Linh mục Phê-rô Phan
Văn Lợi trả lời phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành
Lời
giới thiệu Vào ngày Chủ nhật 22/5/2016 săp tới, nhà nước cộng sản tổ
chức cuộc bàu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và Hội đồng nhân dân cấc cấp nhiệm
kỳ 2016 – 2021.
Dù có quảng bá ồn ào
trên các phương tiên thông tin đại chúng và nhiều hình thức khác, nhưng các
cuộc bàu cử dưới chế độ độc tài toàn trị cũng không thể che dấu được đó là trò
chơi dân chủ gia hiêu, là lừa bịp. Đảng cộng sản Việt Nam độc quyền cai trị đất
nước, ấn định sô đáng viên chiếm tỷ lệ 95% trong Quốc hội. Số người ngoài đảng
mà thực chất cũng chỉ là nhửng cảm tình viên của đảng không dươcc qúa 10% trong cái Quốc
hội Đảng cử 500 người.
Từ thành phố Huế,
Linh mục Phê-rô Phan Văn Lợi đã nói lên
những suy tư của mình về các cuộc bầu cử dưới chế độ dộc tài toàn trị
Cuộc phỏng vấn do nhà
báo Trần Quang Thành thực hiện..
Nội dung như sau –
Mời quí vị cùng nghe
*
Nhà
báo Trần Quang Thành (TQT): Kính chào
Linh mục Phê-rô Phan Văn Lợi.
Linh
mục Phan Văn Lợi (PVL): Xin kính chào Anh Trần Quang Thành và tất cả Quý vị
khán thính giả đang nghe chương trình.
TQT:
Thưa linh mục, đến hẹn lại lên, nhà nước
CS lại sắp sửa diễn trò hề bầu cử Quốc hội. Đây là lần thứ 14 trong 70 năm cầm
quyền, họ tiến hành cuộc bầu cử Quốc hội, Quốc hội khóa 14. Linh mục có những
nhận xét gì về kỳ bầu cử này so với các kỳ bầu cử trước.
PVL:
Kính thưa Quý vị, trong cuộc bầu cử Quốc hội khóa 14 này, chúng tôi thấy có 3
vấn đề chính. Thứ nhất là nguyên tắc, thứ hai là thực tế và thứ ba là thái độ.
Về nguyên tắc thì có 2 nguyên tắc, thực tế cũng có 2 thực tế và thái độ thì
cũng có 2 thái độ. Đó là nhận định tổng quát của chúng tôi.
TQT:
Linh mục có thể nói rõ những nguyên tắc
ấy là gì không ạ?
I-
Nguyên tắc
PVL: Kính thưa Quý vị, có
hai nguyên tắc
Nguyên tắc 1: Hiến pháp CHXHCNVN điều 69
nói: “Quốc hội là cơ quan đại
biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất
của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập
pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với
hoạt động của Nhà nước”.
Điều này cũng gần tương tự với pháp chế
văn minh tại những quốc gia chọn quốc hội chế hay đại nghị chế. Nó cho thấy Quốc
hội là cơ quan quyền lực cao nhất được toàn dân –chủ nhân thật sự của đất nước–
bầu ra để trao cho nhiệm vụ đại diện tiếng nói, hành xử quyền lực và biểu lộ ý
chí của toàn dân, nhất là trong việc lập luật, quyết định quốc sự và giám sát công
quyền. Quốc hội do đó chỉ chịu trách nhiệm trước nhân dân và tuân hành ý muốn
của nhân dân chứ không chịu sự chỉ đạo, điều khiển của bất cứ cá nhân, tập thể,
đảng phái nào cả.
Nguyên tắc 2: Cũng theo Hiến pháp
CHXHCNVN Điều 27: “Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ
hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân…”. Và Điều 28: “1. Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội,
tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước. 2. Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham
gia quản lý nhà nước và xã hội; công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản
hồi ý kiến, kiến nghị của công dân”.
