Nguyễn Quang Dy
Tuần này, tổng thống Obama thăm chính thức Việt Nam
(23-25/5/2016). Đây là chuyến thăm đầu tiên và cũng là cuối cùng với cương vị tổng
thống (trong 8 năm cầm quyền). Chuyến thăm này quan trọng, vào một thời điểm
quan trọng, có thể so sánh với chuyến thăm của Bill Clinton, với bài diễn văn nổi
tiếng (17/11/2000). Nếu Bill Clinton đã đi vào lịch sử với quyết định bình thường
hóa với Việt Nam (11/7/1995), thì hôm nay Barack Obama cũng đi vào lịch sử với quyết
định bỏ cấm vận vũ khí, để hoàn tất quá trình đó (23/5/2016).
Mỹ-Việt:
Trở lại tương lai?
Bill Clinton còn quay lại Việt nam nhiều lần, với
cương vị cựu tổng thống và chủ tịch quỹ Clinton. Gần đây nhất là khi Bill
Clinton tới Việt Nam để dự lễ kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ (2/7/2015),
và quan trọng hơn là để chuẩn bị và “hộ tống” Tổng Bí thư Nguyễn phú Trọng sang
thăm Mỹ (6-10/7/2015). Hillary Clinton cũng đã thăm Việt Nam nhiều lần, với
cương vị phu nhân tổng thống hoặc ngoại trưởng. Ông bà Clinton đã để lại một di
sản lớn và những dấu ấn khó quên trong lịch sử quan hệ Mỹ-Việt.
Vậy sau chuyến thăm này, tổng thống Obama sẽ để lại di
sản gì cho quan hệ Mỹ-Việt? Có lẽ trong bối cảnh hiện nay, vấn đề then chốt nhất
là bỏ hoàn toàn cấm vận bán vũ khí sát thương cho Việt Nam. Điều đó không những
có ý nghĩa hoàn tất quá trình bình thường hóa quan hệ hai nước, mà còn có tác dụng
thúc đẩy chiến lược xoay trục (hay tái cân bằng lực lượng) của Mỹ tại Đông Á, vì
lợi ích sống còn của hai nước tại Biển Đông.
Trong nhiệm kỳ hai, Tổng thống Obama đã làm được hai
việc lớn: Đó là ký thỏa thuận hạt nhân với Iran và bình thường hóa quan hệ với
Cuba. Hôm nay, quyết định bỏ nốt cấm vận vũ khí cho Việt Nam có lẽ là một sự kiện
quan trọng không kém, để biến Việt Nam thành đối tác chiến lược, và hiện thực
hóa chủ trương xoay trục (tái cân bằng lực lượng). Chỉ còn mấy tháng nữa để Obama
củng cố vị trí lịch sử của mình tại Châu Á, có thể sánh vai với Bill Clinton,
như một chính khách lớn và người bạn lớn của Việt Nam.
Nhận xét về quan hệ Mỹ-Việt 40 năm qua, Patrick
Cronin, giám đốc Chương trình An ninh Châu Á-Thái Bình Dương (tại CNAS), cho rằng
trong 20 năm hậu chiến (1975-1995), quan hệ Mỹ-Việt đã chuyển đổi từ cựu thù thành
bình thường hóa. Trong 20 năm tiếp theo (1995-2015), Mỹ- Việt đã chuyển đổi từ bình
thường hóa thành đối tác chiến lược “trên thực tế” (de facto). Vậy trong 10-20
năm tới, quan hệ hai nước là gì, nếu không phải là đối tác chiến lược “thực sự”.
Nhưng xét cho cùng thì hai nước cũng chỉ “trở lại tương lai”.
Trong quá khứ không xa lắm, hai nước đã là đồng minh
chống phát xít Nhật tại Đông Á. Lịch sử hay lặp lại như một trò chơi tốn kém. Năm
1945, Mỹ đã cử nhóm “Con Nai” (Deer Team) gồm 18 người do thiếu tá Allison Thomas
chỉ huy, nhảy dù xuống chiến khu Việt Bắc giúp Việt Minh huấn luyện lực lượng quân
sự còn non trẻ. Đại tá Archimedes Patti (1913-1998), tác giả cuốn “Why VietNam”,
lúc đó đại diện cho OSS (Office of Strategic Services) là tiền thân của CIA, đã
đến Hà Nội vào năm 1945 khi Hồ Chí Minh lập chính phủ lâm thời và viết Tuyên ngôn
Độc lập. Ông Patti đã giúp cụ Hồ sửa Tuyên ngôn Độc lập (giống của Mỹ).
