Tọa đàm khoa học "Vùng
biển Bãi Tư Chính và Luật pháp quốc tế" do Viện nghiên cứu chính sách pháp
luật và phát triển (Viện PLD) thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật Việt
Nam tổ chức.
Cuộc gặp có sự tham gia của
nhiều nhân sĩ trí thức như GS Nguyễn Đình Cống, cựu đại sứ Nguyễn Trung, GS Chu
Hảo, GS Trần Ngọc Vương.
Ngoài ra còn có ông Vũ Quốc
Hùng, nguyên ủy viên Trung ương Đảng, nguyên phó chủ nhiệm thường trực UBKT
Trung ương, ông Vũ Ngọc Hoàng, nguyên phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương,
chuyên gia Phạm Chi Lan, KTS Trần Thanh Vân, cựu Đại sứ Nguyễn Trường Giang…
'Giữ được Bãi Tư Chính là giữ được các đảo khác'
GS Chu Hảo, người mới bị Đảng
khai trừ, chia sẻ: "Lần thách thức này là chuyện trước mắt mất nước hay
không mất nước. Kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế lúc này là đúng thời điểm, đúng
lúc rất quan trọng."
"Muốn có thế trận lòng
dân thì Đảng, chính phủ phải minh bạch thông tin. Đài Tiếng nói, đài truyền hình
phải cập nhật liên tục diễn tiến tàu Trung Quốc đang xâm phạm Bãi Tư
chính."
GS Chu Hảo nhấn mạnh hiện tại
chính quyền Việt Nam có 3 nút thắt.
Nút thắt thứ nhất là cần kiện
Trung Quốc ra tòa quốc tế.
Nút thắt thứ hai là nâng cấp
quan hệ với Mỹ lên thành quan hệ chiến lược, đặc biệt là vấn đề an ninh quốc
phòng.
Ông Chu Hảo nói: "Vài
người bạn ở Bộ Ngoại giao Mỹ có nói với tôi rằng phản ứng của Việt Nam hiện nay
chậm chạp bị động rụt rè, việc này làm cho phía Mỹ nản lòng."
"Họ nói rằng Mỹ đang
căn cứ luật pháp quốc tế để bảo vệ quyền lợi của Mỹ ở Biển Đông chứ không phải
vì quyền lợi của Việt Nam."
Thiếu tướng, Anh hùng lực
lượng vũ trang nhân dân Lê Mã Lương, nguyên Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quân sự
Việt Nam nêu nhiều ý kiến:
Giữ được Bãi Tư Chính là giữ được các đảo
khác của Việt Nam, nếu chúng ta để mất thì Việt Nam sẽ không còn đảo nào.
Thiếu tướng Lê Mã Lương |
"Dự buổi hội thảo này
có các anh ở Bộ ngoại giao, Ban đối ngoại Trung ương, tôi muốn hỏi các anh
chính phủ có kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế hay không. Đây là câu chuyện của
toàn dân Việt Nam. Giữ được Bãi Tư Chính là giữ được các đảo khác của Việt Nam,
nếu chúng ta để mất thì Việt Nam sẽ không còn đảo nào."
Tại tọa đàm khoa học này,
Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện chiến lược Bộ Công an - phát
biểu thông tin rất đáng chú ý về yêu cầu của Trung Quốc trong một cuộc làm việc
với lãnh đạo cấp cao Việt Nam.
Theo Tướng Cương: Sau khi
Tòa trọng tài quốc tế tuyên Trung Quốc thua kiện Philippines (phán quyết PCA
năm 2016), Trung Quốc cử cán bộ sang làm việc với lãnh đạo cao cấp Việt Nam thực
hiện "5 không".
Thứ nhất, không được ủng hộ
phán quyết tòa trọng tài
Thứ 2, không được đưa ra
Asean bàn thảo liên quan đến vấn đề Biển Đông
Thứ 3, trong đa phương quốc
tế Việt Nam không đưa phán quyết này ra
Thứ 4, trong đàm phán Việt
Trung- Trung Việt không được đưa vấn đề này.
Thứ 5, các đồng chí không
được kiện Trung Quốc.
Tướng Cương nói: "Tuy
nhiên theo tôi biết, không có đồng chí lãnh đạo Việt Nam nói không kiện! Hiện
này vẫn chuẩn bị đầy đủ, nhưng theo tôi ngửi mùi cấp trên lúc này chưa thích hợp
để kiện!"
'Kiện Trung Quốc là giải pháp hòa bình'
TS Vũ Ngọc Hoàng, nguyên
Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, nêu ý kiến:
"Kiện Trung Quốc là giải
pháp hòa bình, kiện là giải pháp ngăn chặn chiến tranh. Sử dụng luật pháp và dư
luận quốc tế khi có mâu thuẫn giữa các bên là biện pháp cần thiết và đúng đắn
trong thế giới văn minh và hội nhập."
"Vì sao ta lại sợ kiện,
trong khi chính nghĩa thuộc về ta. Sợ kiện hay sợ Trung Quốc? Đặt câu hỏi như vậy
là vì tôi nghe có ý kiến cho rằng, nếu ta kiện Trung Quốc thì họ làm căng hơn nữa,
trong khi ta phải sống bên cạnh họ lâu dài, nếu để họ thù vặt thì rất khó ở."
Mà họ cũng dọa ta như thế. Dọa để ta đừng
kiện.
TS Vũ Ngọc Hoàng |
"Mà họ cũng dọa ta như
thế. Dọa để ta đừng kiện. Họ không muốn ta quốc tế hóa vấn đề mà chỉ để riêng họ
và ta với nhau để dễ bề ức hiếp. Đó là cách đấm người ta mà muốn bịt miệng
không cho la."
"Tôi nghĩ không thể đồng
ý với cái lí lẽ cho rằng vì sợ họ ép ta (hơn nữa) nên thà rằng cứ để cho họ ép
dần dần như thế mà không cần phải kiện. Họ sẽ chèn ép ta ngày càng nhiều thêm
là quy luật tất yếu, vì mục đích của họ là độc chiếm Biển Đông."
Mới hôm 3/10, người phát
ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng khẳng định về chủ quyền ở Bãi Tư
Chính:
"Đây hoàn toàn không
phải là khu vực tranh chấp hay có chồng lấn vì Trung Quốc không có bất kỳ cơ sở
pháp lý quốc tế nào để đưa ra yêu sách đối với khu vực này".
Bộ Ngoại giao Việt Nam xác
nhận nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc đang tiếp tục mở rộng hoạt động
tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam.
Bà Thu Hằng nói khi đó:
"Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay vi phạm, rút toàn bộ nhóm tàu
nói trên ra khỏi vùng biển Việt Nam và không để tái diễn hành động vi phạm
tương tự."