực.” Nếu chỉ có số ít tham nhũng chủ yếu do tín ngưỡng cá nhân thiếu; tham nhũng hàng loạt là thể chế có vấn đề, không chỉ là đạo đức cá nhân. Chế độ, thể chế phải kín, để hở là tạo cơ hội cho lạm dụng quyền lực, tham nhũng.

      - “Nguyên tắc quyền lợi thuộc phía dưới.” Trong điều kiện chính trị dân chủ, quan hệ cấp trên dưới của quyền lực quan chức không có nghĩa là quan hệ cấp trên dưới của quyền lợi quan chức. Quyền lực giữa quan chức cấp trên dưới là không đối đẳng, nhưng quyền lợi của họ là một công dân là bình đẳng. Thể chế Trung Cộng ngược lại,  cấp dưới khi đứng trước mặt cấp trên đã đánh mất nhân cách cơ bản của mình, trở thành người phụ thuộc với cấp trên.

      - “Mỗi quan chức đều có “lý tính” của mình.” Hiện nay, lợi ích công cộng “bộ phận hóa”, lợi ích bộ phận “hợp pháp hóa”, lợi ích hợp pháp “cá nhân hóa.” Nhóm lợi ích khác nhau trên thực tế đã hình thành. Nhóm lợi ích khác nhau có nhu cầu lợi ích của mình. Có số nhóm nắm quyền quyết sách, khi định chính sách, tự giác hay không tự giác nghiêng về lợi ích của nhóm hay bộ phận mình. Thiết kế chế độ của nhà nước hiện nay thiếu qui phạm “lý tính” của quan chức, nên không thể vừa bảo vệ nhu cầu lợi ích chính đáng của họ, vừa ngăn ngừa khuếch trương quá mức “lý tính” của họ.

      Như vậy thể chế chính trị Trung Cộng hiện nay đều vi phạm 6 nguyên lý chung này.

      Tư Trung Quân, Giám đốc Sở nghiên cứu Mỹ, Viện khoa học xã hội Trung Quốc :   Đại học Thanh hoa nổi tiếng, nhưng 60 năm qua không cống hiến cho đất nước một Đại sư (nhà giáo dục lớn) nào. Trong mọi vấn đề của Trung Quốc hiện nay, vấn đề giáo dục là gay go nhất, bắt đầu từ Vườn trẻ, chỉ lo truyền thụ cho trẻ “chủ nghĩa tấn công lợi ích”, đã hoàn toàn bóp chết tính sáng tạo và sức tưởng tượng của con người. Không thay đổi giáo dục, trồng người sẽ thoái hóa.

      Tiền Lý Quần, Giáo sư  Đại học Bắc Kinh : Đại học chúng ta, cả Đại học Bắc Kinh đều đang bồi dưỡng một loạt “người chủ nghĩa lợi ích tinh vi”. Họ có cao trí thương, thế tục, lão đạo, giỏi biểu diễn, biết phối hợp, càng khéo lợi dụng thể chế để đạt mục tiêu của mình. Loại người này, khi nắm quyền nguy hại càng lớn hơn số tham quan ô lại, đang bồi dục “hoa thuốc phiện có độc.”

      Dịch Trung Thiên, Nhà sử học, Trung Quốc ngày nay, trường học là công xưởng, các viện là kho tàng, lớp cấp học là buồng máy, học sinh là lượng lớn bánh răng cưa, đinh ốc trên giây chuyền sản xuất. Chẳng qua là có người mạ vàng, có người mạ đồng, có người nhựa ép, nhưng tư tưởng chỉ đạo và mô thức sản xuất là như nhau, mục tiêu là “mong con thành rồng”, tiêu chuẩn là “thành là vua bại là giặc”, phương pháp là “nhớ chết học thuộc”, thủ đoạn là không ngừng gây sức ép, với tên mỹ từ “áp lực là động lực”.

      Tôn Lập Bình, Một quốc gia với nhãn hiệu vì nhân dân phục vụ, đối với quan chăm sóc không còn chỗ nào không đầy đủ. Trên thế giới có thuyết ‘Ly Hưu’ (rời nhiệm, nghỉ hưu) không ? chỉ ở Trung Quốc có; có cán bộ tuyến 2 lấy lương không ? chỉ ở Trung Quốc có; có các cấp bậc màu sắc chữa bệnh không ? chỉ ở Trung Quốc có; có dùng công khoản thường qui hóa để ăn nhậu và du lịch không ? chỉ ở Trung Quốc có; có chăm lo việc làm cho con cái bất thành văn không ? chỉ ở Trung Quốc có; có thiết lập nhà tù hào hoa chuyên cho cán bộ lãnh đạo phạm tội không ? chỉ ở Trung Quốc có.