Lúc đó (1945-1946) Hồ Chí Minh đã tìm mọi cách để bang
giao với Mỹ, giống như ông Bùi Viện (1839-1878) đã cố gắng làm trong thế kỷ trước,
nhưng không thành (vì những trớ trêu của lịch sử). Theo tư liệu lịch sử, ông Bùi
Viện đã hai lần cất công sang tận Washinton DC, gặp được tổng thống Ulysses
Grant (1873-1875) để cầu viện chống Pháp, nhưng đã bị “nhỡ tàu”. Năm 1978, cơ hội
bình thường hóa quan hệ hai nước sau chiến tranh Việt Nam cũng bị “nhỡ tàu” (cho
đến năm 1995). Nhìn lại, cái giá phải trả cho việc “nhỡ tàu” nhiều lần, làm mất
cơ hội hợp tác chiến lược, là quá lớn đối với cả hai nước. Vậy phải làm thế nào
để khi “trở lại tương lai” hai nước không bị “nhỡ tàu” một lần nữa?
Robert McNamara (cựu bộ trưởng quốc phòng dưới thời John
Kennedy) đã thừa nhận sai lầm trong cuốn sách về chiến tranh Việt Nam (In
Retrospect: The Tragedy and Lessons of Vietnam, McNamara, Vintage Books, 1996) và
ông ấy đã đến Hà Nội gặp đại tướng Võ Nguyên Giáp để lý giải và hòa giải quá khứ.
Muộn còn hơn không. Họ đã cố gắng thanh lý di sản của một cuộc chiến tranh vô
nghĩa (do nhầm lẫn).
Ông Phạm Xuân Ẩn (“điệp viên hoàn hảo”) tuy chống Mỹ vì nhiệm vụ của một người yêu nước, nhưng cũng yêu nước Mỹ (với vai trò ký giả của Time magazine). Ông Ẩn là một nghịch lý của một cuộc chiến không đáng có. Đến cuối đời, ông ấy vẫn mong hai nước trở thành bạn và đồng minh. Con ông ấy (Phạm Xuân Hoàng Ân) đã phiên dịch cho chủ tịch nước Trương Tấn Sang và tổng thống Obama trong chuyến thăm Mỹ (24-26/7/2014).
Ông Phạm Xuân Ẩn (“điệp viên hoàn hảo”) tuy chống Mỹ vì nhiệm vụ của một người yêu nước, nhưng cũng yêu nước Mỹ (với vai trò ký giả của Time magazine). Ông Ẩn là một nghịch lý của một cuộc chiến không đáng có. Đến cuối đời, ông ấy vẫn mong hai nước trở thành bạn và đồng minh. Con ông ấy (Phạm Xuân Hoàng Ân) đã phiên dịch cho chủ tịch nước Trương Tấn Sang và tổng thống Obama trong chuyến thăm Mỹ (24-26/7/2014).
Obama:
Tiếng kèn ngập ngừng?
Theo Alexander Vuving (Vũ Hồng Lâm), Việt Nam đang
tách xa dần Trung Quốc, nhưng “không quá xa”, và đang nhích lại gần Mỹ, nhưng
“không quá gần”. Nói cách khác, quan hệ Mỹ-Việt tuy đã sang trang (sau chuyến
thăm Mỹ của TBT Nguyễn Phú Trọng), nhưng vẫn như “tiếng kèn ngập ngừng”. Việt
Nam vẫn tiếp tục đi dây để giữ cân bằng quan hệ với Trung Quốc và Mỹ. Hai vấn đề
then chốt đang cản trở quan hệ đối tác chiến lược với Mỹ (là nhân quyền và căn
cứ Cam Ranh) vẫn chưa được tháo gỡ.
Trong khi đó, nhiều người cho rằng Chính quyền Obama đã mắc vào cái bẫy duy trì hòa bình bằng mọi giá và sẽ phải trả giá đắt cho chủ trương này. Thái độ này làm cho Bắc Kinh càng thêm cứng rắn và hành động táo bạo hơn để thay đổi nguyên trạng Biển Đông, biến những gì họ đã chiếm được thành việc đã rồi. Những gì Washington đã làm, gồm những lời tuyên bố suông (rhetoric) và các cuộc tuần tra FONOP “vô hại” (innocent passage) không làm Bắc Kinh chùn bước trong kế hoạch lấn chiếm và quân sự hóa Biển Đông.
