Cát Linh,
phóng viên RFA
Facebook, một trong những trang mạng xã hội các ứng cử viên dùng để vận động bầu cử.
AFP photo
|
Truyền thông
Nhà Nước và cơ quan chức năng phụ trách bầu cử của chính quyền có nhiều ý kiến
bất lợi nhắm vào số người tự ứng cử Quốc hội khoá 14. Phản ứng từ phía những
ứng cử viên độc lập đó ra sao, Cát Linh ghi nhận ý kiến của người trong cuộc và
người quan sát với vai trò của một cử tri.
Mới hôm 15
tháng 3 vừa qua, một thành viên của ban giám sát, tiểu ban an ninh của Hội đồng
bầu cử quốc gia lên tiếng trong buổi làm việc giữa Đoàn giám sát công tác bầu
cử do Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu nói với thành phố Hà nội rằng có
những tổ chức phản động đứng đằng sau những người tự ra ứng cử đại biểu quốc
hội lần này.
Người này
nói tiếp là vì lý do đó nên trong số 47 người tự ứng cử lần này phải loại một
số người khỏi danh sách ứng cử trong các lần hiệp thương tới đây.
Có thêm ý
kiến nói rằng một số đối tượng tự ứng cử đã sử dụng công nghệ để tuyên truyền
vận động. Báo này nói thêm là những người này dùng những trang mạng cá nhân để
hô hào bỏ phiếu ủng hộ họ.
Theo bà
Nguyễn Thị Bích Ngọc, chủ tịch ủy ban bầu cử thành phố Hà Nội thì trong số 47
người tự ứng cử có nhiều nhân sĩ trí thức quan tâm đến các vấn đề xã hội, tuy
nhiên phải loại trừ những một số đối tượng đặc biệt.
Cũng tại
buổi làm việc như vừa nêu, ông Nguyễn Xuân Phúc nói là trong kỳ bầu cử lần này
có việc ứng cử, đề cử, mở rộng dân chủ nhưng phải đảm bảo chất lượng đại biểu.
Chưa sẵn
sàng?
Nghệ sĩ hài
Vượng Râu, một trong những ứng cử viên độc lập lần này, cho rằng phản ứng của
dư luận và những bài viết trên báo chí vừa qua là do đến từ việc tự ứng cử của
các ứng cử viên tự do chưa được sẵn sàng đón nhận. Chính vì thế mà từ một việc
hoàn toàn bình thường, có nhiều người đã làm ra thành những việc bất bình
thường, thậm chí có phần hoang tưởng.
“Tức là nếu
như mọi người cứ để nó bình thường như vốn dĩ nó có thì nó không sao. Nhưng bây
giờ chúng ta cứ cố tình để cho nó khác đi, thì đương nhiên hàng trăm con mắt,
hàng trăm đôi tai và hàng trăm sự nhìn nhận của người dân vào sự bầu cử nó sẽ
khác đi.”
Giải thích
rõ thêm, nghệ sĩ Vượng Râu nói rằng một trong những vấn đề chưa sẵn sàng mà hội
đồng bầu cử đang gặp phải đó là cách ban bầu cử đón nhận hồ sơ và hướng dẫn thủ
tục cho ứng cử viên. Ông đưa ra trường hợp hồ sơ ứng cử của ca sĩ Mai Khôi được
cho là không hoàn chỉnh và đòi hỏi phải sửa gấp:
“Cái việc thủ
tục hành chính đó là một việc mà tôi khẳng định rằng nó không thể hoàn thành
một cách vội vã. Như thế nó sẽ làm giảm đi thời gian và tiến độ của việc chốt
hồ sơ. Tất cả những việc đó nếu chúng ta có ý định cho số người tự ứng cử vào
thì cần phải thoải mái hơn.”
Nhà văn
Nguyễn Quang Thiều trong bài viết cá nhân của mình, ông lên tiếng về sự việc
này và cho rằng đây là do một cơ cấu chưa quen với việc tự ứng cử:
“Bởi chúng
ta vẫn chưa quen được hành động này. Chúng ta đã mắc một thói quen cố hữu lâu
nay khi cho những người tự ứng cử trong những trường hợp tương tự nói trên là
những người không hiểu mình là ai, là những người ham danh háo chức...” (Trích
bài viết của nhà văn Nguyễn Quang Thiều).
Rõ ràng thể chế bầu cử ở Việt Nam
bây giờ tồn tại quá nhiều hạn chế mà nó khiến cho việc tạo ra những chính trị
gia chuyên nghiệp, những dân biểu chuyên nghiệp vẫn còn quá xa vời.
- Nhà hoạt động Nguyễn Anh Tuấn
- Nhà hoạt động Nguyễn Anh Tuấn
Theo nghệ sĩ
Vượng Râu, khi các ứng cử viên tự do thực hiện việc tự ứng cử nghĩa là họ đã
không lo ngại việc bị ném đá, đã quyết định việc có trách nhiệm với đất nước.
