Thứ Tư, 25-05-2016
| 17:25:07
Những ngày qua, người dân Việt được hưởng những cơn
mưa mát mẻ, bộc lộ những sự thật gây nhiều cảm xúc.
Lm. Nguyễn Hữu Giải và Phan Văn lợi – Huế, tẩy chay bầu cử. Ảnh Internet. |
Bầu cử Quốc hội: vỡ
trận
Cơn mưa đầu tiên mang tới chút hy vọng cho nhiều
người phải kể đến là kỳ bầu cử Quốc hội và Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ
2016-2021, vốn được cho là “ngày hội của toàn dân”.
Khác với các kỳ bầu cử lần trước, kỳ bầu cử Quốc
hội – “ngày hội của toàn dân” lần này, đã không diễn ra như mong đợi của chính
quyền. Phong trào tẩy chay bầu cử rộng khắp từ thành thị đến thôn quê, trên
mạng xã hội cũng như trong thực tế.
Mặc dù truyền thông nhà nước vẫn bổn cũ soạn lại,
rằng thì là có những địa phương 100% người dân đi bầu, chí ít cũng 97-98%,
nhưng nhà cầm quyền cũng không thể che giấu nổi một thực tế: có những địa
phương như ở Nam Định,
số lượng cử tri đi bầu không quá 50% hay số lượng đại biểu được qui định 500
đại biểu trúng cử đã không thể đạt được, vì có quá nhiều người gạch tên toàn bộ
các đại biểu hoặc gạch hết chỉ trừ duy nhất một đại biểu.
Đây là lần đầu tiên trong lịch sử bầu cử tại Việt
Nam, nhiều người đã biết sử dụng lá phiếu của mình một cách có trách nhiệm, cho
thấy rõ một thực tế từ bao năm qua giữa chính quyền và người dân: lòng dân đã
không theo ý đảng.
Cơn mưa tẩy chay bầu cử – tạm gọi như vậy, theo các
cách thức khác nhau trong cuộc bầu cử lần này, từ việc nhiều ứng cử viên tự do
ra ứng cử với một mục đích duy nhất là bóc trần sự giả dối của thể lệ bầu cử
dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, cho tới việc một số công dân can đảm tới điểm bỏ
phiếu giám sát bầu cử, hay tự tay gạch bỏ những người “đảng cử” một cách không
thương tiếc khi tham gia bầu cử, không khác gì một gáo nước lạnh hắt vào toàn
bộ hệ thống chính trị Việt Nam, bóc trần những giả tạo, dối trá mà chính quyền
xưa nay áp đặt xuống trên dân.
Sự kiện người dân tẩy chay bầu cử còn cho thấy
người dân đã không còn u mê như trước. Đây có thể sẽ là khởi đầu cho nhiều điều
mới mẻ khác.
Hàng chục ngàn người Sài gòn đổ ra đường đón ông Obama. Ảnh Internet |
Vậy là “ngày hội của toàn dân” – ngày toàn dân tích
cực tham gia bầu cử Quốc hội, đã không diễn ra như nhà cầm quyền mong đợi.
Trái với việc tẩy chay bầu cử, những ngày Tổng
thống Mỹ Obama đến Việt Nam lại là ngày hội thực sự của toàn dân. Khắp nơi, đâu
đâu người dân cũng nói về biến cố được coi là sự kiện lịch sử này.
Hàng vạn người đã đổ ra đường đón chào ông Obama,
với lá cờ Mỹ trên tay, miệng hô vang tên ngài Tổng thống mỗi khi xe ông đi
qua. Đây không phải lần đầu tiên một Tổng thống Mỹ tới thăm Việt Nam, nhưng đây
là lần đầu tiên, sự hiện diện của ông tạo nên một không khí cuồng nhiệt chưa
từng thấy đối với một vị Tổng thống của một quốc gia từng bị coi là địch thù.
Không chỉ có người dân hân hoan về chuyến viếng
thăm này, ngay cả các cơ truyền thông nhà nước cũng đồng loạt, rầm rộ đưa tin,
“truyền hình trực tiếp” mọi bước đi của Tổng thống Mỹ. Đây là điều chưa hề thấy
ngay cả khi chính quyền Việt Nam đón tiếp ông Tập Cận Bình, người bạn vàng 4
tốt của Đảng Cộng sản.
