Philippines
có thể mời Hải quân Mỹ trở lại Vịnh Subic, gần 25 năm sau khi các nhà lập pháp
nước này trục xuất Hoa Kỳ ra khỏi một căn cứ hải quân khổng lồ từng là tiền đồn
quân sự lớn nhất của Hoa Kỳ ở nước ngoài.
Bài báo
đăng trên tờ The New York
Times hôm nay tường thuật rằng lời thề không bao giờ cho phép các
binh sĩ nước ngoài trở lại Vịnh Subic của các nhà lập pháp Philippines lúc đó
giờ đây đang được xét lại vì những lo ngại của Manila về ý đồ độc chiếm Biển
Đông của Trung Quốc.
Tờ New York Times cho rằng
thay đổi ý kiến của Manila là một dấu hiệu về những tính toán chiến lược đang
thay đổi trong khu vực giữa lúc Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tìm cách khẳng
định chủ quyền trên hầu hết diện tích Biển Đông bằng cách biến các bãi đá thành
đảo và quân sự hoá các hòn đảo nhân tạo này.
Philippines
và Việt Nam là hai nước mạnh mẽ chống đối ý đồ này. Một hòn đảo của Philippines
trên đó có dân sinh sống đang nằm trong khu vực tranh chấp. Và các lực lượng
Trung Quốc còn đang chiếm đóng nhiều bãi đá và bãi cạn mà trước đây thuộc quyền
kiểm soát của Philippines.
Năm
ngoái, chính quyền Philippines đã ký một thoả thuận 10 năm cho phép Mỹ đóng
quân, mang quân cụ thiết bị đến các căn cứ trên khắp Philippines, dọn đường cho
sự trở về của người Mỹ, kể cả tại Vịnh Subic và căn cứ không quân Clark ở gần
đó. Tuy nhiên thoả thuận đó đang gặp một trở ngại pháp lý.
Theo các
cuộc thăm dò gần đây, phần lớn người Philippines có quan điểm tích cực về Hoa Kỳ,
tuy nhiên vẫn ngần ngại về việc cho phép các binh sĩ Mỹ đồn trú tại nước họ,
trong bối cảnh Philippines từng là lãnh thổ của Mỹ từ năm 1898 tới năm 1946.
Washington
đã bày tỏ bực dọc về sự trì hoãn trong việc thực thi thoả thuận. Nhưng vấn đề
này dự kiến sẽ không được Toà án Tối cao Philippines giải quyết trước mùa thu
năm nay.
Nếu được
thi hành, thoả thuận Mỹ-Phi sẽ cho phép Hoa Kỳ sử dụng một căn cứ có tầm quan
trọng chiến lược ngay bên bờ Biển Đông, cách các đảo mà Trung Quốc mới tạo ra
không đầy 500 hải lý.
Hiện các
lực lượng Mỹ trong khu vực muốn được sửa chữa phải trở về các căn cứ ở Nhật Bản
và đảo Guam của Mỹ, cách đó tới 1.500 hải lý.
Vịnh Subic, với diện tích tương đương với Singapore, đóng một vai trò quan trọng trong hầu hết mọi cuộc xung đột quân sự của Hoa Kỳ trong thế kỷ 20.
Vịnh Subic, với diện tích tương đương với Singapore, đóng một vai trò quan trọng trong hầu hết mọi cuộc xung đột quân sự của Hoa Kỳ trong thế kỷ 20.
Ngoài cân
nhắc việc mời người Mỹ trở lại Vịnh Subic, Philippines cũng sẽ yêu cầu
Washington viện trợ hàng triệu đô la để nâng cao khả năng quân sự của quân đội
Philippines, được coi là đội quân yếu nhất tại Châu Á.
Trong các
cuộc thảo luận riêng tư, chính phủ của Tổng Thống Benigno Aquino tăng sức ép để
Hoa Kỳ viện trợ 300 triệu đô la trong năm nay để ngăn chận sự bành trướng của
Trung Quốc. Nhưng cho tới nay chính phủ của Tổng Thống Obama vẫn đang cân nhắc
vì những lo ngại về nạn tham nhũng. Một người phát ngôn của Bộ Ngoại giao lưu ý
rằng Philippines hiện đã là nước nhận nhiều viện trợ quân sự nhất của Mỹ tại
Đông Nam Á.
Trong khi
đó, trang mạng tin tức quốc phòng Asean
Military Defence hôm nay nói Mỹ đã chuẩn bị cho một cuôc xung đột
có nguy cơ xảy ra trong Biển Đông. Trang mạng nhắc lại phát biểu của Bộ trưởng
Quốc phòng Mỹ Ashton Carter hôm 16/9 rằng Washington đã xúc tiến việc chuẩn bị
cho một cuộc xung đột quân sự với Trung Quốc tại vùng biển tranh chấp ở Biển
Đông. Ông Carter cho biết Không lực Mỹ sẽ chuyển các khí tài quan trọng sang
khu vực để ngăn các hành động bành trướng của Trung Quốc.
Theo The
New York Times, Asean Military Defence.
Nguồn: Theo VOA
Nguồn: Theo VOA
Nghe TS Phạm Chí Dũng bình luận về Luật Báo Chí mới