Ông Tổng bí thư Nguyễn
Phú Trọng, trong Chỉ thị số
51-CT/TW ban
hành ngày 4/1 về cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và bầu cử đại biểu Hội
đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021, cũng có nói ở số 1: “Chuẩn bị các
điều kiện cần thiết để tổ chức thắng lợi cuộc bầu cử; bảo đảm cuộc bầu cử được
tiến hành dân chủ, bình đẳng, đúng pháp luật, an toàn, tiết kiệm”; số 4: “Phát
huy quyền làm chủ của nhân dân trong công tác bầu cử; bảo đảm các điều kiện
thuận lợi để mọi công dân thực hiện đầy đủ quyền ứng cử, bầu cử theo quy định
của pháp luật”; số 5: “Chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng trong
toàn dân về ý nghĩa và tầm quan trọng của cuộc bầu cử; các quy định của Luật
Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân; về vị trí, vai trò của
Quốc hội và Hội đồng nhân dân trong bộ máy nhà nước; về vị trí, vai trò của
người đại biểu nhân dân; về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của công dân trong
việc xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh, có hiệu lực, hiệu quả.
Động viên cử tri tự giác, tích cực và chủ động tham gia bầu cử, nghiên cứu kỹ
về danh sách người ứng cử”.
Nguyên tắc thì đàng hoàng như thế, nhưng
thực tế thì sao?
TQT:
Thưa Linh mục, sao Linh mục nói thực tế
lại không đúng như vậy. Hiến pháp của CS là một bản văn cụ thể hóa những điều
trong cương lĩnh của đảng chứ không phải thể hiện ý chí của toàn dân. Vậy thực
tế phải chăng đấy là một bản Hiến pháp mà chúng ta phải thực thi?
II-
Thực tế
PVL:
Kính thưa Quý vị, về thực tế, chúng ta thấy có hai thực tế
Thực
tế 1: Kể từ khi dùng vũ lực cướp được chính quyền từ tay chính phủ hợp pháp
và hợp hiến của Thủ tướng Trần Trọng Kim rồi của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu
đến nay, đảng cộng sản Việt Nam đã tước đoạt quyền làm chủ đất nước của nhân
dân để tự đặt mình làm chính đảng lãnh đạo duy nhất, lực lượng cai trị độc
quyền trên toàn lãnh thổ.
Tuy nhiên, để cho quốc dân ăn bánh vẽ và
quốc tế ăn cháo lú, đảng CS đã đặt ra tam quyền: lập pháp, tư pháp, hành pháp
như ai, nhưng cả 3 không phân lập mà lại ở dưới sự phân công, điều khiển của
đảng. Riêng Quốc hội là định chế lập pháp số một, cơ quan quyền lực cao nhất
theo nguyên tắc (như CS thường lu loa với nhân dân và thế giới), thì thực tế đã
bị đảng biến thành cơ quan gia nô, định chế bù nhìn. Bằng cách nào? Bằng cách
tổ chức những cuộc bầu cử Quốc hội với nhiều thủ đoạn gian manh và bạo lực.
Thủ đoạn thứ nhất là lợi dụng sự vắng bóng của một định chế độc lập về tính hợp
hiến hoặc vi hiến của các sắc luật và tác động của hành pháp, đảng CS, qua Quốc
hội bù nhìn, đã thông qua Luật Bầu cử Đại biểu Quốc hội 1997 (được tu chính năm
2001). Luật này, nhất là từ các điều khoản 28 đến 49, cho phép Mặt trận Tổ quốc
(một cơ quan ngoại vi của đảng) độc quyền chọn ứng cử viên tranh cử qua cái gọi
là “hiệp
thương”. Với trò này, đảng CS quyết định người nào được cho phép
tranh cử vào Quốc hội, nghĩa là đảng sẽ chọn lựa những ứng cử
viên là thành viên hay cảm tình viên của đảng và loại trừ những ai muốn sử dụng
quyền công dân của mình mà ứng cử cách độc lập. Như thế là chà đạp các quyền tự do được hiến
pháp khắc ghi, nhất là điều 27 HP về quyền tự do bầu cử và ứng cử. Nếu có sự
hiện hữu của một Tòa án Hiến pháp hoặc một Tòa án Tối cao với thẩm quyền đúng
nghĩa, thì một sắc luật như thế đã bị tuyên bố là vi hiến và vô hiệu lực.
Trong những kỳ bầu cử Quốc hội trước đây,
có rất ít ứng cử viên độc lập tham dự và càng ít người trúng cử. Kết quả ba
cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội gần nhất đã cho ra những con số quá thấp về họ.
