VÌ SAO LẠI TRÙNG HỢP VỀ THỜI ĐIỂM, NỘI DUNG GIỮA NHỮNG GÌ NGƯỜI VIỆT ĐANG QUAN TÂM VÀ CÁC CÂU HỎI CỦA NGƯỜI NHẬT?
Nguyễn Hồng Cơ : « Về Lý
luận thì nói như Tổng Bí thư là ngược
xu thế toàn cầu hóa. Về Thực tiễn,
xem ra càng thiếu thuyết phục vì nhân dân Việt Nam nếu có “quyền tự quyết lấy vận mệnh của mình”, thì sự thực quyền đó chưa được thực thi. Vậy là sẽ ĐÀNG HOÀNG HƠN khi thay
vì tự ái cho là bị áp đặt, chúng ta phải xin lỗi nhân dân Nhật Bản vì tuy có 40 năm hòa bình song vẫn
giữ thói không chịu phát triển, chỉ muốn xin - cho. Chúng ta cũng phải xin lỗi nhân dân Việt Nam, một dân tộc có chí khí, trí
tuệ, có nhiều cơ hội như vậy, song đến nay vẫn
phải ăn đong. »
Hội đồng Lý luận Trung ương (Cơ quan bảo thủ nhất của TBT Nguyễn Phú Trọng) là nơi soạn thảo Văn kiện trình Đại hội XII.
Phó Chủ tịch Hội đồng, GS.TS Vũ Văn Hiền, phát biểu rằng: "việc gửi biếu tặng sách, tài liệu mà không được sự đồng ý trước của người nhận là hành vi thiếu văn hóa. Việc gửi các kết quả nghiên cứu cho Hội dồng Lý luận Trung ương mà không hỏi ý kiến trước là thiếu văn hóa ".
Rõ ràng là muốn góp ý cho ĐH XII mà không sợ bị quy kết "Thiếu Văn Hóa " thì phải xin phép trước.
Vì thế mà site ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ĐẠI HỘI XII đã không đăng những bài góp ý không chịu ăn theo nói leo với Hội đồng này.
Chúng tôi nhận được 5 bài góp ý và sẽ lần lượt đăng trên Dân Quyền
Năm 1973 Nhật Bản, một đồng minh gần gũi của Mỹ, bất kể chiến tranh Việt Nam chưa chấm dứt đã tiến hành Viện trợ Phát triển chính thức ODA cho Việt Nam. Thông thường hai quốc gia này thường thống nhất với nhau những vấn đề quốc tế. Vậy đây chỉ là một nghĩa cử đơn phương của Nhật, hay là dấu hiệu của việc Mỹ, Nhật đã thấy trước âm mưu của Trung Quốc và chuẩn bị cho chiến lược dài hạn “xoay trục”.
Cùng năm 1973, Giáo sư Nhật BảnTshuboi bắt đầu tiến
hành những nghiên cứu về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Với những bằng chứng khoa học
đầy thuyết phục, ông kết luận: Sẽ thiệt thòi lớn cho Việt Nam nếu cứ tuyên
truyền Hồ Chí Minh là “Cộng sản” và những kỳ tích mà Việt Nam đạt được là do
“Áp dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mác-Lênin”. Vấn đề là ông nghiên cứu là do nhu cầu tự thân hay là để phục vụ một
nhiệm vụ chiến lược lâu dài nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển tất yếu của Việt
Nam, khu vực và Thế giới?
Theo
tư duy này, các câu hỏi một số hãng thông tấn, báo chí lớn của Nhật như: Hãng
thông tấn Kyodo News; Báo Nikkei, Hãng Truyền hình NHK, Báo Yomiuri Shimbun,
Báo Asahi Shimbun ngày 12/9/2015, đặt ra cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trước
khi ông đi thăm Nhật Bản theo lời mời của Thủ tướng Nội các Nhật Bản Shinzo Abe
từ 15 đến 18/9/2015, chắc chắn có nhiều
ý nghĩa hơn cả bản thân câu hỏi, nếu chú ý rằng các câu hỏi này đều
có tầm chiến lược quốc gia, khu vực và toàn cầu, và nhất là lại xuất hiện ngay trước thềm Đại hội
XII , ví dụ như:
“Việt Nam đã thiết lập thể
chế chính trị một đảng duy nhất trong nhiều năm lịch sử. Hiện nay, hệ thống chính trị như vậy là rất hiếm trên thế giới. Ngài có tin tưởng rằng hệ thống chính trị độc đáo này sẽ được duy trì lâu dài trong tương lai? (Câu hỏi của
Asahi Shimbun).
