Lý Trọng Đạo
Có những sự ngụy biện mà hệ lụy của nó là vô hại.
Nhưng cũng có những ngụy biện, mà hệ lụy,hậu quả của nó gây tác hại khôn
lường cho cá nhân,xã hội, cộng đồng!
Trong loạt bài này không giảm tính tổng quát cuả vấn đề,t ừ’’logic’’được
hiểu theo nghĩa logic đơn trị, và những chữ tô đậm là do người viết nhấn mạnh.
Với mỗi bài đơn lẻ, người viết có thể sử dụng phương pháp phân tích khác
nhau.
Về mặt phân loại, có hàng trăm thủ thuật ngụy biện .
Trong giới hạn của loạt bài này, người viết thử phân tích một số thủ
thuật ngụy biện điển hình dẫn đến kết đề SAI mà ông Lê Vinh
Danh -hiệu trưởng trường đại học Tôn Đức Thắng(TDTU hoặc ĐHTĐT)- đã sử dụng trong
vấn đề trường đại học tự bổ nhiệm giáo sư (ĐHBNGS):
1. -Tiền đề sai, hậu đề đúng, dẫn đến kết đề SAI
2. -Đánh tráo khái niệm, dẫn đến kết đề SAI
3. -Tiền đề đúng, hậu đề sai, dẫn đến kết đề SAI
4. -Suy luận Quy nạp phi logic, dẫn đến kết đề SAI
5. --Phản đề sai , dẫn đến kết đề SAI
6. -Bóp méo suy luận diễn dịch, dẫn đến kết đề SAI
7. - Bẻ cong suy luận chứng minh, dẫn đến kết đề SAI
8. - Nhầm lẫn giữa suy luận có lý và suy luận chứng minh,dẫn đến kết đề
SAI, v.v…
+Phần 1,Bài 1: Tiền đề sai, hậu đề đúng, dẫn đến kết đề SAI
Hãy bắt đầu bằng phát biểu của ông Lê Vinh Danh trên báo điện
tử Dân Trí ngày 27/09/2015, như đổ dầu vào lửa, gây phẫn nộ trong công
luận trong khi cuộc tranh luận nảy lửa về vấn đề ĐHBNGS đang lên đến
cao trào:
‘’ Lý do cơ bản nhất là bản thân một trường đại học đúng nghĩa, đúng
tiêu chuẩn và nguyên mẫu có đầy đủ thẩm quyền trong việc bổ nhiệm chức vụ
chuyên môn của mình’’ (9)
Đây là thủ thuật ngụy biện bằng cách đưa ra tiền đề sai.
Tiền đề đã sai, thì mọi lập luận,luận điểm, chứng minh …gì gì đi nữa, và mọi
kết quả dẫn dắt từ đó đều vô nghĩa, sẽ sụp đổ như xây lâu đài bằng cát… bẩn trộn
lẫn xi-măng …dỏm tại khu vực nền..đứt gãy của vỏ trái đất !
Cái gọi là "đúng nghĩa, đúng tiêu chuẩn, nguyên mẫu" này ở đâu ra vậy?
Những khái
niệm "trường đại học(ĐH) đúng nghĩa, đúng tiêu
chuẩn, nguyên mẫu" này đứng trên bình diện nào? Theo định nghĩa nào? Ai, người
nào, cơ quan nào (có thẩm quyền) theo pháp luật nước sở tại (Việt nam) công nhận?
Nếu những khái niệm này không được xây dựng theo đúng nguyên tắc logic
học, thì sẽ dẫn đến hệ quả đương nhiên: Toàn bộ lâp luận của ông Danh(9)sau
đó là vô nghĩa, là đầy lổ hỗng logic, và những kết luận dẫn dắt từ tiền đề đó đều
sai ben bét!
Trở lại phần trên, thử xem khái niệm ‘ĐH đúng nghĩa, đúng tiêu chuẩn, nguyên
mẫu’’ được định nghĩa theo :
+ Đúng nghĩa, đúng tiêu chuẩn, nguyên mẫu của ĐH Pháp, Đức ?