Chuyến
tuần tra FONOP thứ ba sau khi bị hoãn, đã được USS William Lawrence triển khai (10/5/2016)
đi qua đá Chữ Thập (Fiery Croos Reef) chứ không qua đá Vành Khăn (Mischief
Reef) và vẫn theo hình thức “đi qua vô hại” (innocent passage). Tuy quyết định
này có thể liên quan đến tính toán thời điểm Tòa án Trọng tài Quốc tế ra phán
quyết, nó phản ánh tâm lý sợ rủi ro (risk-averse) của tổng thống Obama, muốn
tránh mọi tình huống gây ra khủng hoảng với Trung Quốc, trong mấy tháng cuối
cùng của nhiệm kỳ tổng thống. Nhưng càng tránh rủi ro thì rủi ro càng tìm đến,
với nguy cơ cao hơn. FONOP theo kiểu “đi qua vô hại” không
có tác dụng răn đe Trung Quốc, và làm đồng minh và đối tác bất an.
Việc trì hoãn bỏ cấm vận vũ khí sát thương bằng cách
gắn nó với điều kiện cải thiện nhân quyền như một kiểu trao đổi (tradeoff)
không phải là cách làm hiệu quả, thậm chí còn phản tác dụng
(counter-productive). Trong khi Trung Quốc nhảy “Rock n Roll” thì Mỹ-Việt vẫn
nhảy “Slow Waltz”, theo “tiếng kèn ngập ngừng”. Trong khi Trung Quốc ráo riết
quân sự hóa các đảo họ lấn chiếm và bồi đắp tại Biển Đông (xây dựng các sân bay
quân sự và quân cảng, lắp đặt các trạm ra đa và tên lửa hiện đại) biến thành
các cứ điểm mạnh, thì Mỹ-Việt vẫn sa vào trò chơi “mèo vờn chuột”, tiếp tục mà
cả để đổi chác nhân quyền lấy vũ khí (human rights for arms). Việc này chỉ có lợi
cho phái cực đoan và bảo thủ tại Bắc Kinh (và Hà Nội), đồng thời làm vô hiệu
hóa chiến lược xoay trục của Mỹ và đồng minh.
Đòi hỏi Việt Nam tôn trọng và cải thiện nhân quyền
là cần thiết. Nhưng chấp nhận việc thả tù chính trị nhỏ giọt để đánh đổi lấy bỏ
cấm vận vũ khí từng phần, sẽ dẫn đến tiến thoái lưỡng nan (như “catch 22”). Nó chỉ
kéo dài sự ngược đãi giới bất đồng chính kiến, và đẩy hàng vạn ngư dân vô tội đến
chỗ tuyệt vọng, vì họ bị tàu thuyền Trung Quốc xua đuổi không cho đánh cá tại vùng
biển của mình, trong khi bờ biển Miền Trung bị nhiễm độc nặng trong một thảm họa
môi trường lớn. Chẳng lẽ đây không phải là vấn đề nhân quyền?
Muốn ngăn chặn Trung Quốc bành trướng tại Biển Đông mà lại sợ làm họ mất lòng thì thật vô lý. Trong khi Trung Quốc bành trướng, thách thức Mỹ và bắt nạt Việt Nam, tại sao họ không sợ làm mất lòng Mỹ hay Việt Nam? Tại sao Mỹ tuần tra FONOP tại Biển Đông lại phải áp dụng innocent passage? (sợ Trung Quốc phản ứng?). Tại sao Viêt Nam không dám kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế như Philippines (sợ Trung Quốc tức giận?).
Về quan hệ Việt-Trung, Patrick Cronin nhận xét, Việt Nam rất thận trọng không muốn vượt qua “vạch đỏ” (red lines) với Trung Quốc, và Mỹ tôn trọng điều này. Cronin nói “chúng tôi không tìm kiếm căn cứ quân sự”. Trong khi đó Jonathan London cho rằng lãnh đạo Việt Nam không muốn làm “đứt cầu chì” (circuit breaker), để Trung Quốc có lý do phản ứng quá mạnh…Theo Carl Thayer, lý do chính Việt Nam muốn bỏ cấm vận vũ khí là ý nghĩa chính trị tượng trưng, chứ không phải là nhu cầu quân sự cấp bách.
