MỤC TIÊU LÀ KIẾN THIẾT QUỐC GIA VĂN HÓA, THAY VÌ XÂY DỰNG TỔ QUỐC VIỆT NAM XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
Hội đồng Lý luận Trung ương (Cơ quan bảo thủ nhất của TBT Nguyễn Phú Trọng) là nơi soạn thảo Văn kiện trình Đại hội XII.
Phó Chủ tịch Hội đồng, GS.TS Vũ Văn Hiền, phát biểu rằng: "việc gửi biếu tặng sách, tài liệu mà không được sự đồng ý trước của người nhận là hành vi thiếu văn hóa. Việc gửi các kết quả nghiên cứu cho Hội dồng Lý luận Trung ương mà không hỏi ý kiến trước là thiếu văn hóa ".
Rõ ràng là muốn góp ý cho ĐH XII mà không sợ bị quy kết "Thiếu Văn Hóa " thì phải xin phép trước.
Vì thế mà site ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ĐẠI HỘI XII đã không đăng những bài góp ý không chịu ăn theo nói leo với Hội đồng này.
Chúng tôi nhận được 5 bài góp ý và sẽ lần lượt đăng trên Dân Quyền
Có thể bạn quan tâm:
Bài số 1. NHÂN NGHĨ VỀ CÂU NGƯỜI NHẬT HỎI: “VIỆT NAM MUỐN TRỞ THÀNH MỘT QUỐC GIA NHƯ THẾ NÀO?”
Bài số 2. ĐƯỜNG LỐI CỦA CHÚNG TA LÀ “ĐƯA NƯỚC TA THÀNH MỘT QUỐC GIA VĂN HÓA, CÓ NỀN KINH TẾ TIÊN TIẾN”
Bài số 3. ĐỂ “ĐẤT NƯỚC TA ĐÀNG HOÀNG HƠN”
Trần Thanh Tùng.
Bài số 1. NHÂN NGHĨ VỀ CÂU NGƯỜI NHẬT HỎI: “VIỆT NAM MUỐN TRỞ THÀNH MỘT QUỐC GIA NHƯ THẾ NÀO?”
Bài số 2. ĐƯỜNG LỐI CỦA CHÚNG TA LÀ “ĐƯA NƯỚC TA THÀNH MỘT QUỐC GIA VĂN HÓA, CÓ NỀN KINH TẾ TIÊN TIẾN”
Bài số 3. ĐỂ “ĐẤT NƯỚC TA ĐÀNG HOÀNG HƠN”
Hà Nội ngày 5 tháng 9 năm 2015
Kính gửi: - Các Quý vị thành
viên Hội đồng Lý luận Trung ương.
- Trung tâm Xây dựng Môi trường Văn hóa Mới
thuộc Viện
N/C Công nghệ và Phát triển SENA
MỤC TIÊU LÀ KIẾN THIẾT QUỐC GIA VĂN HÓA, THAY VÌ
XÂY DỰNG TỔ
QUỐC VIỆT NAM XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
Cuối giờ sáng 3/9/2015, tôi - Trần Thanh
Tùng, cộng tác viên Viện N/C SENA, sau khi dự Tọa đàm Trao đổi về các vấn đề Lý luận do Hội đồng Lý luận Trung ương tổ
chức sáng ngày 3/9/2015 (Giấy mời do GS. TS Phùng Hữu Phú, Phó Chủ tịch Thường
trực Hội đồng Lý luận TW ký), đã gặp, trao đổi với Ban Biên tập Trung tâm Xây
dựng Môi trường Văn hóa mới, Viện N/C SENA về nội dung Tọa đàm và trao Tham
luận tôi trình bày tại Hội đồng Lý luận TW cho Ban Biên tập (Ban Biên tập là
đơn vị chịu trách nhiệm biên tập và gửi các Quý vị Ủy viên Trung ương Đảng, Đại
biểu Quốc hội là những người thay mặt đảng viên và nhân dân chọn đường đi cho đất nước, cho dân tộc cuốn Giai đoạn mới, Chính thể mới, Văn hóa mới,
tháng 12/2002; cuốn Hiện thực và Cơ hội
Lớn cho Việt Nam, tháng 4/2014; cuốn Mừng
Xuân mới, Thể chế mới, Văn hóa mới tháng 1/2015; cuốn Phải làm gì cho Tổ quốc Việt Nam?, tháng 7/2015. Tôi có bài viết
trong bốn cuốn tài liệu trên).