+ Đúng nghĩa, đúng tiêu chuẩn, nguyên mẫu của ĐH Mỹ ?
Thậm chí, nếu là Mỹ, thì tiêu chuẩn của
Havard, MIT, Caltech, Stanford, hay của nhiều ĐH rất dỏm Mỹ (10) -đặc
biệt là những trường đào tạo online- đang trông chờ những người vô liêm sĩ trên
khắp thế giới mang tiền nhào đến mua bằng tiến sĩ đem về nước mình để …chun vào
một ĐH top dưới, thực hiện quá trình tự bổ nhiệm GS lẹ như chớp, đứng trên bục
giảng dạy… tào lao, gây thiệt hại vô thiên lủng cho thế hệ sinh
viên-thanh thiếu niên trong trắng?(11), (12)
+ Đúng nghĩa, đúng tiêu chuẩn, nguyên mẫu của ĐH Nga, Bắc Triều tiên?
+ Đúng nghĩa, đúng tiêu chuẩn, nguyên mẫu của ĐH đầu tiên của nước Việt nam?
(Trường Quốc Tử Giám ở kinh đô thời xưa)
+ Đúng nghĩa, đúng tiêu chuẩn, nguyên mẫu của ông Lê Vinh Danh tự xây
dựng riêng ?(nhưng ông chưa công bố), v.v…
Xin được phép minh họa những lập luận trên của người viết bằng ý
kiến rất mẫu
mực, logic, ngắn gọn của giáo sư (GS) Phạm Quang
Tuấn(7)-GS UNSW, Australia-.Ý kiến này , trong vấn đề ĐHBNGS, đã chỉ
ra rằng: một trong những hệ lụy nguy hiểm của ngụy biện là sự ngộ nhận.
Đến
đây, ai cũng thấy rõ ràng, bằng cách đưa ra tiền
đề sai, ông Lê Vinh Danh đã gây ra sự ngộ nhận cho một số người, dẫn đến hệ lụy:
nhiều người vô tình nghĩ rằng: ‘’một trường đại học đúng nghĩa,
đúng tiêu chuẩn và nguyên mẫu (theo ‘’nghĩa’’, ’’chuẩn’’ và ’’ mẫu ‘’ trời ơi
đất hỡi , khơi khơi từ trên trời rơi xuống cũng được ! ) có đầy đủ thẩm
quyền trong việc bổ nhiệm chức vụ chuyên môn của mình’’(7), nên ĐH Tôn Đức
Thắng cứ thế mà làm, cứ thế mà tự phong GS thoải mái, như kiểu tự phong GS cho
ông Danh năm 2012 khi chưa có Bộ tiêu chuẩn bổ nhiệm GS-công bố 07/2015
(!?) (1).
Bây giờ, nói đến hậu quả của thủ thuật ngụy biện ở phần 1 .
Một điều đễ thấy, hậu quả chắc chắn là hàng
loạt trường ĐH, cao đẳng(CĐ) và thậm chí, các doanh nghiệp, bệnh viện, cơ sở
khác,.v.v…, dựa trên kết đề vô lối, vô hồn, vô lý, vô trách nhiệm, vô chính
danh này để ‘’...có đầy đủ thẩm quyền trong việc bổ nhiệm chức vụ
chuyên môn của mình’’(7), bổ nhiệm loạn xà ngầu các chức vụ trong cơ
quan,đơn vị mình,chẳng hạn:
Tập đoàn X bổ nhiệm các chức Phó GS trưởng phòng , GS phó giám đốc, Đại GS Giám
đốc vì tập đoàn này tự tổ chức huấn luyên nhân viên, (Ở Việt nam hiện nay,ngân
hàng Vietinbank , BIDV đều có trường bồi dưỡng nghiệp vụ nội bộ), và in vào name
card khi giao thiệp: PGS tp TRẦN Y, GS pgđ LÊ Z, Đại GS gđ ĐINH VĂN
T…! Đấy, như thế thì ‘’chết cái đất nước
này’’, như lời Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã cảnh báo!
