Nhóm phóng
viên tường trình từ Việt Nam
2016-05-11
2016-05-11
Cá chết trong lồng, bè tại Thanh Hóa. |
Việc cá chết trên sông Bưởi gây thiệt hại hàng trăm triệu đồng của
người nông dân chưa kịp nguôi thì liền sau đó, trên cửa sông Lạch Bạng, xã Hải
Thanh, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa lại xảy ra hiện tượng cá chết hàng loạt.
Theo thống kê sơ bộ của những chủ gia đình nuôi cá lồng, cá bè ở đây thì tổng
số thiệt hại có thể lên đến hai tỉ đồng. Đối với người nông dân lấy sức lao
động và sự cần mẫn làm phương tiện phát triển kinh tế thì con số thiệt hại vừa
nói là quá khủng khiếp.
Chưa tìm ra
nguyên nhân
Tuy nhiên,
tình trạng hiện tại của người nông dân có lồng và bè cá bị chết hiện nay ở Tĩnh
Gia là rất lo lắng và thất vọng bởi phía chính quyền vẫn chưa tìm ra nguyên
nhân dẫn đến cá chết hàng loạt.
Như lời của
một nông dân nuôi cá lồng tên Sơn:
Thiệt hại thì nhiều lắm, chả thằng
nào nói cho nó ra hồn cả, thằng thì bảo thế này, thằng thì bảo thế kia. Chúng
nó cứ bảo đợi… đợi… đợi... Đợi cho đến bao giờ.
- Anh Dũng
- Anh Dũng
“Xả các chất
thải ra, có nhiều yếu tố nguyên nhân lắm, cho nên mình cũng không khẳng định
được. Cần phải có hỗ trợ đền bù chứ! Trong đó có nguyên nhân chất thải và tàu
bè ra vào liên tục ở ngay cảng, chỗ có cá bị chết.”
Ông Sơn tỏ
ra lo lắng bởi vấn đề sẽ còn đi rất xa nếu như nhà nước không tìm ra nguyên
nhân dẫn đến tình trạng cá chết. Chí ít là sắp tới đây, nghề nuôi cá lồng, cá
bè ở Thanh Hóa sẽ có chiều hướng xấu đi và không ít người phải phá sản vì cá
chết, thất thu.
Điều này
đồng nghĩa với chuyện những con sông đang ngày càng thêm ô nhiễm và người dân
luôn mù mờ thông tin về những gì diễn ra chung quanh mình. Hoặc đến một lúc nào
đó, có một nhà máy xả thải chưa xử lý vào sông và khi phát hiện cá chết, người
nông dân khiếu kiện thì phía nhà nước hẹn chờ kết quả điều tra, khi các chuyên
gia đến lấy mẫu nước thì mọi việc đã xong bởi dòng nước độc đã chảy ra biển.
Cũng theo
ông Sơn, cá chết hàng loạt ở vùng cửa sông Lạch Bạng, xã Hải Thanh xảy ra cách
đây bốn ngày. Hiện tượng cá chết nặng nhất vào chiều ngày 7 tháng 5, số lượng
cá chết mà các gia đình nông dân vớt lên bờ có thể lên đến hàng chục tấn. Nhiều
gia đình đã khóc rất nhiều khi nhìn thành quả lao động của họ bị xóa trắng sau
một buổi trưa.
Ông Đặng Văn
Tý, ngụ ở thôn Thanh Đình, xã Hải Thanh là một người nuôi cá lâu năm ở xã Hải
Thanh, ông có 4 lồng cá, phân ra làm 34 ô nuôi nhỏ. Cá của các ô nuôi nhà ông
Tý bắt đầu chết vào khoảng 8h sáng và càng về trưa, cá chết phơi bụng trắng cả
mặt nước. Với ông Tý, đây là vụ mùa thất thu có thể đẩy gia đình ông vào nợ nần
vì khoản tiền đầu tư mua thức ăn cho cá vẫn chưa thanh toán hết.
Hầu hết
chủng loại cá nuôi ở khu vực này đều là cá cao sản, gồm cá bớp, cá mú, cá hồng
mỹ và cá vượt. Những đàn cá bị chết ở vào độ cân nặng chuẩn bị thu hoạch, nặng
từ 1kg đến 2kg và chúng vẫn khỏe mạnh bình thường trước đó vài giờ đồng hồ.
Một bè cá nuôi ở Bình Thuận hôm 12/9/2014. AFP photo |
Một nông dân
khác tên Dũng, chia sẻ thêm:
“Thiệt hại
thì nhiều lắm, chả thằng nào nói cho nó ra hồn cả, thằng thì bảo thế này, thằng
thì bảo thế kia. Chúng nó cứ bảo đợi… đợi… đợi... Đợi cho đến bao giờ. Dân làm
thì dân chịu thôi.”
