Hai
ngày sau khi kết thúc phiên tòa sơ thẩm xét xử người yêu nước, cán bộ trại giam
Công an tỉnh Hà Nam từ chối không cho bố mẹ và gia đình bà Trần Thị Nga thăm
gặp bà, vào ngày 27.07.2017.
Bà Trần Thị Nga hiên ngang trước bạo quyền, trong phiên tòa sơ thẩm, ngày 25.07.2017, tại Tòa án Nhân dân tỉnh Hà Nam. |
Ông
Phan Văn Phong, chồng bà Nga cho biết lý do cán bộ đưa ra cản trở thân nhân gia
đình thăm gặp: “phạm nhân Trần Thị Nga đã thể hiện là một phạm nhân cứng đầu, quyết
tâm chống đối đến cùng. Vì thế trại đang phải thi hành kỉ luật đối với Trần Thị
Nga. Cho nên trong thời gian này, bố mẹ dù già yếu, con cái dù nhỏ… cũng không
được gặp mặt, cũng không được gửi đồ thăm nuôi và tiền lưu kí như thường lệ”.
Người
bị tạm giam có quyền: “a) Được bảo vệ an toàn tính mạng, thân thể, tài sản, tôn
trọng danh dự, nhân phẩm; được phổ biến các quyền và nghĩa vụ của mình … d)
Được gặp thân nhân, người bào chữa, tiếp xúc lãnh sự;…” được quy định tại Khoản
1, Điều 9 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam.
Về
việc gặp thân nhân, người bào chữa, tiếp xúc lãnh sự của người bị tạm giữ,
người bị tạm giam được quy định tại Khoản 1, Điều 22 Luật Thi hành tạm giữ, tạm
giam: “Người bị tạm giữ được gặp thân nhân một lần trong thời gian tạm giữ, một
lần trong mỗi lần gia hạn tạm giữ. Người bị tạm giam được gặp thân nhân một lần
trong một tháng; trường hợp tăng thêm số lần gặp hoặc người gặp không phải là
thân nhân thì phải được cơ quan đang thụ lý vụ án đồng ý. Thời gian mỗi lần gặp
không quá một giờ.”
Những
hành vi bị nghiêm cấm đối với các cán bộ trại giam được quy định tại Khoản 1,4
Điều 8 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam:
“1.
Tra tấn, truy bức, dùng nhục hình; các hình thức đối xử, trừng phạt tàn bạo, vô
nhân đạo, hạ nhục con người hoặc bất kỳ hình thức nào khác xâm phạm quyền và
lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ, người bị tạm giam.
4. Cản
trở người bị tạm giữ, người bị tạm giam thực hiện quyền thăm gặp thân nhân,
quyền bào chữa, được trợ giúp pháp lý, tiếp xúc lãnh sự, khiếu nại, tố cáo,
quyền con người, quyền và nghĩa vụ khác của công dân theo quy định của Luật này
và luật khác có liên quan.”
Luật
qui định rõ quyền và nghĩa vụ của trại giam, cán bộ và người bị tạm giam, thế
nhưng, như bao nhiêu “hạn chế” của các luật do nhà cầm quyền cộng sản đưa ra,
Luật thi hành tạm giữ, tạm giam cũng nêu ra lý do “kỷ luật” để “cách ly người
bị tạm giữ tạm giam trong buồng kỷ luật”. Và qui định “trong thời gian bị cách
ly ở buồng kỷ luật, người bị tạm giữ, người bị tạm giam bị cùm chân… và bị hạn
chế việc thăm gặp, gửi, nhận thư, nhận quà”. Đây là hình thức dùng o ép, trả
thù những người bị tạm giữ, tạm giam của cán bộ trại. Thậm chí đây cũng được sử
dụng để “ra giá” cho người bị tạm giữ, tạm giam phải khuất phục, nhận tội; hay
dành “đặc quyền” cho cán bộ “nhũng nhiễu”, nhận quyền lợi…
Tuy
nhiên, Luật thi hành tạm giữ, tạm giam cũng không có qui định người bị tạm giữ,
tạm giam bị “kỷ luật, cách ly” với hành vi gọi là “cứng đầu”, “chống đối đến
cùng”…
Cũng
cần biết thêm, theo qui định tại khoản 1 Điều 260 Bộ luật tố tụng hình sự hiện
hành, trường hợp bản án có hiệu lực, “trong trường hợp người bị kết án đang bị
tạm giam thì theo yêu cầu của người thân thích người bị kết án, cơ quan Công an
phải cho phép người bị kết án gặp người thân thích trước khi thi hành án”.
Việc
trại giam Công an tỉnh Hà Nam cấm cản không cho bà Nga gặp bố mẹ, những đứa con
nhỏ, chồng, anh chị em từ xa đến, ngay sau khi bà phải nhận bản án 9 năm tù
giam, 5 năm quản chế “bất công bởi những chứng cứ bất hợp pháp” là “xâm phạm
quyền và lợi ích hợp pháp”, là “hình thức đối xử, trừng phạt tàn bạo, vô nhân
đạo” đối với bà Nga. Và một lần nữa chứng minh, mọi hành vi tàn bạo, vô nhân…
của nhà cầm quyền cộng sản đã bất lực trước một người phụ nữ bé nhỏ nhưng dũng
cảm, ngay cả khi bị tạm giam, nhận án tù nặng nề bất công vẫn bất khuất, “cứng
đầu”, “chống đối đến cùng”; Và chắc chắn, đòn “trừng phạt”, “kỷ luật”, hạn chế
thăm gặp… cũng như những “trận đòn” trực tiếp, thu giữ tài sản trái phép trước
đây đối với bà Nga chỉ làm dày thêm thành tích “tội ác” vô nhân của nhà cầm
quyền cộng sản và tạo thêm lòng phẫn nộ nơi người dân.
Bà
Trần Thị Nga bị Tòa án Nhân dân tỉnh Hà Nam tuyên án 9 năm tù giam và 5 năm
quản chế theo Điều 88 BLHS “Tuyên truyền chống nhà nước CHXHCNVN” cách bất
công, dựa trên các chứng cứ bất hợp pháp để trả thù cho các hoạt động đấu tranh
ôn hòa vì nhân quyền, dân chủ, chống tàu cộng xâm lược, chống Formosa… của bà
Nga. Các Tổ chức Nhân quyền Quốc tế đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ bản án bất
công này.
Huyền Trang, GNsP
Nguồn: Theo TMCNN