Phần 2,Bài 1: Đánh tráo khái niệm, dẫn đến kết đề SAI
Nhà toán học
nổi tiếng Ngô Bảo Châu đã chính xác đến tận cùng, khi nói: ’’. Đây là trường
(TDTU) đã tránh tráo khái niệm. Nếu trường tự phong giảng viên
xuất sắc của Đại học Tôn Đức Thắng thì không có vấn đề gì.’’ (4)
Ta thấy gì, và rút ra điều gì khi đem đối chiếu lời của GS Châu với phát
biểu của ông Danh?:’’ Từ GS và PGS không phải là hai chữ độc quyền mà
HĐCDGSNN(Hội đồng chức danh GS nhà nước) đã giữ rồi thì các cơ sở khác không
được dùng tới’’(9)
Trước khi trả lời câu hỏi trên, xin lưu ý rằng: Một vật/sự vật/hiện
tượng/khái niệm,..khi đặt trong không gian A(Hệ quy chiếu A) có tọa độ/giá
trị/ý nghĩa/nội hàm,…tạm gọi là X , khi chuyển sang đặt trong không gian B-Hệ
quy chiếu B(dù khác hay cùng thứ nguyên với A) sẽ có tọa độ/giá trị/ý nghĩa/nội
hàm,…tạm gọi là Y, hoàn toàn khác với X.
Đây là một trong những nguyên tắc căn bản của logic học. Do đó, dễ thấy
rằng, GS Ngô Bảo Châu đang nói về ‘’ khái niệm GS trong không gian quốc
gia’’ (phạm vi phổ quát), thì ông Danh lại lấp liếm nói về ’’ khái niệm GS trong
không gian TDTU’’(phạm vi ‘’đặc thù’’). Dân gian ta thường gọi trò này là ’’đánh
bùn sang ao’’ !
Đây chính là thủ thuật ngụy biện bằng cách đánh tráo khái niệm. Đánh tráo
đối tượng cũng là một biểu hiện cụ thể của đánh tráo khái niệm. Đánh tráo
khái niệm dẫn đến đánh đồng gía trị, cào bằng mọi thứ có giá trị khác nhau vào
một giỏ ! Đương nhiên, thủ thuật ngụy biện đánh tráo khái niệm, dù sử
dụng chiêu thức đi đường vòng hay đường thẳng, cuối cùng cũng dẫn dắt đến kết
đề SAI ! Hệ lụy của lối ngụy biện này là: cùng một vật/sự vật/hiện
tượng/khái niệm…, đem đặt trong bất kỳ không gian nào, cũng có tọa độ(vị
trí)/giá trị/ý nghĩa/nội hàm…y chang như nhau!
Từ đó,người ta dễ dàng lơi dụng để đánh
đồng,cào bằng nhiều giá trị học thuật, tinh thần, vật chất,..(lẽ ra rất khác
nhau) trong cuộc sống!
Chinh vì thế, GS Ngô Bảo Châu khẳng định :’’… tôi nghĩ việc
làm của trường Tôn Đức Thắng là đánh đồng nghĩa của từ giáo sư ở
nước ngoài với Việt Nam. Rõ ràng những giảng viên của Đại học Tôn
Đức Thắng nếu mang ra Hội đồng giáo sư Nhà nước sẽ không được công nhận’’ (4)
Hậu quả của lối ngụy biện này là: Sự đánh đồng, cào bằng nhiều giá trị học
thuật, tinh thần, vật chất,..làm ảnh hưởng, '... gây thương tổn đến nhiều cá
nhân''(8) (lời nói của GS-TSKH Vũ Minh Giang),…lại được khai thác triệt để, sử dụng
làm vũ khí đắc lực phục vụ cho mưu đồ của cá nhân, các nhóm lợi ích , thậm chí
một quốc gia !