Tiếp tôi có hai Phó Chủ tịch Hội đồng Lý
luận TW là GS. TS Vũ Văn Hiền, GS.TS Lê Hữu Nghĩa và các cán bộ khác. Mở đầu
Tọa đàm, GS.TS Vũ Văn Hiền cho biết, bản thân ông đã đọc và viết nhiều sách về
văn hóa, tuy nhiên về khái niệm “Quốc gia Văn hóa” đã được tôi trình bày trong
các bài viết, GS.TS Vũ Văn Hiền tỏ ý không hiểu và chất vấn “Quốc gia Văn hóa”
là gì? Theo vị Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận TW này, việc sử dụng thuật ngữ
“Quốc gia Văn hóa” là một sai lầm về mặt Lý luận.
Chưa rõ vì sao GS.TS Vũ Văn Hiền lại nói
vậy, bởi nếu đọc Nghị quyết 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 của Hội nghị TW 9 về xây
dựng và phát triển văn hóa Việt Nam và Chương trình Hành động Chính phủ về thực
hiện Nghị quyết này ban hành theo Nghị quyết 102/NQ-CP của Chính phủ ngày
31/12/2014 sẽ thấy, hai Nghị quyết quan
trọng này nhiều lần nhắc cụm từ “Xây dựng Môi trường Văn hóa”.
Vậy là thực hiện hai Nghị quyết này,
chúng ta xây dựng Tổ quốc Việt Nam thành một Môi trường Văn hóa, thì cái đó sẽ
gọi là gì nếu không phải là “Quốc gia Văn hóa”?
Để vấn đề được dễ hiểu hơn, tôi đã giải
thích cho GS.TS Vũ Văn Hiền, một Quốc
gia thực sự Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia Văn hóa, ở đó con người được
Độc lập, Tự do, Hạnh phúc khi làm những điều tốt đẹp cho mình và cho mọi người.
Từ đây có thể thấy, nội hàm của mỗi “Môi trường văn hóa” cũng như của “Quốc gia
Văn hóa” là: 1. Trân trọng các sự Khác biệt; 2. Thúc đẩy sự Đổi mới về Văn hóa,
về Thể chế; 3. Chống tư tưởng Chia rẽ
& Cực đoan và tư tưởng bảo thủ muốn coi Bản chất Thời đại không Thay đổi;
4. Tạo điều kiện cho các Diễn biến Hòa bình; 5. Không ủng hộ các Diễn biến Áp
đặt, Bạo lực, Chiến tranh; v.v.
GIẢI PHÁP LÀ ĐOÀN KẾT VÀ HÒA HỢP, TỨC LÀ COI TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ
MINH LÀ KIM CHỈ NAM, THAY VÌ CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN
Nhân bàn về “Văn hóa”, GS.TS Vũ Văn Hiền
phát biểu quan niệm, việc
gửi biếu tặng sách, tài liệu mà không được sự đồng ý trước của người nhận là
hành vi thiếu văn hóa. Để minh họa quan niệm này, vị Phó Chủ tịch Hội
đồng nêu dẫn chứng và kết luận, việc Viện N/C SENA gửi các kết quả nghiên cứu,
trong đó có các bài của tôi, cho Hội dồng Lý luận Trung ương mà không hỏi ý
kiến trước là thiếu văn hóa.