Chính vì vậy ông kêu gọi nên có những thái độ công bằng đối với các ứng cử viên
tự do.
“Để có tiến
trình của sự dân chủ rõ rệt, và đặc biệt là cho những người dân nhìn thấy sự
phát triển của đất nước thì không nên có những thông tin cũng như những bài báo
phiếm diện nói về việc tự ứng cử của những người nhằm mục đích để phát triển
đất nước tốt hơn.”
Vấn đề uy
tín
Thế nhưng,
phản ứng lại với những trách nhiệm như nghệ sĩ Vượng Râu đề cập thì theo ông
Nguyễn Văn Pha, Phó Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát
biểu với truyền thông trong nước rằng “không uy tín thì khó.”
Thầy giáo Đỗ
Việt Khoa, người ra ứng cử ĐBQH lần thứ hai cho kỳ này, lên tiếng cho rằng uy
tín của ứng cử viên là do cử tri quyết định:
“Uy tín hay
không hãy để cho cử tri đánh giá. Có rất nhiều ứng cử viên tự do có uy tín gấp
mấy lần những người đã làm ĐBQH. Có vô số ĐBQH hoạt động rất mờ nhạt. Cả một
nhiệm kỳ không phát biểu, không tham gia, bỏ nhiều cuộc họp không có mặt. Các
vị ấy cho rằng mình được người ta cơ cấu, phát biểu gì cũng sợ đụng chạm. Vừa
rồi chúng ta còn nghe nhiều ĐBQH tâm sự là khi đi họp thì lãnh đạo địa phương
căn dặn là không được phát biểu về vấn đề tham nhũng.”
‘Mười năm
phấn đấu không bằng một năm cơ cấu’
Như chúng ta
đã biết, Tiến sĩ Nguyễn Quang A, blogger Đặng Bích Phượng, nhà báo Trần Đăng
Tuấn, luật sư Lê Luân và một số ứng cử viên tự do khác là những người có nhiều
hoạt động, đóng góp về chính trị và các chính sách phát triển xã hội dân sự.
Chính vì thế, họ nhận được rất nhiều sự ủng hộ từ người dân trong nước, những
người mong muốn có một sư thay đổi về đường lối lãnh đạo nhà nước.
Chính vì
vậy, khi những người nghệ sĩ như nghệ sĩ Vượng Râu, ca sĩ Mai Khôi, quyết định
ra ứng cử, họ nhận được khá nhiều phản ứng khác nhau từ dư luận.
Nguyễn Anh
Tuấn, một nhà hoạt động xã hội dân sự trẻ cho biết góc nhìn cá nhân của mình về
sự việc này:
“Đứng ở góc
độ cử tri thì với những người tự ứng cử mà mình tạm gọi là vẫn còn non kinh
nghiệm thì câu chuyện phức tạp hơn thế nhiều. Rõ ràng thể chế bầu cử ở Việt Nam
bây giờ tồn tại quá nhiều hạn chế mà nó khiến cho việc tạo ra những chính trị
gia chuyên nghiệp, những dân biểu chuyên nghiệp vẫn còn quá xa vời. Chẳng hạn
như vòng hiệp thương thứ nhất, họ lựa chọn thành phần đại biểu quốc hội, nghe
rất xa lạ với truyền thống dân chủ tây phương. Nghĩa là nó chọn ra sẵn cái cơ
cấu, thành phần đến từ tầng lớp nào, giai cấp nào, cơ quan nào, cơ quan nào,
nghề nghiệp nào. Nghe rất là lạ. Thành phần đó được ấn định thành một tỷ lệ gọi
là cơ cấu.”
Chính vì
thế, theo Nguyễn Anh Tuấn, rất là khó để có một đại biểu hay dân biểu chuyên
nghiệp.
Tuy nhiên,
không vì vậy mà những ứng viên tự do không thuộc “cơ cấu” định sẵn của Hội đồng
bầu cử quốc gia như nghệ sĩ Quốc Vượng, ca sĩ Mai Khôi lại không thể thực hiện
quyền ứng cử.
“Có thể họ
chưa có kinh nghiệm hoạt động xã hội chính trị, tuy nhiên, sự tham gia, quyết
định tự ứng cử của họ đóng góp rất quan trọng ở khía cạnh là bình thường hoá
quyền tự ứng cử. Ai cũng có thể thực hiện được.”
Và từ những
cử tri như Nguyễn Anh Tuấn cho thấy rằng dù việc tự ứng cử là một cuộc chơi từ
các ứng cử viên tự do, thì họ vẫn có tâm ý và kế hoạch, xã hội Việt Nam vẫn
chấp nhận thay cho những người do cơ cấu sắp đặt nên. Vì những ứng viên tự do
ấy sẽ đưa đến một xã hội đa diện trong sinh hoạt dân chủ của đất nước
Nguồn: Theo RFA