Ví dụ: Khi Trung Quốc nói với các nước Đông Nam Á về vấn đề biển Đông
rằng ’’chủ quyền gác lại,cùng nhau khai thác’’, là Trung quốc đã thực
hiện lối nói ngụy biện theo kiểu đánh tráo đối tượng, vì biển Đông có phải là
của Trung Quốc đâu mà họ có quyền nói ‘’gác lại’’ với không ‘’gác lại‘’?
Cũng như vậy,khái niệm’’giáo sư’’, buộc phải hiểu theo nghĩa phổ quát của
văn minh nhân loại, không thể tự hiểu theo nghĩa’’đăc thù’’ của
Đại học Tôn Đức Thắng, rồi tự phong GS theo kiểu ‘’một mình một
chợ’’, dẫn đến hệ lụy: hàng loạt trường ‘’cứ thế mà làm,’’, tự
tung, tự tác phong ào ạt GS , đưa đến hậu quả: lạm phát phi mã
GS, và các em sinh viên-học sinh nghèo khổ phải è cổ, gồng mình, cong lưng, oằn vai
gánh đỡ trên đầu những GS tự phong chất lượng trời ơi đất hỡi!
Giật mình trước cách ‘’đánh đồng giá trị’’ rất nguy hiểm trên của trường
ĐH Tôn Đức Thắng qua việc tự phong GS của trường này; Để bảo vệ danh tiếng thực
chất của các GS tại ĐH Luật TPHCM, GSTS Mai Hồng Qùy, hiệu trưởng nhà trường đã
buộc phải lên tiếng mạnh mẽ:‘’…không thể đánh đồng việc tự bổ nhiệm GS,PGS
theo cách của ĐH Tôn Đức Thắng với việc công nhận, bổ nhiệm GS, PGS của ĐH Luật
TPHCM. Hai việc này khác nhau hoàn toàn về bản chất’’ (13)
Thủ thuật ngụy biện bằng cách đánh tráo khái niệm còn gây ra hậu quả nguy
hiểm hơn nhiều cho người hoặc tổ chức thực hiện nó. Xin hãy nghe GSTS Mai Hồng
Qùy quyết liệt phản pháo (phản biện lại phát pháo mở màn của ĐH Tôn Đúc
Thắng-tự phong GS cho ông hiệu trưởng Lê Vinh Danh) :'’ Nếu một trường đại
học bổ nhiệm một người vào chức danh giáo sư mà không có Quyết định công nhận
của Hội đồng Chức danh giáo sư Nhà nước, không bàn đến việc hay dở, mà cách
thức làm và hành xử như vậy là một sự thách thức pháp luật.’’ (5)
Viết đến đây,người viết chợt nhớ đến một tấm gương trong sáng như ánh trăng
rằm, có thể làm hình mẫu cho các vị GS tự phong, xin đừng hùng hổ , lu loa, lấp
liếm ngụy biện nữa, mà hãy noi theo tấm gương này để rèn tâm đức nhằm phục vụ
tốt nhất cho sự nghiệp trồng người . Đó là thầy Hoàng Ngọc Hiến, dù không mang
danh GS, nhưng là GS thực thụ-vĩnh viễn trong lòng nhân dân, đồng nghiệp, các thế
hệ sinh viên-học sinh(6). Tuyệt vời thay! Cao quý thay!
Trở lại vấn đề đang phân tích: Hậu quả nghiêm trọng nhất là cảnh tự
diệt: Sinh viên được đào tạo chất lượng kém, ra trường thất nghiệp, cả đời bị
thiệt thòi, uổng phí tiền của mồ hôi nước mắt của phụ huynh nghèo khổ; trường ĐH
thì xuống hạng, đối mặt nguy cơ giải thể! Nhân đây, người viết bài này kêu
gọi các trường ĐH, nên tránh xa ‘’nguyên tắc 5 tự’’ :Tự hiểu, tự phong, tự
tung tự tác, tự …diệt !