Quốc hội khóa XI cả nước có 67 người tự ứng cử, kết quả chỉ có 2 trúng cử. Quốc
hội khóa XII cả nước có 238 người tự ứng cử, chỉ duy nhất 1 người trúng cử. Còn
đến khóa XIII, dù không khí phản biện đã dâng cao trong dân chúng, công tác vận
động của đảng vẫn “thành công” đến mức số người tự ứng cử chỉ còn có 15, trúng
cử chỉ 4. Với rất nhiều mánh lới, trong đó có việc tận dụng các tiểu xảo về thủ
tục ứng cử, nhất là trò “đấu tố” vu khống, làm nhục hết sức bẩn thỉu tại vòng
“hiệp thương”, cơ quan tổ chức bầu cử đã loại bỏ các ứng cử viên độc lập ngay
từ giai đoạn đầu. Thậm chí một số trong họ như Cù Huy Hà Vũ, Lê Quốc Quân, Lê
Thăng Long, Lê Công Định… sau khi tự ứng cử đã tiến thẳng vào nhà tù. Còn những
người tự ứng cử mà trúng cử thì sau đó như chìm đi trong đám gia nô lúc nhúc
tại Quốc hội.
Thủ đoạn thứ hai là hăm dọa, cưỡng bức toàn
dân đi bầu. Báo đài nhà nước luôn rêu rao rằng tỷ lệ đi bầu luôn luôn trên 90%.
Có nơi đạt tới 100%. Ai tẩy chay sẽ bị trả thù bằng nhiều biện pháp hành chánh
sau đó, như không ký các loại giấy tờ chẳng hạn hoặc bị đuổi học hay đuổi việc.
Rồi phải bầu những người mà đảng đã cử, đã chọn. Các cơ quan nhà nước thì chỉ
thị cho nhân viên hết sức trắng trợn chuyện này. Có nơi, người của UB bầu cử
còn xông vào tận phòng kín để ra lệnh cử tri phải bầu cho ai. Nên mới có thành
ngữ đi vào lịch sử, đánh dấu ô nhục cho chế độ CS: “Đảng cử dân bầu”. Các phiếu bất hợp lệ vì có gạch bỏ hết mọi ứng
cử viên hay vì có viết thêm câu phản đối sẽ bị công an nghiên cứu dấu vân tay
trên phiếu để điều tra cho tới cùng, tìm cho ra tên phản động. Hậu quả là Quốc
hội trở thành đảng hội và dân biểu trở thành đảng biểu.
Thực
tế thứ 2: Với cuộc bầu cử lần này, có một điều mới là sự xuất hiện của
phong trào tự ứng cử của những trí thức dân chủ đối lập và những nhà hoạt động
nhân quyền, một phong trào do Tiến sĩ Nguyễn Quang A đề xướng. Dù biết rõ những
thủ đoạn gian manh như vừa thấy của nhà cầm cầm quyền để loại bỏ những ai tự
ứng cử, các trí thức dân chủ đối lập và những nhà hoạt động nhân quyền tự ứng
cử ấy đều cho rẳng đây là dịp để nâng cao dân trí và chấn hưng dân khí,
cụ thể là gây ý thức dân chủ cho quần chúng, làm cho họ hiểu được quyền công
dân của họ là được ứng cử, bầu cử tự do, làm cho họ nhận thức được sự bất công
và phản dân chủ của lối «đảng cử dân bầu» xưa nay. Đây cũng là để đập tan
âm mưu “đảng hóa Quốc hội”, để thách thức quyền lực “đảng trị độc tài”, để tập dượt cho những cuộc bầu cử tự do, đa đảng trong tương lai, để
khẳng định quyền tối thượng của nhân dân trên Quốc hội. Những người tự ứng cử
biết chắc là sẽ không trúng cử và họ sẽ chịu nhiều điều khó chịu, nhiều nỗi ê
chề do đảng cầm quyền đạo diễn, nhưng họ không hề sợ và sẵn sàng chịu đựng tất
cả những điều đó vì sự nghiệp nâng cao dân trí. Đó là một điều
đáng phục. Hiện nay đã có trên 20 người tuyên bố sẽ tự ra ứng cử. Ngoài TS
Nguyễn Quang A, còn có mục sư Nguyễn Trung Tôn, nhà văn
Phạm Thành, ông Nguyễn Tường Thụy, kỹ sư Hoàng Chương, bà Nguyễn Thúy Hạnh, bà
Đặng Bích Phượng, LS Lê Văn Luân, LS Võ An Đôn, doanh nhân Nguyễn Kim Môn... Trước mắt,
nhiều ứng viên đã gặp khó khăn cản trở ngay từ bước xác nhận lý lịch, đệ nạp hồ
sơ như Mục sư Nguyễn Trung Tôn ở Thanh Hóa và bà Đặng Bích Phượng ở Hà Nội.