GS.TS Vũ Văn Hiền cho biết ông đã đọc kỹ
gần trăm trang tôi viết. Dĩ nhiên cách
tiếp cận vấn đề của tôi rất khác biệt so với cách tiếp cận của ông. Song cách
phát biểu của GS. Vũ Văn Hiền làm tôi suy nghĩ, có lẽ ông đọc không để tham
khảo mà để tìm các sai sót của người khác. Tôi nghĩ thế cũng tốt, song tiếc là
kết quả của ông không nhiều, vì ông chỉ phát hiện được một ít sai sót mà theo
ông là lớn, ví như ở cuốn Giai đoạn mới,
Chính thể mới, Văn hóa mới, tôi trích lời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng,
song theo ông đó lại là lời của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng.
Phải
chăng giữa phát biểu nói việc gửi tài liệu nghiên cứu để đóng góp cho Đảng là
“Thiếu văn hóa” của vị Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận TW này với tuyên bố ở Vĩnh
Phúc cho rằng các ý kiến khác biệt góp ý với Đảng là “Suy thoái” của Tổng Bí
thư, nguyên Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương có điểm tương đồng? Và cách tiếp cận thực tiễn kiểu “chống
Khác biệt” như thế đang làm đất nước suy thoái?
GS.TS Vũ Văn Hiền cũng nói không nên đặt
vấn đề đúng, sai về đề tài khoa học “Bản chất Thời đại không thay đổi ” bởi đây
là đề tài được chính Tổng Bí thư nêu và là đề tài cấp Nhà nước do Bộ KH&CN
quản lý. Tôi thông cảm với
GS.TS Vũ Văn Hiền vì biết ông là tác giả một trong hai công trình nghiên cứu
(công trình nghiên cứu “Bản chất thời đại không thay đổi” và công trình nghiên
cứu “Chống Diễn biến”), được các chuyên gia Viện N/C SENA đánh giá là thiếu
tính khoa học, đi ngược Thực tiễn, trái với xu thế phát triển. Chính vì thế và
vì GS.TS Vũ Văn Hiền đang nói về một cơ quan không có mặt, nên tôi chỉ phản bác
một cách nhẹ nhàng “Vậy là khi tôi muốn
tặng một bông hoa cho cô thư ký buổi Tọa đàm của chúng ta, thì cũng phải xin ý
kiến cô ấy trước, nếu không sẽ bị coi là thiếu văn hóa ?”.
Tôi nghĩ, phải chăng GS.TS Vũ Văn Hiền đã
lầm lẫn khi không phân biệt được sự khác nhau giữa cá nhân ông Vũ Văn Hiền với
Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Vũ Văn Hiền. Về vấn đề này ông Nguyễn
Hồng Cơ, nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Xây dựng Đảng đã làm rõ trong buổi Tọa
đàm do Hội đồng Lý luận Trung ương Tổ chức để trao đổi với ông ngày 19/8/2015
khi đặt thẳng vấn đề: Phải chăng các tài liệu đóng góp
cho Đảng, theo chính yêu cầu của Đảng lại phải xin ý kiến một ai đó, để được
cấp một cái giấy phép nào đó thì mới được gửi đến Đảng?
Thật lòng, khi về tôi đã thất vọng và buồn,
vì đã nghĩ sẽ được nghe, được nói về những điều lớn lao của đất nước, song tiếc
là không được như vậy, đã thế lại phải thấy vẫn còn người quá vô cảm chỉ biết
loay hoay với mấy cái lỗi “chính tả”, mấy cái khẩu hiệu sáo mòn từ quá khứ?
Trong khi đó, những người dân bình thường đang băn
khoăn, đang cháy lòng, đang cảm thấy không thể chờ được nữa khi Tổ quốc Việt Nam ngày càng
tụt hậu xa so với Hàn Quốc, Singapore, …, và giờ đây cả với Lào, Cămpuchia.
Song chính vì thế, tôi tin tưởng, sớm muộn gì, GS. TS Vũ Văn Hiền cũng sẽ
hành xử giống như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã và đang Thay đổi Cách nghĩ, Thay đổi Cách làm của mình để cố gắng
bắt kịp xu thế phát triển.