      Trương Thiên Phàm, Giáo sư Học viện Luật, Đại học Bắc Kinh, Phó hội trưởng Hiến pháp học Trung Quốc. Mỗi người dân Trung Quốc đứng lên vì tôn nghiêm cá nhân, hạnh phúc của đời sau, tiền đồ của dân tộc, đảm đương trách nhiệm làm người của mình, bảo vệ quyền lợi làm người của mình, dùng lương tri và dũng khí của mình sáng tạo ra trật tự quốc gia công bằng chính nghĩa, dùng giác ngộ và hành động của mình đón nhận ánh sáng Hiến chính văn minh Trung Hoa.

      Đới Khắc Nhung, Viễn sĩ Viện công trình Trung Quốc, giáo sư bệnh viện Nhân dân số 9 Thượng Hải. “Khám bệnh là phải trả tiền”. Ở chúng ta hầu như là thiên kinh địa nghĩa. Nhưng anh có biết hay không biết, trên thế giới có trên 200 nước, khám bệnh trả tiền chỉ có hơn 20 nước. Chúng ta muốn tiến đến bảo hiểm y tế toàn dân, muốn mỗi người bệnh thực sự đều có thể sau khi mắc bệnh, có thể không trả tiền là được khám bệnh. Tiền chính phủ có được, đều là tiền của dân không thể không bỏ ra cho việc chữa bệnh, giáo dục, nhà ở, năng lượng .

      Vương Quí Tú, giáo sư trường đảng Trung ương: Đại hội đại biểu nhân dân đã lột xác thành “Đại hội đại biểu quan thương”, 70% đại biểu Nhân đại là quan chức đảng chính quyền các cấp, ngoài đó ra, phần lớn là Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Tổng giám đốc xí nghiệp loại lớn. “Đại hội đại biểu Nhân dân” như vậy, thực tế nên đổi cho kịp cùng thời đại là “Đại hội đại biểu quan thương toàn quốc” , không cần thêm hai chữ nhân dân. Bởi vì Đại hội đại biểu Nhân dân đã lột xác thành “Đại hội đại biểu quan thương.”

      Chu Thụy Kim, giáo sư kiêm chức, viện khoa học xã hội Trung Quốc: Quan chức chúng ta đều từ trên bổ nhiệm, không có quan hệ gì với  nhân dân, tự mình muốn thống trị, quản lý nhân dân, không có quan niệm phục vụ, không thực sự làm người công bộc để phục vụ. Anh ngang nghịch không vâng lời tôi trị anh, bắt anh. Thứ quan niệm này, trên thực tế là nguyên nhân quan trọng của mâu thuẩn quan dân, mâu thuẩn ở cơ sở luôn phát sinh hiện nay.

      Ngô Kính Liễn, nhà kinh tế học nổi tiếng quốc tế.

      Tổng lượng tiền tệ của Trung Quốc năm 1990 là 153.000 tỷ NDT, năm 2011 là 8.956.000 tỷ NDT, 21 năm tăng 58,53 lần. Cùng kỳ, tổng lượng tiền của Mỹ chỉ tăng 1,99 lần. Luật Mỹ qui định lượng phát hành tiền không được vượt 70% GDP, Trung Quốc đã vượt 2 lần GDP rồi. Siêu phát này là làm bốc hơi của cải của dân, là một thứ ăn cướp trắng trợn.

      Chu Hữu Quang, nhà kinh tế học 108 tuổi, nhà ngôn ngữ học thẳng thắn nói : Tôi đã trải qua các thời đại cuối Thanh, thời kỳ Bắc Dương, Dân Quốc, Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình. 5 thời kỳ lịch sử, về văn hóa mà xét, tốt nhất là thời kỳ Dân Quốc. Quốc gia có dân khí; Dân chúng có văn hóa, Học giới có thành quả học thuật hàng đầu quốc tế, Xã hội có ngôn luận tự do, Giáo sư có thể dạy ra nhân tài tốt. Nay nói đến Đại sư, đều là từ thời đó mà ra. Cứ từng cái mà tra, đều vậy. Đó là thực tế rõ ràng, không cần bàn cãi.

      Trung Nam Sơn, Viễn  sĩ Viện công trình Trung Quốc đưa ra bảng xếp thứ tự về  chất lượng không khí của WHO. Hải Khẩu, là thành phố có không khí tốt nhất Trung Quốc – đứng thứ 273. Mặc kệ anh nói xã hội hòa mục gì gì; Kệ anh cái Cương lĩnh gì gì. Then chốt là ở không khí, thực phẩm, nước, dược phẩm đều không an toàn. Một chút hạnh phúc cảm không có, mà cứ nói nào là xã hội hòa mục, giấc mộng này giấc mộng nọ.