Việc những người dân vừa có lòng vừa có
khả năng ra ứng cử như thế, không hề chứng tỏ việc thần phục quyền lãnh đạo của
đảng hay tạo thêm tính chính danh cho quốc hội “công cụ", như lo âu hoặc
phỉ báng của nhiều người. Ngược lại họ cho toàn dân một cơ hội so sánh. Trong
lúc các đại biểu quốc hội gốc đảng hiện nay chẳng ai dám đụng đến TQ xâm
lược, dám vạch trần căn nguyên tình trạng suy thoái kinh tế nghiêm trọng hiện thời,
dám chỉ ra nguồn gốc các tệ nạn xã hội hiện tại chứ chưa nói gì đến giải pháp,
... thì từng ứng viên ngoài đảng đã công bố ý hướng, hoài bão, và chương trình
hành động của mình, tất cả đều quy về xóa bỏ độc tài, khôi phục dân chủ, bảo vệ
đất nước. Họ không phải là những kẻ hứa hão vì đã thực sự là những người biểu
tình chống TQ dù phải bị đàn áp. Họ biết rõ cách thức kiện TQ trước tòa quốc tế
và sẵn sàng làm điều đó khi có vai trò đại diện quốc gia. Họ đã từng là các nhà
nghiên cứu cấp quốc gia và làm kinh tế rất thành công. Họ là những người từng mạn
mẽ công bố sự thật, từng giúp những kẻ cùng khổ tìm công lý, từng lên tiếng cho
những ai bị chà đạp nhân quyền. Tóm
lại, như bình luận mới đây của ông Vũ Thach, chỉ với số người tự ứng cử hiện
nay, nhân dân đã có thể thấy câu ngụy biện xưa rày "Không có đảng CSVN thì
lấy ai lãnh đạo, dẫn dắt đất nước!" là điều cực kỳ phi lý. Rõ ràng bên
ngoài đảng hiện có rất nhiều người có thể điều hành đất nước hơn xa các quan
chức đảng. Và còn quan trọng hơn nữa, chỉ khi nào đất nước được điều hành bởi
những người ngoài đảng thì mới mong bẻ ngược hướng lạc hậu hiện thời, mới thoát
khỏi thảm trạng mò mẫm “tiến lên CNXH” mà không biết nó là gì, ở đâu; để rồi
càng ngày càng suy bại và lệ thuộc ngoại bang, thậm chí mất nước vào tay Tàu
cộng.
Vậy trước hai thực tế này, chúng ta nên
có thái độ nào?
TQT: Thưa Linh mục, thái độ nào đúng
là một vấn đề rất quan trọng hiện nay. Tại vì trong lúc thể hiện vấn đề gọi là
trước cuộc bầu cử này, thì cũng có nhiều quan điểm, nhiều thái độ khác nhau. Có
kẻ cho rằng những người ra ứng cử tự do mà thành công được, thì đây là một bước
tiến dần dần của nền dân chủ VN. Cũng có người quan niệm rằng đây sẽ là cơ hội
vàng để đảng CSVN có thể dần dần chuyển hóa, chuyển giao dân chủ sang cho nhân
dân. Vậy thì theo Linh mục, thực tế thái độ của chúng ta là gì ? Sẽ là đảng cử
dân không bầu hay đảng cử dân cứ bầu cho đảng để rồi tin tưởng đảng sẽ chuyển
giao quyền dần dần cho dân, sang nền dân chủ?
III- Thái độ
PVL:
Kính thưa Quý vị, chúng tôi sẽ nói đến thái độ của nhân dân,
nhất là của những ai đấu tranh dân chủ và thái độ của những người tự ứng cử.
1- Thái
độ của nhân dân, nhất là của những ai đấu tranh dân chủ: Trước tiên, đó là
tiếp tục xác tín rằng các cuộc bầu cử Quốc hội hay Hội đồng nhân dân dưới chế
độ CS độc tài độc đảng luôn là trò hề dân chủ giả hiệu, luôn chất chứa mưu đồ,
mục tiêu “đảng hóa” mọi định chế của công quyền, nhất là định chế Quốc hội. Thành
thử tiếp đến là phải tẩy chay các cuộc bầu cử đó.