“Xin Tổng Bí thư cho biết, Việt
Nam muốn trở thành một quốc gia như thế nào?” (Câu hỏi của Báo Yomiuri Shimbun).
Có ba
cảm nhận khi đọc toàn văn phỏng vấn của các hãng Thông tấn Nhật Bản với Tổng Bí
thư Nguyễn Phú Trọng trong đó có hai câu hỏi trên:
Thứ
nhất là người Nhật đã sắp xếp các câu hỏi như một sự gợi ý và hướng dẫn, bắt
đầu bằng một câu hỏi dễ trả lời vì đã có
bài học từ sự sụp đổ của hệ thống XHCN với chế độ độc đảng đứng đầu là Liên
Xô để dẫn đến vấn đề cốt lõi, mà thế
giới và Việt Nam đang hướng tới, đó là
“Việt Nam muốn trở thành một quốc gia như thế nào?”. Đây là vấn đề hệ trọng, vì
thế giới với Việt Nam thế nào, không chỉ phụ thuộc vào Việt Nam đang thế nào?
mà quan trọng là Việt Nam sẽ như thế nào?
Thứ
hai là những người Nhật Bản dường như thông qua các câu hỏi phỏng vấn, để chuyển đến một thông điệp cho Lãnh đạo và
mỗi người Việt Nam với nội dung: Thế giới ủng hộ và đã đến lúc Việt Nam cần
Đổi mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
Thứ ba là đã xuất hiện một sự thông cảm,
một sự liên hệ và gắn kết kỳ lạ giữa Việt Nam và Thế giới. Nói thế vì có thể thấy
thư ông Nguyễn Mạnh Can ngày 7/9/2015 gửi Bộ Chính trị (Bài số 2 gửi kèm) với 9 việc cần chú ý khi soạn văn kiện trình Đại hội Đảng XII, mới
là trả lời đúng đắn nhất của đông đảo đảng viên, quần chúng với thông điệp của
Thế giới tiến bộ, rằng Việt Nam quyết tâm Đổi mới thực sự, để trở thành “Một Quốc gia Văn hóa, có nền
Kinh tế tiên tiến”.
Để rõ
thêm nhận định này, dưới đây xin trình bày một số vấn đề liên quan tới hai câu
hỏi quan trọng trên.
CÓ THẬT “THỂ CHẾ CHÍNH
TRỊ MỘT ĐẢNG DUY NHẤT SẼ ĐƯỢC DUY
TRÌ LÂU DÀI TRONG TƯƠNG LAI?”
Nửa thế kỷ trước, vào năm 1966 Bác Hồ dạy “Sau ngày
thắng lợi, nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước
ta đàng hoàng hơn”. Song do ít chú trọng tư tưởng Hồ Chí Minh nên nhiều người đã hiểu chưa đúng tư tưởng của Người. Sẽ còn phải nghiên cứu, song giờ đây không ít người đã chú ý tới ý
nghĩa của “Đàng hoàng” và quan niệm “Đàng hoàng trước hết là tử tế
và biết bảo vệ sự tử tế”, hay “Đàng hoàng chính là dám đường đường, chính
chính chống lại những gì đã cũ kỹ, hư hỏng, để tạo ra những cái mới mẻ, tốt
tươi”, vì thế Đàng
hoàng chính là gốc của Đổi mới.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có vẻ không nhiều thiện cảm với câu hỏi:
“Việt Nam đã thiết lập thể chế
chính trị một đảng duy nhất trong nhiều năm lịch sử. Hiện nay, hệ thống chính trị như vậy là rất hiếm trên thế giới. Ngài có tin tưởng rằng hệ thống chính trị
độc đáo này sẽ được duy trì lâu dài trong tương lai? cho nên ông đã trả lời thể chế là chuyện riêng mỗi nước và chúng tôi có
quyền tự quyết, không để ai áp đặt: “Việc hình thành các thể chế chính trị là
dựa trên hoàn cảnh, điều kiện lịch sử, chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội cụ thể của mỗi quốc gia,
không có mô hình duy nhất để áp đặt cho tất cả các nước.… Tôi cho rằng,
… nhân dân Việt Nam có quyền tự
quyết định lấy vận mệnh của mình và tin tưởng rằng đó là sự lựa chọn đúng đắn vì tương lai tươi sáng của dân tộc Việt Nam”.