Ông Dũng cho
biết thêm, hầu hết cá cao sản đều có giá thành dao động từ 150 ngàn đồng đến
250 ngàn đồng. Nhiều gia đình bị chết cả vài tấn cá và thiệt hại vài trăm triệu
đồng. Thậm chí có gia đình thiệt hại lên đến 500 triệu đồng bởi lượng cá chết
đếm không xuể, hầu như có bao nhiêu cá trong lồng thì chết bấy nhiêu.
Và có một
thực tế là hầu hết những lồng đã có cá bị chết, những con còn sống sót sẽ bị tư
thương ép giá xuống còn chưa được một nửa so với giá thị trường. Thậm chí có
thể chỉ còn 10% giá thị trường, nghĩa là dao động từ 15 ngàn đồng đến 25 ngàn
đồng. Cơ hội vớt vát của người nuôi cá là rất thấp.
Theo ông
Dũng dự tính sau khi tham khảo và thống kê thiệt hại của gia đình ông và những
gia đình bạn nghề thì tổng số thất thu ở Lạch Bạng có thể lên đến gần hai tỉ
đồng. Và để bù cho số thiệt hại này, người nông dân tốn ít nhất ba năm mới nuôi
cá trong tình trạng không có bất kì rủi ro nào.
Với người
dân là vậy, trong khi đó, chiều ngày 7 tháng 5, ông Đỗ Xuân Chung, Chủ tịch xã
Hải Thanh lại đưa ra ý kiến cho rằng số lượng cá chết không nhiều như người
nông dân khai báo và sắp tới đây nhà nước sẽ tiến hành điều tra nguyên nhân.
Điều này dẫn
đến một nỗi lo lắng khác trong giới nuôi cá lồng, cá bè bởi vì nguyên nhân cá
chết, theo họ là do nhà máy chết biến thức ăn chăn nuôi Lạch Bạng thải ra. Bây
giờ mà không điều tra, thử mẫu thì đến khi các chuyên gia đến lấy mẫu nước có
thể mọi chuyện đã khác. Người nông dân như ông Dũng không có hi vọng gì từ lời
hứa của ông Chủ tịch xã.
Nguy cơ thất
nghiệp của người nông dân
Một người
nông dân tên Phụng, hiện đang sống tại Tĩnh Gia, Thanh Hóa, chia sẻ:
Làm nghề chăn nuôi này không tài nào
nói lên điều gì trước được. Khi nào bán xong rồi nhét tiền vào túi thì mới nói
được.
- Ông Phụng
- Ông Phụng
“Nó bị ô
nhiễm thì mấy hôm nay công an có tới. Ô nhiễm từ nhà máy đường của Ninh Bình
(đóng ở Thanh Hóa). Cá chỗ đây nuôi chủ yếu là cá lồng, mà cá lồng thì cho thu
nhập cao hơn. Mà làm nghề chăn nuôi này không tài nào nói lên điều gì trước
được. Khi nào bán xong rồi nhét tiền vào túi thì mới nói được. Như nuôi con lợn
con gà, có khi chuẩn bị thu hoạch rồi mà nó lăn đùng ra thì cũng bỏ. Nói chung
nghề chăn nuôi bấp bênh khó nói được chuyện gì lắm!”
Theo ông
Phụng, nguy cơ thất nghiệp của người nông dân như ông đang là rất cao. Bởi hầu
hết các miền trên đất nước đều có cá chết nên nếu như các nông dân đổ xô đi tìm
việc ở các thành phố lớn thì e rằng khó có thành phố nào có thể dung chứa số
lượng người thất nghiệp khổng lồ.
Nhưng có một
vấn đề chắc chắn là nếu như tình trạng chăn nuôi thất thu kéo dài thì những
người nông dân như ông Phụng buộc lòng phải bỏ quê đi tìm việc làm nơi khác.
Hiện tại, bài toán đi tìm việc làm nơi khác đang là bài toán không có đáp số
của gia đình ông Phụng.
Ông Phụng
cho biết thêm là nghề chăn nuôi thất thu, nghề đánh bắt thất thu và nghề trồng
trọt cũng chẳng hơn gì. Bởi lúa năm nay bị mất mùa ở một số huyện trong tỉnh
Thanh Hóa nói riêng và miền Trung nói chung.
Hiện tại,
vấn đề cá chết hàng loạt đã không còn giới hạn ở khu vực biển miền Trung mà hầu
hết các miền trên đất nước Việt Nam đã có tình trạng cá chết hàng loạt. Ông
Phụng cho rằng nếu như cá chết ở biển miền Trung do độc tố lẫn trong nước biển
thì cá chết ở các vùng biển khác cũng rất có thể là do độc tố trong nước. Độc
tố đã làm cho các vùng biển, các con sông Việt Nam trở thành môi trường chết
chóc ở nhiều nơi!
Nguồn: Theo RFA