Nhà văn "LÃO MÀ CHƯA AN" Nguyên Ngọc |
Chúng tôi một nhóm trí thức có tuổi, từng trải
và có kinh nghiệm, trước mắt gồm bảy người – nhà văn
Nguyên Ngọc (Hội An), nhà thơ Hoàng Hưng
(Sài Gòn), linh mục Giuse Maria Lê Quốc Thăng (Sài
Gòn), PGs. Hoàng Dũng (Sài Gòn), Gs. Nguyễn Huệ Chi (Hà
Nội), PGs. Mạc Văn Trang (Hà Nội) và Tskh. Nguyễn Quang
A (Hà Nội) – thống nhất lập nhóm có tên là “LÃO MÀ CHƯA AN”.
Nhóm sẽ đưa ra những ý kiến, nhận xét, nhận định của mình về những diễn biến xã hội mà chúng tôi nghĩ là quan trọng, có ảnh hưởng đến nhiều người và đời sống xã hội Việt Nam trên tinh thần ôn hoà, xây dựng nhằm góp phần kiến tạo:
• một xã hội công bằng, dân chủ trong đó mọi người có các quyền tự do phổ quát, có khả năng tư duy độc lập, có khả năng phê phán, thấm nhuần tư tưởng bất bạo động, biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của nhau, biết tích cực đóng góp khả năng của mình vào công việc chung, của đất nước;
• một nhà nước hoạt động hữu hiệu, tận tuỵ phục vụ nhân dân để xây dựng một đất nước giàu mạnh, có đủ sức để giữ vững sự độc lập về chính trị, bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ, có quan hệ tốt với bạn bè quốc tế, góp phần để giữ và bảo vệ sự phát triển bền vững trong hoà bình.
Chúng tôi nêu ý kiến công khai và mong muốn được người dân và chính quyền lắng nghe và tham khảo ý kiến của chúng tôi.
Nhóm gồm các trí thức có tuổi, từng trải và có kinh nghiệm, nhưng không nhất thiết phải già như cái tên có thể ám chỉ. Nhóm có thể được mở rộng nhưng cố gắng không quá 15-20 người để dễ trao đổi và hình thành ý kiến chung của nhóm.
Nhóm sẽ đưa ra những ý kiến, nhận xét, nhận định của mình về những diễn biến xã hội mà chúng tôi nghĩ là quan trọng, có ảnh hưởng đến nhiều người và đời sống xã hội Việt Nam trên tinh thần ôn hoà, xây dựng nhằm góp phần kiến tạo:
• một xã hội công bằng, dân chủ trong đó mọi người có các quyền tự do phổ quát, có khả năng tư duy độc lập, có khả năng phê phán, thấm nhuần tư tưởng bất bạo động, biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của nhau, biết tích cực đóng góp khả năng của mình vào công việc chung, của đất nước;
• một nhà nước hoạt động hữu hiệu, tận tuỵ phục vụ nhân dân để xây dựng một đất nước giàu mạnh, có đủ sức để giữ vững sự độc lập về chính trị, bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ, có quan hệ tốt với bạn bè quốc tế, góp phần để giữ và bảo vệ sự phát triển bền vững trong hoà bình.
Chúng tôi nêu ý kiến công khai và mong muốn được người dân và chính quyền lắng nghe và tham khảo ý kiến của chúng tôi.
Nhóm gồm các trí thức có tuổi, từng trải và có kinh nghiệm, nhưng không nhất thiết phải già như cái tên có thể ám chỉ. Nhóm có thể được mở rộng nhưng cố gắng không quá 15-20 người để dễ trao đổi và hình thành ý kiến chung của nhóm.
TUYÊN BỐ CỦA NHÓM TRÍ THỨC “LÃO
MÀ CHƯA AN”
VỀ NHỮNG DIỄN BIẾN LIÊN QUAN ĐẾN CÁC DỰ THẢO LUẬT “Đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc” và “An ninh mạng” được Chính phủ trình Kỳ họp thứ 4 của Quốc hội khoá XIV.
Chúng tôi hết sức bất bình trước việc Chính phủ đệ trình hai dự thảo luật gây xáo trộn nhân tâm, bất ổn xã hội, làm yếu đất nước trong những ngày vừa qua.
Theo ý kiến của nhiều nhân sĩ, trí thức, chuyên gia và người dân,
- dự luật Đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc không cần thiết, không mang lại hiệu quả kinh tế và sự thí điểm thể chế, có quá nhiều ưu đãi không cần thiết, chỉ khuyến khích các nhóm đặc lợi, và quan trọng nhất có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh quốc gia;
- dự luật An ninh mạng có nhiều điều vi phạm hiến pháp một cách trắng trợn, tước nhiều quyền hiến định của công dân, cản trở hoạt động của doanh nghiệp và các tổ chức dân sự, trao quá nhiều quyền tuỳ tiện cho công an, vi phạm các thoả thuận quốc tế mà Việt Nam đã ký kết và có thể có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển kinh tế, cản trở sự hội nhập quốc tế của Việt Nam (chúng tôi không bàn đến những quy định về bảo vệ sự an toàn dữ liệu và an ninh hệ thống thông tin của các cơ quan nhà nước, và các hệ thống công ích khác mà nhà nước nào cũng phải chăm lo).