Tuy nhiên, về Lý luận thì nói như Tổng Bí thư
là ngược xu thế toàn cầu hóa. Về
Thực tiễn, xem ra càng thiếu thuyết phục vì nhân dân Việt Nam nếu có “quyền tự quyết lấy vận mệnh của
mình”, thì sự thực quyền đó chưa được thực thi. Vậy là sẽ
ĐÀNG HOÀNG HƠN khi thay vì tự ái cho là bị áp đặt, chúng ta phải xin lỗi nhân dân Nhật Bản vì tuy có 40 năm hòa bình song vẫn
giữ thói không chịu phát triển, chỉ muốn xin - cho. Chúng ta cũng phải xin lỗi nhân dân Việt Nam, một dân tộc có chí khí, trí
tuệ, có nhiều cơ hội như vậy, song đến nay vẫn
phải ăn đong. Cảm nhận này càng rõ khi đọc tiếp câu trả lời của Tổng Bí thư:
“Trong 85 năm qua, Đảng Cộng sản Việt Nam đã luôn phấn đấu theo một tôn
chỉ duy nhất, không thay đổi, là phục vụ lợi ích của nhân dân, gắn bó máu thịt với nhân
dân, vì lợi ích của đất nước và dân tộc. Đảng Cộng sản Việt Nam luôn cầu thị,
tự phê bình và đổi mới, khắc phục những hạn
chế để không ngừng tự hoàn thiện mình
nhằm thực hiện tốt nhất nhiệm vụ nhân dân
giao phó, xứng đáng là đại diện chân chính
cho quảng đại quần chúng nhân dân Việt
Nam, cho dân tộc Việt Nam.
Sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo đã và đang đem lại nhiều lợi
ích thiết thực cho người
dân và nhận được sự ủng hộ rộng rãi của quần chúng
nhân dân”.
Đọc phát biểu
trên, thấy có hai vấn đề:
Thứ nhất là mâu thuẫn về Lý luận, bởi nếu như đã cố giữ Chủ nghĩa
Mác – Lênin, chủ nghĩa coi “Đấu tranh
giai cấp là động lực phát triển
xã hội”, đã khuyến
khích bộ phận xã hội này lấy lý do “bị áp bức” để “tước đoạt” thành quả lao
động của bộ phận khác với hy vọng
“bao nhiêu lợi quyền ắt qua tay mình” (lời bài Quốc tế ca),thì về nguyên tắc không thể “vì lợi ích của đất nước và dân tộc”, và nếu đã thế dĩ nhiên, không thể “đại diện chân chính cho
quảng đại quần chúng nhân dân”.
Thứ hai là mâu thuẫn về Thực tiễn, bởi một
khi đã phải coi tham nhũng là
“Đảng nạn”, nhưng vẫn bất lực trong cuộc chiến chống tham nhũng, đã phải công nhận suy thoái về niềm tin, về đạo
đức, về văn hóa, …, đang ngày một lớn, song vẫn bế tắc về giải pháp thì làm gì có
việc “đã và đang đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho người dân và nhận được sự
ủng hộ rộng rãi của quần chúng nhân dân”. Qua các sự kiện lịch
sử, ông Nguyễn An Giang nhấn mạnh: Phải nhìn đúng, minh bạch, công khai Sự thực, cho dù bất
như ý. Đây là việc cần làm đầu tiên trong tiến trình Đổi mới.