Trong khi đó, Alexandere Vuving lập luận rằng muốn hóa giải sự lưỡng lự của giới quân sự Việt Nam, “Mỹ phải chứng tỏ thiện chí bằng cách bỏ hẳn cấm vận vũ khí”... Làm như vậy sẽ “mở rộng cửa” để hợp tác quân sự chặt chẽ hơn, và để thực hiện bước tiếp theo là tiếp cận căn cứ Cam Ranh. Nếu thường xuyên tiếp cận căn cứ Cam Ranh, “Mỹ sẽ có nhiều lợi thế để duy trì cân bằng lực lượng với Trung Quốc”. Có lẽ, Mỹ cần Việt Nam vì ba lý do chính: (1) VN có vị trí chiến lược quan trọng, (2) VN có căn cứ chiến lược Cam Ranh và quân đội thiện chiến, (3) VN có truyền thống chống Trung Quốc.
Muốn ngăn chặn Trung Quốc bành trướng tại Biển Đông mà lại sợ làm họ mất lòng thì thật vô lý. Trong khi Trung Quốc bành trướng, thách thức Mỹ và bắt nạt Việt Nam, tại sao họ không sợ làm mất lòng Mỹ hay Việt Nam? Tại sao Mỹ tuần tra FONOP tại Biển Đông lại phải áp dụng innocent passage? (sợ Trung Quốc phản ứng?). Tại sao Viêt Nam không dám kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế như Philippines (sợ Trung Quốc tức giận?).
Về quan hệ Việt-Trung, Patrick Cronin nhận xét, Việt Nam rất thận trọng không muốn vượt qua “vạch đỏ” (red lines) với Trung Quốc, và Mỹ tôn trọng điều này. Cronin nói “chúng tôi không tìm kiếm căn cứ quân sự”. Trong khi đó Jonathan London cho rằng lãnh đạo Việt Nam không muốn làm “đứt cầu chì” (circuit breaker), để Trung Quốc có lý do phản ứng quá mạnh…Theo Carl Thayer, lý do chính Việt Nam muốn bỏ cấm vận vũ khí là ý nghĩa chính trị tượng trưng, chứ không phải là nhu cầu quân sự cấp bách.
Trong khi đó, Alexandere Vuving lập luận rằng muốn hóa giải sự lưỡng lự của giới quân sự Việt Nam, “Mỹ phải chứng tỏ thiện chí bằng cách bỏ hẳn cấm vận vũ khí”... Làm như vậy sẽ “mở rộng cửa” để hợp tác quân sự chặt chẽ hơn, và để thực hiện bước tiếp theo là tiếp cận căn cứ Cam Ranh. Nếu thường xuyên tiếp cận căn cứ Cam Ranh, “Mỹ sẽ có nhiều lợi thế để duy trì cân bằng lực lượng với Trung Quốc”. Có lẽ, Mỹ cần Việt Nam vì ba lý do chính: (1) VN có vị trí chiến lược quan trọng, (2) VN có căn cứ chiến lược Cam Ranh và quân đội thiện chiến, (3) VN có truyền thống chống Trung Quốc.
John
McCain & John Kerry: Không thể thiếu?
Không thể hòa giải và bình thường hóa quan hệ hai nước
nếu thiếu vai trò dẫn đầu của TNS John McCain (Chủ tịch Tiểu ban Quân lực Thượng
viện) và John Kerry (Ngoại trưởng), cũng như hàng ngàn cựu binh khác (như đại sứ
Pete Peterson). Họ đang chiến đấu dũng cảm vì hòa bình và hòa giải, cũng như
khi họ chiến đấu dũng cảm trong chiến tranh. Di sản của tổng thống Obama (và
Clinton) trong quan hệ Mỹ-Việt không thể tách rời vai trò của John Kerry và
John McCain, cùng những người khác. Dù trước đây là thương binh hay tù bình, họ
không trở thành “tù binh của quá khứ” (prisoner of the past). Trong chuyến thăm
Việt Nam lần này, cùng với Tổng thống Obama, Ngoại trưởng John Kerry sẽ dự lễ
khởi công dự án Đại học Fulbright. John Kerry là người bảo trợ cho dự án này
ngay từ đầu.