Cả hai dự luật đã bị dân chúng phản ứng quyết liệt, nhưng Chính phủ mới chỉ yêu cầu Quốc hội tạm HOÃN thông qua dự luật Đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc chứ chưa huỷ việc đệ trình bản dự luật này ra Quốc hội và vẫn quyết chí để Quốc hội thông qua dự luật An ninh mạng (mà không chịu sửa những điều bất hợp lý được nhắc tới ở trên); và Quốc hội đã thông qua dự luật an ninh mạng ngày 12-6-2018, có hiệu lực từ 1-1-2019.
Tất cả những động thái này của Chính phủ rõ ràng sẽ kéo lùi bước tiến của dân tộc, đẩy đất nước vào một tương lai tăm tối, đưa Việt Nam vào một ngõ cụt.
CHÚNG TÔI YÊU CẦU:
• CHÍNH PHỦ HUỶ DỰ LUẬT Đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc;
• CHỦ TỊCH NƯỚC KHÔNG KÝ BAN HÀNH luật An ninh mạng;
• QUỐC HỘI SỬA những điều bất hợp lý được nhắc tới ở trên của luật An ninh mạng;
• Trả tự do ngay cho những người biểu tình ôn hoà còn bị công an bắt giữ.
CHÚNG TÔI ĐỘNG VIÊN DÂN CHÚNG hãy thực thi các quyền hiến định của mình một cách ôn hoà, tiết chế, tránh lời nói và hành động quá khích và với tinh thần xây dựng để đòi Chính phủ, Chủ tịch nước, Quốc hội và các chính quyền địa phương thực hiện bốn yêu cầu trên.
VỀ NHỮNG DIỄN BIẾN LIÊN QUAN ĐẾN CÁC DỰ THẢO LUẬT “Đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc” và “An ninh mạng” được Chính phủ trình Kỳ họp thứ 4 của Quốc hội khoá XIV.
Chúng tôi hết sức bất bình trước việc Chính phủ đệ trình hai dự thảo luật gây xáo trộn nhân tâm, bất ổn xã hội, làm yếu đất nước trong những ngày vừa qua.
Theo ý kiến của nhiều nhân sĩ, trí thức, chuyên gia và người dân,
- dự luật Đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc không cần thiết, không mang lại hiệu quả kinh tế và sự thí điểm thể chế, có quá nhiều ưu đãi không cần thiết, chỉ khuyến khích các nhóm đặc lợi, và quan trọng nhất có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh quốc gia;
- dự luật An ninh mạng có nhiều điều vi phạm hiến pháp một cách trắng trợn, tước nhiều quyền hiến định của công dân, cản trở hoạt động của doanh nghiệp và các tổ chức dân sự, trao quá nhiều quyền tuỳ tiện cho công an, vi phạm các thoả thuận quốc tế mà Việt Nam đã ký kết và có thể có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển kinh tế, cản trở sự hội nhập quốc tế của Việt Nam (chúng tôi không bàn đến những quy định về bảo vệ sự an toàn dữ liệu và an ninh hệ thống thông tin của các cơ quan nhà nước, và các hệ thống công ích khác mà nhà nước nào cũng phải chăm lo).
Cả hai dự luật đã bị dân chúng phản ứng quyết liệt, nhưng Chính phủ mới chỉ yêu cầu Quốc hội tạm HOÃN thông qua dự luật Đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc chứ chưa huỷ việc đệ trình bản dự luật này ra Quốc hội và vẫn quyết chí để Quốc hội thông qua dự luật An ninh mạng (mà không chịu sửa những điều bất hợp lý được nhắc tới ở trên); và Quốc hội đã thông qua dự luật an ninh mạng ngày 12-6-2018, có hiệu lực từ 1-1-2019.
Tất cả những động thái này của Chính phủ rõ ràng sẽ kéo lùi bước tiến của dân tộc, đẩy đất nước vào một tương lai tăm tối, đưa Việt Nam vào một ngõ cụt.
CHÚNG TÔI YÊU CẦU:
• CHÍNH PHỦ HUỶ DỰ LUẬT Đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc;
• CHỦ TỊCH NƯỚC KHÔNG KÝ BAN HÀNH luật An ninh mạng;
• QUỐC HỘI SỬA những điều bất hợp lý được nhắc tới ở trên của luật An ninh mạng;
• Trả tự do ngay cho những người biểu tình ôn hoà còn bị công an bắt giữ.
CHÚNG TÔI ĐỘNG VIÊN DÂN CHÚNG hãy thực thi các quyền hiến định của mình một cách ôn hoà, tiết chế, tránh lời nói và hành động quá khích và với tinh thần xây dựng để đòi Chính phủ, Chủ tịch nước, Quốc hội và các chính quyền địa phương thực hiện bốn yêu cầu trên.