Tuy nhiên, Tổng Bí thư lại phát biểu rất đúng: “Sự tín nhiệm và ủng hộ của
nhân dân là cơ sở quan trọng, quyết định nhất đối với vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam”. Trước đó ông cũng
phát biểu rất đúng: “Nhân dân Việt Nam có
quyền tự quyết định lấy vận mệnh của mình”.
Rõ ràng, nếu thực sự lấy tư tưởng Hồ Chí Minh làm
kim chỉ nam, thì phải “ĐÀNG HOÀNG” thực hiện những điều “RẤT ĐÚNG” chứ không lợi dụng để cố giữ “những gì đã cũ kỹ, hư hỏng”.
Vì thế, nếu xem nhân dân tín nhiệm và ủng hộ Đảng trước hết là ở tín
nhiệm và ủng hộ Đường lối, thì
cần “Đàng hoàng” Trưng cầu Dân ý,
xem nhân dân chọn đường lối Chia rẽ & Cực đoan của Chủ nghĩa Mác – Lênin với
mô hình Cộng hòa XHCN kiểu Xô Viết? hay chọn đường lối Đoàn kết &
Hòa hợp theo tư tưởng Hồ Chí Minh với mô hình Dân chủ Cộng hòa?
Chúng ta cũng cần “Đàng hoàng” hỏi xem
nhân dân thích chính sách đất đai của ta hay của chính quyền cũ, kể cả chính quyền phong kiến, cũng như cần “Đàng hoàng” từ bỏ
việc lấy lý do dân trí thấp nên Đảng
phải lo hộ để không thực hiện tam quyền phân lập. Chỉ thế chúng ta mới không ăn
nói vòng vo và “Đàng hoàng” tuyên
bố, nếu như lập nước năm 1945, Bác Hồ đã xây dựng mô hình Dân chủ, Cộng hòa,
đã tôn trọng xã hội đa nguyên, đã tôn trọng chế độ đa đảng, tôn trọng quyền sở
hữu tư nhân về đất đai, v.v.. và vì thế đã lập nên kỳ tích vĩ đại, vậy không có
lý gì để Đại hội XII không bắt đầu thực sự Đổi
mới. Đây là Cơ hội Lớn cho Đảng ta, nếu
lần này lại để lỡ, e sẽ ít cơ thực hiện.
VIỆT NAM
MUỐN TRỞ THÀNH MỘT QUỐC GIA NHƯ THẾ NÀO?
Dĩ nhiên Tổng Bí thư lúng túng vì ông đã quen kiên định tư duy đưa đất nước qua giai
đoạn “quá độ tiến lên Chủ nghĩa xã
hội”, một giai đoạn mà theo ông không
biết bao giờ mới chấm dứt, chỉ biết rằng nó vô cùng gian khổ. Về vấn đề này một triết gia nước ngoài viết “Khi trong đầu đã kiên định cái
búa (và cả liềm nữa – BBT), thì mọi vấn đề chỉ còn là những cái đinh”.
Thật mừng vì ngày càng nhiều
người tìm thấy lời giải đáp chung cho câu hỏi này. Tiêu biêu trong đó không chỉ
có ông Nguyễn Mạnh Can, Chủ tịch Trung tâm Xây dựng Môi trường Văn hóa, Viện N/C SENA, tác giả bức thư gửi Bộ
Chính trị ngày 7/9/2015, mà còn có GS.TS Phùng
Hữu Phú, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương.
Ông Nguyễn Mạnh Can kể lại, trong buổi “Trao đổi về các vấn đề Lý luận” do Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức ngày
10/9/2015, GS.TS Phùng Hữu Phú đã hai lần
bắt tay ông để nói: “9 Thành tựu Văn hóa của Cách mạng Tháng 8 đã được bác nêu ra thật
đúng đắn, thật tuyệt vời”.