Không phải ngẫu nhiên mà TNS John McCain phát biểu,
“Đã đến lúc chúng ta phải chuyển hướng, trong chính sách của Mỹ tại Châu Á-Thái
Bình Dương…Mỹ cần hành động mạnh mẽ hơn là những cử chỉ tượng trưng tại Biển
Đông” (Americda Needs More than Symbolic Gestures in the South China Sea, John
McCain, Financial Times, April 12, 2016). John McCain có vai trò chính trong việc
vận động bỏ một phần cấm vận vũ khí (năm 2014). McCain lập luận rằng không nên
hạn chế việc bán công nghệ quốc phòng cho Việt Nam để đảm bảo an ninh hàng hải,
nhưng việc chuyển giao các chủng loại vũ khí khác cần phải xét “từng trường hợp
một” (case by case) và gắn với tiến bộ về nhân quyền.
Ngày 18/5/2016, trước chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Obama, McCain đã khẳng định chuyến thăm của Obama là một bước tiến tích cực nữa trong quan hệ hai nước. Theo McCain, Việt Nam đang nổi lên như “một đối tác quan trọng” của Mỹ tại khu vực, cam kết bảo đảm các nguyên tắc của trật tự châu Á - TBD, trong đó có tự do hàng hải, tự do thương mại và giải quyết hoà bình các tranh chấp quốc tế. McCain cho rằng đã đến lúc Mỹ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam, một tồn đọng của quá khứ đang cản trở quan hệ hợp tác quân sự. McCain nói, “Chúng ta không thể yêu cầu đối tác đóng góp nhiều hơn trong khi vẫn thực hiện các biện pháp trực tiếp hạn chế khả năng đóng góp của họ”.
Cũng như TNS John McCain, Bộ trưởng Quốc phòng Ash Carter trong một cuộc điều trần tại Thượng viện (28/4/2016) đã lên tiếng ủng hộ việc bỏ hoàn toàn cấm vận vũ khí sát thương cho Viet Nam. Những người ủng hộ quan điểm này cho rằng Việt Nam đã có tiến bộ về vấn đề nhân quyền (so với Saudi Arabia hay Egypt). Bỏ cấm vận vũ khí sẽ buộc Việt Nam thực hiện cam kết về nhân quyền (giống như thực hiện cam kết về TPP). Nếu Viêt Nam vi phạm cam kết thì Mỹ có thể tạm dừng việc chuyển giao vũ khí, và trừng phạt kinh tế những trường hợp vi phạm nghiêm trọng các cam kết như đã thỏa thuận.
Tổng
thống Hillary Clinton: Déjà vu?
Chỉ còn mấy tháng nữa, (từ 1/2017), Việt Nam (và
Trung Quốc) phải làm quen với tổng thống Hillary Clinton (hay tổng thống Donald
Trump?). Ngoài hai ứng cử viên đại diện cho hai đảng, không còn ai khác. Dù ai
sẽ sẽ là chủ Nhà trắng, thì cũng phải tiếp thu di sản của ông Obama, để đối phó
với Trung Quốc tại Biển Đông.
Mặc dù thua Barack Obama trong cuộc đua vào Nhà trắng
(cách đây 8 năm) Hillary Clinton đã nhận lời Obama làm ngoại trưởng. Với vai
trò ngoại trưởng, Hillary Clinton là kiến trúc sư của chính sách xoay trục (hay
tái cân bằng) của Mỹ. Nay ra tranh cử tổng thống lần thứ hai, Hillary Clinton
có cơ hội lớn để thắng cử, trở thành tổng thống nữ đầu tiên trong lịch sử nước
Mỹ. Với kinh nghiệm của đệ nhất phu nhân và ngoại trưởng, Hillary Clinton sẽ là
một “tổng thống tuyệt vời” (excellent president) như nhận xét của Barack Obama.
Mặc
dù Bill Clinton mắc vào bê bối tình dục (trong nhiệm kỳ đầu), nhưng Hillary đã
giúp Bill Clinton vượt qua thử thách và trở thành cặp đôi quyền lực (partners
in power). Bill Clinton không thể thành công trong hai nhiệm kỳ, nếu thiếu vai
trò của Hillary (và ngược lại). Barack Obama và Hillary Clinton từ đối thủ
tranh cử (rivals in election) đã trở thành đối tác trên chính trường (partners
in politics). Đây là lần đầu tiên một tổng thống đắc cử đã mời đối thủ vừa bị
thua cuộc làm ngoại trưởng (và Hillary Clinton đã nhận lời).
