Mao trong cuộc Vạn lý trường chinh |
Hoa Kỳ (HK) và Trung Quốc (TQ) bình thường hóa quan
hệ vào năm 1979, từ đó việc buôn bán giữa hai nước tăng lên rất
nhiều. HK thường mua từ TQ nhiều hơn là bán vào TQ, sự chênh lệch lên
đến hàng trăm tỉ USD mỗi năm. HK muốn có sự cân bằng trong việc buôn
bán với TQ nhưng không đạt được. Tháng 3 năm 2018, Tổng thống HK Donald
Trump bắt đầu cuộc chiến thương mại với TQ. Tháng 5 năm 2019, Chủ tịch
TQ Tập Cận Bình kêu gọi người dân TQ chuẩn bị cuộc Vạn lý trường
chinh mới. Vậy cái Vạn lý trường chinh củ là cái gì ?
Năm 1931, Mao Trạch Đông làm Chủ tịch khu xô viết
Giang Tây. Trong thời gian này, BCH trung ương ĐCSTQ đang đóng tại Thượng
Hải bị Tưởng Giới Thạch truy lùng. Tổng
bí thư ĐCSTQ Bác Cổ quyết định rút lui về khu Giang Tây của Mao. Đầu
năm 1934, quân đội Quốc Dân Đảng tấn công vào Giang Tây để bắt BCH trung
ương ĐCS. Sau mấy tháng đánh nhau, 50 ngàn quân CS bị tử trận, ĐCS đứng
trước nguy cơ bị thua. BCH trung ương ĐCS quyết định rút lui về vùng Tây
Bắc TQ, gần biên giới Liên Xô. Mấy năm sau, ĐCS gọi cuộc rút lui này
là Vạn lý trường chinh.
Cuộc rút lui kéo dài từ tháng 10 năm 1934 đến
tháng 10 năm 1935. Nó bắt đầu từ khu Giang Tây và kết thúc tại Diên An
(tỉnh Thiểm Tây). Khi đi, có hơn 86 ngàn người. Khi đến, có dưới 7
ngàn. Các binh sĩ CS tham gia cuộc rút lui thì 10 người đi, có 9 người
chết, còn 1 người tới được đích. Nên nhân dân TQ và các binh sĩ gọi
đây là Cuộc tháo chạy thảm hại. Giới lãnh đạo ĐCS thì khác hẳn,
hầu hết tới được đích, tức là 10 lãnh đạo đi, có 1 lãnh đạo chết,
còn 9 lãnh đạo tới được đích. Nên đảng CSTQ gọi cuộc rút lui này là
Chiến thắng vĩ đại.
Chỉ huy cuộc rút lui là bộ ba: Tổng bí thư ĐCS
Bác Cổ, Tư lệnh hồng quân TQ Otto Braun, Chủ tịch ủy ban Quân chính Chu
Ân Lai. Bác Cổ được huấn luyện làm cán bộ CS tại Liên Xô (LX) lúc 19
tuổi, được ĐCSLX sắp xếp làm TBT đảng CSTQ năm 1931 lúc 24 tuổi. Otto
Braun là cán bộ CS người Đức, có tên Tàu là Lý Đức, được ĐCSLX gởi
sang làm Tư lệnh hồng quân TQ. Chu Ân Lai đã sống 4 năm ở Pháp, năm 1924
Lai đi sang LX để được huấn luyện trước khi về nước, sau này Lai làm
Thủ tướng TQ.
Trên đường rút lui, các sĩ quan và binh sĩ phải
dậy lúc 5 giờ sáng, nhổ trại, ăn sáng, đi trước mở đường. Các lãnh đạo
thì dậy lúc 9 giờ, điểm tâm sáng đã được các đầu bếp làm sẵn. Tất cả
binh sĩ đều đi bộ, nhưng các lãnh đạo thì đi bộ không quen, đi bộ thì
bị đau (?) nên họ được nằm trên cáng để các binh sĩ khiêng đi. Ở
những đoạn lên núi qua sông khó khăn thì các binh sĩ phải cõng họ
trên lưng. Trên đường chạy trốn mà phải khiêng cáng cho lãnh đạo nằm thì
làm sao chạy nhanh được, và đó là một thảm họa.
Tình báo Quốc Dân Đảng (QDĐ) nắm được kế hoạch
rút lui của ĐCS, QDĐ sắp đặt một trận phục kích lớn tại sông Tương
Giang vào cuối tháng 11. Nếu như đội hình gọn nhẹ thì đoàn quân có thể
nhanh chóng qua sông, tổn thất ít hơn, nhưng vì đem theo nhiều đồ đạc
và phải khiêng các lãnh đạo nằm cáng nên tốc độ hành quân bị chậm. Có
mấy đội quân đánh thoát ra được thì phải quay lại để cứu đoàn cán
bộ trung ương, mà đoàn trung ương thì nặng nề và chậm chạp. Đến khi
đoàn quân thoát được ra ngoài thì 50 ngàn quân CS đã bị hi sinh trong
trận phục kích này.
Sau thất bại Tương Giang, Bát Cổ và Lý Đức bị
mất uy tín, Mao giành quyền chỉ huy cuộc rút lui. Nồi niêu soong chảo
làm bếp được vứt bớt cho nhẹ, nhưng các lãnh đạo thì vẫn nằm trên
cáng để binh sĩ khiêng đi. Kế hoạch rút lui bị lộ, quân đội QDĐ chận
đường đi lên phía Bắc. Mao dẫn đoàn quân đi đường vòng qua phía Tây, đi
qua các đồng cỏ hoang gần Tây Tạng, rồi vượt qua các ngọn núi tuyết
giá phía Bắc để đi tới Thiểm Tây. 30 ngàn binh sĩ đã hi sinh trên
hành trình gian khổ này, Vạn lý trường chinh kết thúc.
Tại căn cứ Diên An, Mao tiếp tục tranh giành
quyền lực với các đồng chí CS. Năm 1943, Mao lên chức Chủ tịch ĐCSTQ.
Năm 1945 đệ nhị thế chiến chấm dứt, nhiều vũ khí thay vì đem cất
vào nhà kho thì LX viện trợ cho ĐCSTQ. Cán cân quân sự thay đổi, bây
giờ quân đội CS có nhiều vũ khí tối tân hơn quân đội QDĐ. Bốn năm sau,
ĐCS làm chủ TQ.
Rút lui được, chạy trốn được thì gọi là chiến
thắng. Binh sĩ bị chết rất nhiều để cho các lãnh đạo chạy trốn
được thì gọi là chiến thắng vĩ đại. Chỉ có ban Tuyên truyền của
đảng CS có đủ tráo trở để nói như vậy.
Tập Cận Bình muốn một cuộc Vạn lý trường
chinh (VLTC) mới. Các lãnh đạo đảng có muốn không? Các binh sĩ có
muốn không? Nhân dân TQ có muốn không? Nhìn lại cái VLTC củ thì các
lãnh đạo sẵn sàng, vì họ được phục vụ tốt trên đường chạy trốn,
sau đó chiếm được các chức vụ cao trong chính quyền. Nhân dân và các
binh sĩ thì thấy bị mất mát rất nhiều nên không muốn, hi vọng không
bị đảng CS kéo vào con đường trường chinh đau khổ.
Trần Mai Trung