Thiện Tùng
Trừ cá biệt ở Bình Thuận, cuộc biểu
tình trên toàn quốc hôm 10/6/2018 giống
các cuộc biểu tình trước đó là bất bạo động, khác là các cuộc biểu trước đó
mang tính chất dân sinh, còn cuộc biểu tình 10/6/2018 mang yếu tố chính trị.
Biểu tình ở Sài Gòn 10/6/2018 . Ảnh Facebook |
Nội dung (yêu sách)
Những cuộc biểu tình trước đây chủ yếu mang tính chất Dân sinh, Cuộc biểu tình 10/6/2018 mang tính chất chính trị đòi Độc lập và Tự do – Độc lập là phản đối luật “Đặc khu”, Tự do là phản đối luật “An ninh mạng”.
Đối
tượng và yêu sách đấu tranh
Những cuộc biểu tình trước đây chống
đích danh Trung Quốc xâm phạm lảnh thổ, lãnh hải hoặc đòi chính quyền tôn trọng
dân sinh. Cuộc biểu tình 10/6/2018, vô hình trung, thông qua Quốc hội, người biểu
tình đòi đích danh Bộ Chính trị Đảng CSVN thu hồi 2 dự luật Đặc khu và An ninh
mạng, vì 2 dự luật mà BCT Đảng CSVN buộc Quốc hội thông qua làm phương hại đến
An ninh Quốc phòng và vi phạm quyền của công dân mà Hiến pháp đã ghi rõ ở điều
25 (chống vi Hiến). Không phải vô cớ đổ lỗi cho BCT Đảng CSVN đâu, chính Chủ tịch
Quốc hội Nguyễn thị Kim Ngân nói rõ tại diễn đàn Quốc hội “Bộ chính trị đã quyết định rồi, không trái
Hiến pháp, nhiệm vụ của Quốc hội chỉ là bàn để ra luật mà thôi”.
Quy
mô
Rộng và lớn nhứt tính từ sau 1975 đến
nay, hàng triệu (có thông tin tổng số khoảng 10 triệu) người trên cả nước xuống
đường biểu tình cùng thời điểm, cùng nội dung.
Đối
tượng tham gia
Không như những lần trước đó - do những
trí thức, cựu kháng chiến dẫn đầu, lần lầy do lực lượng trẻ vì bức xúc độc lập và tự do,
họ hò hẹn nhau qua mạng Internet cùng nhau xuống dường biểu tình bất bạo động.
Hình
thức tập hợp
Không cùng một lúc kéo nhau đến điểm
hẹn như trước, họ rải lực lượng theo những lề đường, ở chợ…, khi đến giờ “G”,
chỉ cần một ít người đứng ra làm ngòi nổ - coi như phát pháo lịnh, thì lực lượng
2 bên lề đường, ở chợ… ào ra mỗi lúc một đông diễu hành về điểm hẹn. Với áp lực
số lượng người tham gia mỗi lúc càng đông từ các đường kéo đến khiến Cảnh sát
hay “đầu gấu” không thể/dám ra tay đàn áp, họ trở thành những quan sát viên hay
người canh gác cho dân chúng biểu tình.
Gây
sức ép
Về nội dung Luật “An ninh mạng” gây
sức ép lớn, có lẽ, để buộc các nhà mạng gọi chung là Phương Tây rời khỏi Việt
Nam để thay vào đó các nhà mạng Trung Quốc, chẳng hạn:
- Goole thay bằng Baidu
của Trung quốc
- Facebook thay bằng Xiaonei của
Trung quốc
- Youtupe thay bằng Youku của
Trung quốc
- Twitter thay bằng Weibo của Trung quốc.
(Muốn biết những nhà mạng Trung Quốc
cung cấp những gì cho cư dân mạng của họ, hãy đọc bài “Tự do kiểu Trung Quốc” của tác
giả Tiếu Hải trên trang này.
Lúc sinh thời, Cụ Hồ đã từng nhắc đi
nhắc lại “Không
có gì quý hơn Độc lập, Tự do”, “Nếu độc lập mà không có tự do thì độc lập không có ý
nghĩa gì”. Từ đó suy ra: Dự luật “Đặc khu” quan trọng, nhưng Dự luật
“An ninh mạng” còn quan trọng hơn, nó tước đi quyền tự do (quyền làm người –
nhân quyền) của nhân dân. Khi người dân mất Tự do thì khác gì đám nô lệ, cần Độc
lập chi nữa?. Đã là nô lệ thì còn kèn cựa chi ai là chủ nô?!. Thế mà ngày
12/6/2018, Quốc hội nỡ biểu quyết thông qua luật An ninh mạng, đó là sự khiêu
khích, xem như đổ dầu vào lửa, đối với hơn 90 triệu nhân dân Việt Nam?.
Như vậy, cuộc biểu tình ngày
10/6/2018 có thể chỉ là bước khởi đầu của nhân dân cả nước, ngoài đòi Đảng CSVN
và Quốc hội phải hủy bỏ 2 dự luật nói trên để bảo vệ Độc lập của Dân tộc và quyền
Tự do cho Nhân dân – bất kể dầu luật Đặc khu” hay luật “An ninh mạng” đã được Quốc hội thông qua hay chưa .
15/6/2018
T.T
--------------------------