Tẩy chay trò hề bầu cử của ĐCSVN là công
khai phủ nhận tính chính danh (légitimité) của chế độ độc tài toàn trị CS, vì
trên thực tế từ trước đến nay CS đã tiếm đoạt quyền làm chủ của dân bằng cách
không cho dân được tự do bầu cử và tự do ứng cử. Tẩy chay trò hề bầu cử của
ĐCSVN là rèn luyện tinh thần và thói quen bất tuân dân sự trước những chủ
trương, chính sách của đảng cầm quyền không hợp lòng dân và đi ngược pháp luật.
Việc tẩy chay ấy có thể thực hiện bằng
một trong những cách thức sau đây:
a- Bất hợp tác: không tham
gia cuộc “đảng cử dân bầu” bằng cách không đến phòng phiếu cũng không nhờ người bỏ phiếu hộ.
b- Bất hợp lệ hóa: gạch bỏ hết
tên những người ứng cử hay ghi thêm tên người ngoài danh sách hoặc ghi thêm nội
dung khác.
c- Bất tuân ý đảng: bầu cho những
ứng cử viên độc lập, những ứng cử viên ngoài đảng hay những ứng cử viên thuộc đảng song chỉ có tên để bị
gach.
Muốn có hiệu quả tốt, những người dân chủ
phải chịu khó đi sâu vào dân chúng giải thích cho họ hiểu rõ quyền bầu cử, ứng
cử tự do của công dân mà ĐCS đã chà đạp lên và họ cần có thái độ dứt khoát. Cần
nói rõ hiện nay chưa có luật nào bắt buộc người dân phải đi bầu, không có luật
nào trừng phạt những ai bầu cử bất hợp lệ hay bất tuân ý đảng, để người dân
không sợ khi họ tẩy chay bầu cử.
Song song đó, cần phát động phong trào quyết
liệt đòi hỏi cuộc bầu cử và cuộc kiểm phiếu phải được sự giám sát của các cơ
quan quốc tế và của nhân dân Việt Nam, cụ thể là của các tổ chức chính trị phi
cộng sản và các tổ chức xã hội dân sự độc lập. Mới đây, ngày
27-02-2016, người ta đọc thấy trên mạng một văn bản đề nghị cho 19 công dân tại
Hà Nội được tham gia giám sát bầu cử quốc hội khóa 14, nhiệm kỳ 2016–2021. Chuyện
đó bao gồm việc (1) Giám sát hoạt động bỏ phiếu của cử tri tại các điểm bỏ
phiếu trên địa bàn thành phố Hà Nội; (2) Giám sát hoạt động kiểm phiếu tại các
khu vực bỏ phiếu thuộc thành phố Hà Nội. Văn bản này đã được gửi tới bốn địa
chỉ, bao gồm: ông Nguyễn Sinh Hùng, chủ tịch Quốc hội, chủ tịch Hội đồng bầu cử
quốc gia; ông Nguyễn Thiện Nhân, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; bà
Nguyễn Thị Bích Ngọc, Phó Bí thư thành Ủy, Chủ tịch HĐND, Chủ tịch Ủy ban bầu
cử thành phố Hà Nội; và Ủy ban thường vụ Quốc hội.
2- Thái độ của những người tự ứng cử : Theo thiển ý của chúng
tôi, những
người can đảm tự ứng cử dưới cái chế độ tuyển cử cực kỳ phản dân chủ của tập
đoàn thống trị CSVN muốn đạt được ít nhiều hiệu quả mà họ mong muốn thì phải
mạnh dạn «xé rào» để thực hiện những việc sau đây:
1/ Hãy liên kết với nhau để hình thành
lực lượng (hay tổ chức xã hội dân sự) mang tên «Ứng cử vì dân chủ», cùng ra một
tuyên bố ứng cử chung. Điều này không khó, vì chỉ cần khẳng định trước quốc dân
những gì mà xưa nay đảng CS độc tài đã chối bỏ, chà đạp hay hạn chế cách nghiệt
ngã. Người ta đã thấy trên mạng một trang Facebook có tên «Vận động Ứng cử Đại biểu Quốc
hội 2016”
https://www.facebook.com/daibieuQH/?fref=ts. Tuy nhiên, đó
vẫn chỉ là những cá nhân đơn lẻ. Chưa có đảng chính trị đương đầu công khai với
đảng CS trong cuộc bầu cử này, thì ít nhất họ hãy liên kết thành một khối, một
là để nâng đỡ bênh vực nhau, hai là để gia tăng sự ủng hộ và niềm hy vọng cho
người dân. Có luật nào của CS cấm làm việc này? Sau cuộc bầu cử, lực lượng hay
tổ chức xã hội dân sự này nên tiếp tục tồn tại để tiếp tục tranh đấu.