Để thấy “9 việc cần chú ý khi soạn thảo văn kiện trình Đại hội Đảng lần thứ XII”
trong thư gửi Bộ Chính trị với việc thứ 5 là “đưa nước ta thành Quốc gia
Văn hóa, có nền Kinh tế tiên tiến” và “9 Thành tựu Văn hóa của Cách mạng Tháng 8” trong
cuốn “Giai đoạn mới, Chính thể mới” được Viện N/C SENA in và gửi tháng 12/2012 tuy hai mà một, cũng như để
hiểu vì sao GS.TS Phùng Hữu Phú lại nhắc đến hai lần
“Thật đúng đắn, thật tuyệt vời”, dưới đây xin nhắc lại “9 Thành tựu Văn hóa của Cách
mạng Tháng 8” đã được ông Nguyễn Mạnh Can trân trọng ghi vào sổ tay của
mình sáng sớm ngày 2/9/2012:
Có mục tiêu phấn đấu cao đẹp, rõ ràng,
hợp lòng dân, hợp xu thế như những
năm đầu Cách mạng Tháng 8 năm 1945, đó là: Xây dựng nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với mục tiêu Độc lập, Tự do, Hạnh phúc; Chống giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm. Nước Việt Nam của
người Việt Nam.
Có Mặt trận Tổ quốc tập hợp toàn thể dân
tộc, biết tổ chức và hành động hiệu quả như Mặt trận Việt Minh năm xưa. Các thành viên của
Mặt trận Tổ quốc có Sĩ, Nông, Công, Thương,
Binh, có Đảng Tiên
phong, Đảng Dân chủ, Đảng Xã hội và các đoàn
thể khác.
Có Chính phủ trí thức liên hiệp đoàn kết
như Chính phủ Cụ
Hồ năm 1945.
Có chính sách trân trọng trí thức, thân
sĩ, các nhà tư sản, địa chủ yêu nước
hằng sản, hằng tâm như năm 1945 –
1946.
Có văn hóa tin cậy lớp trẻ, tôn trọng lớp già như thời Cách
mạng Tháng 8.
Có chính sách động viên, tôn trọng sở
hữu tư nhân và kinh tế tư nhân như
những năm đầu Cách mạng Tháng 8.
Có lãnh tụ, lãnh đạo, đảng viên được dân tin, dân mến, dân phục như những cán bộ Việt Minh thời kỳ đầu Cách mạng
Tháng 8.
Biết Dĩ bất biến, ứng vạn biến. Trong nước
Đoàn kết, Độc lập tự chủ, tự cường. Ngoài nước Đoàn
kết, thực hiện nghĩa vụ quốc tế.
Nêu cao khẩu hiệu “Tổ
quốc trên hết, Dân tộc trên hết”. Trong nhà có bàn thờ Gia tiên và Tổ quốc. Có thế thì dù không có ảnh Mác, ảnh Lênin
và cờ Đảng như thời Cách mạng Tháng 8 nhưng tinh thần cách mạng vẫn rất cao, tư
tưởng, đường lối của Đảng, của Bác Hồ
vẫn được nhân dân tuyệt đối tin theo và quyết tâm thực hiện.
Sau đây xin trân trọng giới thiệu 4 thư và bài có từ 2/9 đến 7/9/2015 của các thành viên và cộng tác viên Trung tâm
Xây dựng Văn hóa mới thuộc Viện N/C SENA, Liên
hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam. Sợi chỉ xuyên suốt 4 thư, bài này
là đã đến lúc xác định Mục tiêu của tiến trình Đổi mới là Kiến thiết
Việt Nam thành Quốc gia Văn hóa có
nền Kinh tế tiên tiến, thay vì xây dựng Việt Nam thành nước XHCN trong đó Kinh
tế Nhà nước đóng vai trò chủ đạo.
Nguyễn Hồng Cơ
Nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Xây
dựng Đảng
Thành
viên Trung tâm Xây dựng Môi trường Văn hóa mới, Viện N/C SENA, Liên hiệp các
Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.