Dân Luận: Có thật là người dân càng đóng nhiều tiền thì nền y tế Việt Nam sẽ tốt lên không, hay chỉ béo các quan tham? Nhà nước đang dồn hết gánh nặng cho người dân, từ y tế, giáo dục cho đến thuế môi trường cao chót vót trên từng lít xăng, nhưng tiền đó đi đâu, tiêu ra làm sao thì người dân không biết, mà chất lượng dịch vụ dành cho họ luôn ở mức thấp nhất. 100 ngàn đồng không nhiều đối với những người giàu có, nhưng với những gia đình nông thôn mà bà Nguyễn Thị Minh gọi là "gia đình bình thường ở địa phương" thì đó thực sự là một gánh nặng. Lực lượng vũ trang - quân đội được hưởng đủ các loại hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, vì Đảng muốn bảo vệ nồi cơm của mình, chứ không phải vì lý do nhân đạo.
Mới đây bảo hiểm y tế bắt buộc đang gây xôn xao dư luận về việc thu tiền 12 tháng và 15 tháng. Tại cuộc họp báo Thứ trưởng bộ tài chính, tổng giám đốc bảo hiểm xã hội Việt Nam Nguyễn Thị Minh cho rằng: “Học sinh sinh viên là đối tượng được Đảng và nhà nước quan tâm, những nhóm khó khăn yếu thế đều được nhà nước hỗ trợ, con em quân nhân vũ trang, công an được hỗ trợ 100%, còn những người phải đóng bảo hiểm y tế là những con em trong gia đình bình thường ở các địa phương”.
“Nhiều người hay kể với tôi, họ cho con em ra nước ngoài học, một tháng đóng tới 2000 đô la cũng khen là người ta chất lượng tốt, y tế tốt, giáo dục tốt, sang nước người ta thì phải theo luật người ta thì không kêu ca điều gì, còn ở Việt nam đóng một đồng cũng rất kêu”.– Nguyễn Thị Minh – Thứ trưởng bộ Tài chính. TGĐ Bảo hiểm Xã hội Việt Nam.
“Hiện nay bảo hiểm y tế từ 3% tăng lên 4,5%, mới chỉ có tăng 100 ngàn đồng, mà mọi người đã cho là cao” – Nguyễn Thị Minh, để giải thích bà lấy ví dụ từ dịch vụ y tế. “Một phim giá 10 ngàn đồng thì chất lượng chuẩn đoán bệnh sẽ không cao, nhưng phim giá 20 ngàn đồng thì chất lượng chuẩn đoán sẽ cao hơn chứ, giá dịch vụ y tế như thế này thì không thể đòi hỏi chất lượng y tế cao hơn, để có phim nét hơn và chất lượng dịch vụ y tế tố hơn, một năm chỉ thêm 100 ngàn đồng cũng kêu, trong khi đó con em được đi chữa bệnh tốt hơn, y bác sĩ khám bệnh sẽ tốt hơn, họ sẽ không bức bối, quá tải và dồn lên con em chúng ta nữa”.
“Nếu chúng ta muốn chất lượng dịch vụ y tế tốt, thì đương nhiên chúng ta phải nâng mức đóng lên, mức đóng hiện tại của chúng ta chỉ bằng một nửa hoặc một phần ba so với các nước xung quanh” – Nguyễn Thị Minh. Hàng năm ngân sách nhà nước chi không biết bao nhiêu tỷ đồng cho Y tế, từ việc xây dựng cơ sở, mua trang thiết bị và cả đưa người sang nước ngoài học tập. Những ngân sách đó được sử dụng như thế nào? Có hiệu quả hay không? Trong khi những người dân đã đóng thuế hàng ngày để bổ sung cho ngân sách, tăng thu về bảo hiểm y tế bắt buộc sẽ là khoản phí tận thu đối với người dân.
“Nếu các bạn đi sâu vào ngành y tế, bác sĩ của chúng ta giỏi vô cùng, ví dụ như con của Giáo sư Lân Hùng, thường xuyên cuối tuần bay sang nước ngoài để khám bệnh cho người ta, trong khi đó con em chúng ta lại vòng sang Singapore hay các nước khác để chữa bệnh để chấp nhận chi phí rất cao, chúng ta có rất nhiều bác sĩ trình độ không kém gì quốc tế, thậm chí giỏi hơn. Tại sao các bác sĩ, thầy thuốc có thu nhập rất thấp, chúng tôi đã điều chính rất nhiều, mà phải tính toán rất kỹ, đã tính đén tác động của các nhóm đối tượng trong đó đặc biệt người nghèo và người cận nghèo, con em công an quân nhân đã không phải đóng, còn những người bình thường thì phải chấp nhận tăng lên một chút để cho con em chúng ta hưởng chất lượng dịch vụ y tế tốt hơn, tôi nghĩ điều đó là rất cần thiết”. – Nguyễn Thị Minh.
“Các bạn không ủng hộ, thì bao giờ nền Y tế Việt Nam mới tốt lên được?” – Nguyễn Thị Minh. Chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh, cơ sở hạ tầng y tế ở Việt Nam ngày càng xuống cấp, người dân phản ánh không những về khám chữa bệnh mà cả cơ sở, một giường bệnh có tới hai, ba người nằm chung trên giường. Làm sao để người dân có thể ủng hộ một chất lượng như thế, trong khi tiền của người dân đóng hàng tháng. “Người giàu có thể trở thành không giàu, người không giàu có thể trở thành người nghèo, và người nghèo có thể… nếu họ vào bệnh viện” – Chuyên gia kinh tế Bùi Trinh, với thu nhập hiện tại của người dân Việt Nam, chi phí khám chữa bệnh tại các bệnh viên là rất cao, có những gia đình vì không có tiền để chữa trị mà phải nằm ở nhà.
Trên mạng nhiều người ý kiến rằng: “tại sao lại là bảo hiểm ý tế bắt thuộc, bảo hiểm thân thể, tôi không muốn tham gia sao cứ bắt tôi phải mua?”. Để lý giải điều đó mới đây tại cuộc họp báo ông Trần Đình Lượng trưởng ban thu bảo hiểm xã hộ Việt Nam nói: “Tại sao nói đây là bảo hiểm y tế bắt buộc, sau khi bàn thảo quốc hội thống nhất đây là bảo hiểm bắt buộc, để chúng ta cụ thể hóa nghị quyết 21 của bộ chính trị, tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân, cho nên luật bảo hiểm y tế cho vào cũng là đối tượng bắt buộc”
Nguồn : Dân Luận