TỪ NAY ĐẾN ĐẠI HỘI XII CẦN XÂY DỰNG NHIỀU MÔI TRƯỜNG VĂN
HÓA CHO CÁC CẤP LÃNH ĐẠO VỀ LÝ LUẬN VÀ TRÍ THỨC
Ngày 15/5/2015, Hội đồng Lý luận Trung ương
mời TS. Minh Đường, Giám đốc Trung tâm Xây dựng Môi trường Văn hóa mới, Viện
N/C SENA; Ngày 19/8/2015 mời Nhà báo Nguyễn Hồng Cơ, thành viên Ban Biên tập
Trung tâm Xây dựng Môi trường Văn hóa mới, nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Xây
dựng Đảng, Ban Tổ chức Trung ương; Ngày 3/9/2015 mời tôi - Trần Thanh Tùng,
cộng tác viên lâu năm của Viện N/C SENA và Trung tâm Xây dựng Môi trường Văn
hóa mới, để tham gia các Tọa đàm Trao
đổi về các vấn đề Lý luận.
Tôi đánh giá cao nỗ lực tổ chức và ý nghĩa
các buổi Tọa đàm “Trao đổi về các vấn đề Lý luận” do Hội đồng Lý luận Trung
ương tổ chức, trong đó tinh thần Đoàn kết & Hòa hợp tức Trân trọng, Liên
kết, Thống nhất các sự Khác biệt, kể cả Đối lập thể hiện trong các buổi trao đổi
ngày càng rõ nét. Tôi tin và hy vọng rằng, đây sẽ là khuôn mẫu và tiền đề cho
việc thu hút trí tuệ trong nước, ngoài nước cho Đảng, Nhà nước, tạo nguồn động
lực mới, đưa đất nước phát triển bền vững.
Việc làm trên của Hội đồng Lý luận Trung
ương càng có thêm ý nghĩa, nhất là khi ngày khai mạc Đại hội XII cận kề, bởi
trong quá trình Đổi mới, việc đầu tiên phải làm là Đổi mới Tư duy, Đổi mới Mục
tiêu, Đổi mới Đường lối, Đổi mới Lý luận. Đây cũng là một trong các cách thức
hữu hiệu để mỗi người được đóng góp cho
Đại hội XII không chỉ là Cơ hội lớn, mà phải thực sự là Hiện thực lớn cho Tổ
quốc.
Tuy nhiên, việc Đổi mới Cách nghĩ, Cách làm
của Hội đồng Lý luận Trung ương mới dừng đến cấp giúp việc. Rõ ràng cần phát
huy cách làm này, để những người lãnh
đạo ở Thủ đô và Trung ương, trước hết là những người chịu trách nhiệm
lãnh đạo công tác Lý luận như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng ban Tuyên
giáo Đinh Thế Huynh, Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị,…, có điều kiện trao đổi với những người trí thức đang làm việc trong
các lĩnh vực kinh tế - xã hội.
Trên tinh thần này, tôi đề nghị Trung tâm
Xây dựng Môi trường Văn hóa mới nên học tập cách làm tốt của Hội đồng Lý luận
Trung ương để tổ chức các buổi
Trao đổi về Tư tưởng Hồ Chí Minh với Mục
tiêu, Đường lối và Thực tiễn. Trong các buổi Tọa đàm này, ngoài các nhà
trí thức lớn ở trong và ngoài nước, Trung tâm Xây dựng Môi trường Văn hóa mới nên phối hợp với Hội đồng Lý luận Trung
ương mời Lãnh đạo cao nhất của Trung ương và Thủ đô tham dự để thấy được tính
cấp bách của việc PHẢI SỚM thực sự Đổi mới đất nước (Xin gửi kèm Tham
luận trình bày với Hội đồng Lý luận Trung ương ngày 3/9/2015 của tôi).