Và sau đây, chúng tôi xin lấy lại ý kiến
của cụ Nguyễn Minh Cần, một đảng viên CS phản tỉnh hiện ở Nga, rất tích cực
hoạt động cho dân chủ nhân quyền tại quê nhà.
2/ Không chờ đợi được công
nhận là ứng cử viên, ngay khi tuyên bố tự ứng cử, phải lập được một nhóm vận
động bầu cử cho mình để phổ biến tin tức về người tự ứng cử, mục đích, chương
trình của người tự ứng cử và làm mọi việc để ủng hộ người đó. «Nhóm vận động
bầu cử» sẽ là một hình thức tự phát vận động dân chủ;
3/ Trước hoặc ngay sau khi nộp đơn tự ứng
cử cần công bố rộng rãi tiểu sử, mục đích và chương trình ứng cử của mình trên
các phương tiện thông tin, như báo mạng, facebook… hoặc in thành tờ rơi để tán
phát nếu điều kiện cho phép. Về chương trình hành động thì nên nêu những vấn đề
mà người dân rất quan tâm, dính dáng đến quyền lợi thiết thân của họ, những vấn
đề mà kẻ cầm quyền thường tránh né;
4- Cố gắng vận động các đảng viên CS đã
«tỉnh thức» có vai trò quan trọng trước đây trong đảng và chính quyền giới
thiệu, ủng hộ người tự ứng cử trên phương tiện thông tin, báo mạng hay trong
các buổi nói chuyện thân mật với dân chúng;
5/ Vận động một vài người cảm tình có
tiếng tăm, có uy tín trong dân chúng sẵn sàng phát biểu bênh vực cho người tự
ứng cử trong các cuộc họp dân chúng, các cuộc «hiệp thương» với Mặt trận Tổ
quốc để phản bác những kẻ nói xấu, vu khống, bôi nhọ người tự ứng cử;
6/ Các nhà báo trung thực, các facebooker,
các báo mạng lề trái nên có những tường thuật khách quan và sinh động các cuộc
họp dân chúng, các cuộc «hiệp thương» của Mặt trận Tổ quốc với những người tự ứng cử để đông đảo quần chúng
được biết.
Kết
luận :
Việc các nhà hoạt động xã hội dân sự ra
ứng cử quốc hội lần này đánh dấu một bước tiến lớn trong nhận thức về tiến
trình đấu tranh chung cho tương lai đất nước. Rõ ràng mọi nỗ lực tạo đổi thay tích cực cho xã hội, nếu muốn bền vững và
không dựa vào từ tâm của vài cá nhân đang nắm quyền, thì các đổi thay đó phải
được LUẬT HÓA và phải có một hệ thống công quyền bị ràng buộc thi hành luật
pháp. Nếu không đạt được 2 điều kiện nền tảng đó, các nỗ lực của xã hội
dân sự, dù có thành công, chỉ mang tính giai đoạn, chóng tan biến. Nói cách
khác, mọi con đường tạo đổi thay tích cực và lâu bền cho toàn xã hội, sớm muộn
gì, cũng đều dẫn đến các nỗ lực mang tính chính trị và tiến vào đấu trường
chính trị. (theo nhà bình luận Vũ Thạch)
Cuộc bầu cử Quốc hội ngày 22-5-2016 tới
đây là cơ hội cho chúng ta thực hiện quyền dân và giành lại dân quyền. Nếu
chúng ta không tận dụng thời cơ này thì đời con cháu chúng ta cũng sẽ mãi lầm
than dưới chế độ độc tài đảng trị. “Chúng ta không thể bỏ mặc thế giới này
cho những kẻ mà chúng ta khinh bỉ.”
(Ayn Rand).
*