      Trương Kháng Kháng, nữ tác giả nổi tiếng : Tựa như anh đọc nhiều báo, kỳ thực anh chỉ xem một thứ báo; Tựa như anh nghe vô số âm thanh, kỳ thực anh chỉ nghe một thứ âm thanh; Tựa như anh nghĩ đến vô số đáp án, kỳ thực họ chỉ đưa cho anh một đáp án. Nếu cần, họ sẽ đưa tất cả mọi người cải tạo thành một loại người. Họ có sức mạnh to lớn này. Họ là một cỗ máy hiệu quả cao, mấy chục năm như một ngày, chế tạo ra một thứ sản phẩm gọi là “nô lệ !”

 

      Vấn đề giải tán đảng. Sau khi trải qua sự phá hoại có tính hủy diệt của cách mạng văn hóa, tầng cao Trung Cộng đã có không ít người ý thức được chủ nghĩa cộng sản đã đi vào ngõ cụt. Cách nghĩ của Đặng Tiểu Bình chẳng qua là một thứ phản ứng tất nhiên khi nguy cơ vong đảng trầm trọng. Trên thực tế, năm 2008 đã có không ít người trên tầng cao Trung Cộng ý thức rõ giải thể và tan vỡ  Trung Cộng là không cách gì tránh khỏi, vì thế công khai trong đảng đề ra đổi tên đảng để vượt qua nguy cơ cầm quyền.

      Trên tạp chí “Tranh Minh” Hồng kông số tháng 7 đưa tin, trong một lần sinh hoạt tổ chức đảng, Lý Thụy Hoàn nguyên ủy viên thường vụ Bộ chính trị, nguyên Chủ tịch Chính hiệp toàn quốc nêu ý kiến : sự phát triển, lý luận của đảng không ngừng thay đổi, để thích ứng với sự phát triển xã hội, thể hiện tình hình trong nước, nếu từ phát triển trung và dài hạn để xét, có thể đổi đảng Cộng sản thành đảng Nhân dân hoặc đảng Xã hội. Theo Tân Tử Lăng được biết, ít nhất đã có 3 cao quan trong đảng đề xướng đổi tên đảng, bao gồm cả Đặng Tiểu Bình, Lý Thụy Hoàn, Lý Nhuệ (Thư ký của Mao Trạch Đông trước đây). 

 

      Ngày 22/10/2015, trên “Báo Thanh niên Bắc Kinh”, trên trang đầu đưa ra tựa đề “Tổ chức đảng của đa số đảng viên vi phạm kỷ luật nghiêm trọng nên giải tán” đã làm chấn động không ít dân mạng Trung Quốc. Dân chúng cho rằng, đây là đại diện cho ý tứ chính trị về giải tán Trung Cộng. Tiếp đến có nhiều ý kiến dân mạng “ủng hộ giải tán, tự động rút đi !”Đây là vấn đề nhạy cảm, có nhiều ý kiến cho rằng đây có thể là một dạng thăm dò dư luận về vấn đề này. Cũng có ý kiến  cho là có thể có liên quan đến Điều lệ xử lý kỷ luật đảng vừa ban hành, trong đó có điều ghi là chi bộ đảng nào đó, nếu đảng viên có vấn đề rất nhiều thì xóa chi bộ đó. Nhưng cũng có ý kiến, đây là một trong các cách đối chọi lại của phái Giang, tức là với tổ chức đảng hiện nay đều là của phái Giang, nếu giải tán đi, thì cũng là điều kiện để hạ Tập xuống (Như ngày 28/10/2015 có bài trên mạng với tựa đề : Giải tán đảng đi, để hạ  Tập xuống; Hoặc trước đây không lâu, Trương Đức Giang có bài viết nêu ra Nhân đại có quyền bãi miễn Chủ tịch nước. Cũng cần hiểu rõ hơn, Báo Thanh niên trước đây là thuộc hệ thống Đoàn, Hồ Cẩm Đào nắm, nhưng về sau đã chuyển sang hệ thống của phái Giang nắm).

      Tuy vậy, vấn đề giải tán đảng hay đổi tên đảng vẫn là vấn đề đang đặt ra gắn liền với việc không chỉ loại trừ toàn bộ thế lực Giang và hạ bệ cá nhân Giang trong thời gian tới với việc Tập đang chuẩn bị Đại Hội đảng lần 19 năm 2017. Loại trừ toàn bộ hệ thống và thủ lĩnh của phái Giang, cũng có nghĩa là đánh tan hệ thống đảng hiện có, và thay thế dần vào thế lực của Tập, chưa đụng đến tên gọi là gì, có thể đến Đại Hội 17 sẽ tuyên bố chính thức đổi tên đảng./.

   (Tạm dừng tại đây, còn tiếp, vấn đề sẽ chuyển đổi thế nào, phương thức nào, v.v ở kỳ tiếp theo.)

 

(Nguồn, từ mạng chính thống và phi chính thống ở TQ, chỉ để tham khảo.)

Hà Nội, 23/12/2015.