Tuy
tính cách và tầm nhìn có thể khác nhau, nhưng Barack Obama và Hillary Clinton
đã “cộng tác lành mạnh” trong chiến lược “xoay trục sang Châu Á” (mà cả hai đều
muốn nhận là tác giả). Họ “nhất trí nhiều hơn là bất đồng”, khác biệt “về phong
cách và bản năng, chứ không phải bản chất và nguyên tắc”. Nhưng khi cần phải
tranh thủ cử tri, thì Hillary Clinton sẵn sàng né tránh hoặc thay đổi lập trường
đối với những vấn đề nhạy cảm (như TPP). Bản năng chính trị thực dụng đó có thể
làm nhiều người thất vọng, vì Hillary Clinton “luôn ứng xử như một ứng cử viên”.
(“Alter Ego”, Landler, Random house, 2016).
Trong khi con đường dẫn đến Nhà trắng của Hillary
Clinton không bằng phẳng, vì đa số cử tri Mỹ đã chán những nhân vật trong giới quyền
lực (establishment), thì Donald Trump cũng mất dần lợi thế ban đầu. Trong khi Hillary
Clinton được sự ủng hộ của những nhân vật hàng đầu như Bill Clinton và Barack
Obama, thì Donald Trump không được sự ủng hộ của lãnh đạo đảng Cộng Hòa. Trong
khi Barack Obama bị ám ảnh bởi vai trò lịch sử, thì Hillary Clinton tính toán mọi
nước cờ thực dụng để tiến thân. Obama hiểu rằng di sản của mình phụ thuộc nhiều
vào thắng lợi của Hillary Clinton. Vì vậy, họ vừa là đối thủ, vừa là đồng đội.
Trước đây, cử tri Mỹ đã từng tỏ thái độ khi họ ủng hộ
“Tea Party”, nhưng dường như tiếng nói của họ chưa được để ý. Vì vậy, lần này họ
bỏ phiếu cho Donal Trump trong vòng tranh cử sơ bộ (primary election) như một cảnh
cáo mạnh mẽ lãnh đạo đảng Công hòa (cũng như Dân chủ). Nhưng Donald Trump không
thể coi sự ủng hộ của cử tri là mặc nhiên và vô điều kiện. Trước đây cử tri Mỹ đã
không bầu ứng cử viên độc lập Ross Perot thì nay chưa chắc họ bầu Donald Trump
làm tổng thống? Có lẽ đến phút chót, họ mới quyết định xem họ có muốn những rủi
ro mà tổng thống Donald Trump có thể đem lại cho nước Mỹ.
Bài diễn văn về chính sách đối ngoại duy nhất của Donald Trump lấy cảm hứng từ trong quá khứ khi nước Mỹ theo đuổi chủ nghĩa biệt lập (isolationism), chỉ biết đến Mỹ (American first). Quan điểm cổ lỗ sĩ này (của thế kỷ 19) cản trở chứ không thúc đẩy quá trình hòa bình và thịnh vượng trong nước cũng như ngoài nước. Trong thê giới ngày càng phức tạp, nước nào nhiều quan hệ liên kết nhất sẽ là nước mạnh nhất. Nhưng Donald Trump hoài nghi giá trị của các liên minh. Vì vậy, chính sách của Donald Trump sẽ làm cho các liên minh của Mỹ suy yếu và không thể làm cho nước Mỹ vĩ đại được. (Joseph Nye).
Tham
khảo
1. “How Clinton and Obama
tried to run the world while trying to manage each other”, Carlos Lozada,
Washington Post, April 29, 2016. Book review of “Alter Ego”, Mark Landler,
Random House, 2016
2. “How Trump Would Weaken America”, Joseph Nye, Project Syndicate, May 10, 2016
3. “US Likely to Lift Ban on Arms Sales to Vietnam”, Dan
De Luce & Keith Johnson, Foreign
Policy, May 9, 2016
4. “Two Myths
About the United States and Vietnam: Setting the record straight”, Jonathan
Zimmerman, Foreig Affairs, May 19, 2016
5. “America needs more than symbolic gestures in the South China Sea”, John McCain, Financial Times, April 12, 2016
6. “How America Picks Its
Next Move in the South China Sea”, Zack Cooper & Bonnie Glaser, Asia Times,
May 11, 2016
NQD. 23/5/2016