Bài viết đơn lẻ này tạm dừng nơi đây. Các bài tiếp theo trong loạt bài ’’PHÂN
TÍCH THỦ THUẬT NGỤY BỊÊN CỦA ÔNG LÊ VINH DANH-HỊÊU TRƯỞNG ĐH TÔN ĐỨC THẮNG’’ sẽ
ra mắt bạn đọc khi có dịp. Trước khi dừng, xin cống hiến bạn đọc một câu lẩy Kiều
và một câu đối đọc giải khoây:
Lời quê góp
nhặt dông dài
Gõ lên tiếng
mõ cho đời đẹp hơn ! (Lẩy Kiều)
Câu đối:
*
Khoái đại học tự chủ,quyết vinh danh người khoái vinh danh,Trường đại học Tôn
Đức Thắng quyết liệt trước tiên duy nhất vinh danh ông hiệu trưởng Vinh Danh,
c…óc cần Bộ tiêu chuẩn bổ nhiệm giáo sư (1),chơi
chiêu…loạn:’’Con cái đẻ ra cha mẹ’’(1) ;’’Nội
hàm nhà trường’’ làm gì? (2a): Phong
càn chức giáo sư cho chánh hiệu trưởng!
CHÚ
THÍCH:
(1) http://www.thanhnien.com.vn/giao-duc/truong-dh-ton-duc-thang-tiep-tuc-bo-nhiem-giao-su-609121.html (2a) Lời của ông Lê vinh Danh ,,xem : http://tuoitre.vn/tin/giao-duc/20150917/do-la-quyen-cua-nha-truong/970329.html (2b): Mượn cách nói từ (2a) của ông Lê vinh Danh . Thực ra,không có cái gọi là:‘’nội hàm nhà trường’’ và ‘’đối ‘’ lại,cũng không có’’ngoại diên tòa án’’! Chỉ có nội hàm,ngoại diên của khái niệm mà thôi! Ở đây,để thêm phần sinh động, người viết câu đối đã mượn cách nói ‘’đặc thù’’ của ông Lê vinh Danh ! (3) Hội đồng Tôn Đức Thắng: là Hội đồng bổ nhiệm giáo sư của trường đại học Tôn Đức Thắng đã thách thức pháp luật Việt nam (5)(8) tại thời điểm tự phong chức giáo sư đầu tiên ,duy nhất cho ông Lê Vinh Danh(hiệu trưởng nhà trường) năm 2012 (1)
(1) http://www.thanhnien.com.vn/giao-duc/truong-dh-ton-duc-thang-tiep-tuc-bo-nhiem-giao-su-609121.html (2a) Lời của ông Lê vinh Danh ,,xem : http://tuoitre.vn/tin/giao-duc/20150917/do-la-quyen-cua-nha-truong/970329.html (2b): Mượn cách nói từ (2a) của ông Lê vinh Danh . Thực ra,không có cái gọi là:‘’nội hàm nhà trường’’ và ‘’đối ‘’ lại,cũng không có’’ngoại diên tòa án’’! Chỉ có nội hàm,ngoại diên của khái niệm mà thôi! Ở đây,để thêm phần sinh động, người viết câu đối đã mượn cách nói ‘’đặc thù’’ của ông Lê vinh Danh ! (3) Hội đồng Tôn Đức Thắng: là Hội đồng bổ nhiệm giáo sư của trường đại học Tôn Đức Thắng đã thách thức pháp luật Việt nam (5)(8) tại thời điểm tự phong chức giáo sư đầu tiên ,duy nhất cho ông Lê Vinh Danh(hiệu trưởng nhà trường) năm 2012 (1)
(10) Lời của
GS Phạm Quang Tuấn trong (7)
(11) Lời của
GS Nguyễn Đăng Hưng trong‘’thư ngỏ gửi ông Lê Vinh Danh’’ ,xem www.ndanghung.com
(12) Vấn đề
:trường ĐH dỏm,bằng tiến sĩ dỏm ở Mỹ và các nước khác được trình bày trong bài
viết của tác giả đăng ở những kỳ sau.Mong bạn đọc quan tâm theo dõi.