Mặc dù chính quyền đã đón tiếp ông Obama với một
nghi lễ đơn giản, không hàng rào danh dự, không có phát đại bác nào, không quan
chức cấp cao ra đón tại phi trường, nhưng với người dân cả nước, ông thực sự là
“bạn của dân”. Sự hiện diện của ông như phần nào “giải khát” cho những
khát vọng tự do, dân chủ, nhân quyền mà người dân hằng mong đợi.
Nhiều người ví cuộc viếng thăm của ông như một cơn
mưa mang tới sự tươi mát, mở ra cho đất nước một cơ hội mới.
Hình ảnh bà Nguyễn Thi Kim Ngân – Chủ tịch Quốc
hội, đưa ông đi thăm nhà sản của “bác”, rồi dùng cả một xô thức ăn hắt xuống ao
cho cá ăn trong một nghi thức ngoại giao, chắc đã gây ngỡ ngàng cho ông Obama.
Phải chăng bà muốn khẳng định lập trường kiên vững là tiếp tục đường lối
chủ nghĩa xã hội, lấy mục đích biện minh cho phương tiện, không quan tâm tới
nhân cách, nghi lễ ngoại giao, cá chết hay không miễn là xong việc? Dù sao thì
vẫn có một sự thật không thể khước từ: khát vọng tự do, dân chủ là một khát
vọng có thật của người dân Việt Nam hôm nay.
Lụt lội, cá chết,
lạm phát gia tăng
Một người dân Hà Nội mang thuyền ra đường bơi sáng ngày 25/5/2016. ảnh: Zing |
Ngay khi ông Obama rời khỏi Hà Nội, cơn mưa lớn đầu
tiên của mùa hè ập xuống thủ đô. Điệp khúc “Hà Nội lụt từ nhà ra ngã tư đường
phố” tiếp tục vang lên khắp nơi. Hàng trăm chiếc xe hơi đã bị nước nhấn chìm.
Đến trưa hôm nay (25/5) khi ông Obama chuẩn bị rời khỏi Việt Nam, thì nhiều
tuyến phố Hà Nội vẫn chìm trong biển nước.
Bên cạnh sự kiện mưa gây lụt, truyền thông nhà nước
còn đưa tin: hải quan vừa bắt một xe chở 4 tấn cá
chết nhập vào thủ đô Hà Nội.
Tiếp theo là thông tin tình trạng lạm phát
đang ngày càng tăng cao trong 4 tháng đầu năm 2016 này. Theo đó, Báo cáo ngày
24/5 của Tổng cục Thống kê cho thấy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5/2016
tăng 0,54% so với tháng trước và tăng 2,28% so với cùng kỳ năm trước. CPI bình
quân 5 tháng đầu năm 2016 so với cùng kỳ năm trước tăng 1,59%. Trong 11 nhóm
hàng hóa và dịch vụ chính, nhóm giao thông tăng cao nhất, ở mức 2,39%.
Những thông tin này, cách riêng chuyện các thành
phố trở thành sông khi có những cơn mưa, một lần nữa cho thấy cách quản lý xã
hội yếu kém của cả hệ thống chính trị hiện nay; đồng thời cũng cho thấy cần phải
có một cuộc cải cách chính trị sâu rộng, nếu không muốn thấy vận mạng của đất
nước bị nhấn chìm trước họa diệt vong.
Thay cho lời kết
Qua viêc tẩy chay bầu cử và nhất là cuộc đón tiếp
Tổng thống Obama cách rầm rộ của nhân dân cả nước, đã đến lúc nhà cầm quyền
Việt Nam phải hiểu rằng “lòng dân chưa bao giờ hợp ý đảng”. Trước đây, chỉ vì
sợ hãi mà người dân đành phải chấp nhận cúi đầu, nhưng giờ đây lòng dân đã đổi
khác. Họ sẵn sàng tẩy chay bầu cử giả hiệu, công khai bày tỏ khát vọng dân chủ
mà không sợ hãi như trước.
Đó là một tín hiệu đáng mừng. Tuy nhiên, như ông
Obama nói, “Người Việt sẽ phải quyết định tương lai của người Việt”. Sẽ chẳng
thể có một tương lai tốt đẹp nào cho dân tộc, nếu mọi công dân tiếp tục cúi
đầu, để mặc vận mệnh đất nước cho một nhóm người thao túng.
25/5/2016
Gioan Nguyễn Thạch
Hà
Nguồn: Dòng Chúa Cứu Thế