29 juin 2018

Bản Lên tiếng về việc công an nhà nước cộng sản đàn áp người dân Sài Gòn chúa nhật 17-06-2018



          1- Sự kiện

          1- Từ sáng Chúa nhật 17-06-2018, gần 200 người dân lớn nhỏ đã bị đủ thứ lực lượng an ninh, cảnh sát, dân quân tự vệ, quản lý đô thị và côn đồ (đa phần thường phục và bịt mặt) ngang nhiên chặn bắt giữa đường, nơi công viên, trong quán café, hung bạo tống lên xe chở về Sân Tao Đàn, quận 1, chỉ vì nghi ngờ họ chuẩn bị biểu tình phản đối Luật Đặc khu Kinh tế và Luật An ninh mạng.

          2- Tại đó, lực lượng công an đông đảo, đằng đằng sát khí đã lục soát túi xách, tước đoạt điện thoại, buộc trưng giấy tờ, bắt khai mật khẩu iPhone, hạch hỏi đủ chuyện, đặc biệt dựa vào thông tin cá nhân trong điện thoại, làm một hồ sơ hình sự cho mỗi người như kiểu tội phạm, với tội danh quy chụp “Tụ tập Đám đông Gây rối” đang khi họ là những người dân bình thường lương thiện dạo chơi Chúa nhật.

          3- Thấy vô lý và phi pháp, nhiều người đã bất hợp tác, từ chối trả lời, quyết không theo lệnh. Họ liền bị chửi bới, bạt tai, đấm đá tàn độc. Có người sưng phù đôi má, bị đập gãy răng, thậm chí bị đánh đến bất tỉnh, chấn thương sọ não, phải đưa vào bệnh viện… Ai đứng lên bênh vực các nạn nhân thì bị thóa mạ, bị gọi bằng “mày tao” dù đáng tuổi cha mẹ đám công an côn đồ. Hầu hết đều bị hành hung. 

          4- Đặc biệt, khi thẩm vấn người dân về 2 dự luật Đặc khu và luật An ninh mạng, công an cảnh sát lên đều tiếng “dạy dỗ”: có biết gì chưa mà xuống đường biểu tình? Nếu dân cố gắng phân tích, giải thích theo ý mình nghĩ thì sẽ bị nạt nộ và cho rằng nghĩ sai, hiểu sai, chống đối, phản động. Tất cả đều bị giam giữ cho đến tối mịt rồi bị áp tải về địa phương. 

          2- Nhận định và tuyên bố

          Chúng tôi, những tổ chức và cá nhân ký tên dưới đây đồng thanh nhận định và tuyên bố: 

          1- Nhân viên công lực đã hành động hết sức tùy tiện và phi pháp khi nghi ngờ đủ kiểu, bắt bớ tràn lan, buộc người dân về chỗ tập trung bằng vũ lực. Dù người dân có biểu tình mà không gây rối thì công an cảnh sát cũng chẳng có quyền làm như vậy.  

          2- Việc xưng hô xấc xược vô lễ với nhân dân, và thái độ sẵn sàng dùng dùi cui, bạt tai, nắm đấm với những người bị cho là cứng đầu, bất hợp tác, chứng tỏ não trạng của nhà cầm quyền cộng sản, coi dân như súc vật, thậm chí như kẻ thù. 

          3- Hành vi vô luật, man rợ của những kẻ thừa hành như thế chỉ có thể xuất phát từ mệnh lệnh, thói dung túng hay kiểu nhồi sọ của những kẻ chỉ đạo vốn có chủ trương đập tan mọi cuộc biểu tình của nhân dân từ trong trứng nước. 

          4- Với nhiều nhân chứng và tư liệu liên quan đến cuộc đàn áp tập thể khốc liệt hôm chủ nhật 17-06-2018, đề nghị các nạn nhân bị bắt và bị đánh đập đồng lọat khởi kiện lực lượng an ninh của đảng CSVN ra tòa án quốc nội lẫn quốc tế.

          5- Biểu tình ôn hòa là quyền của người dân có ghi trong Hiến pháp. Bao nhiêu năm nay Quốc hội nhà nước CS cố tình trì hoãn không ra luật biểu tình để rộng tay đàn áp. Dù vậy, đó vẫn vừa là quyền vừa là nhiệm vụ nhân dân phải thực hiện, để nói lên nguyện vọng chân chính của mình, trong tư cách chủ nhân đất nước. 

          6- Những cuộc biểu tình đó hiện nay rất cần thiết để tạo nên một không khí chính trị lành mạnh và dân chủ, một hoàn cảnh cho nhân dân bày tỏ lòng yêu nước, một cơ hội cho nhà cầm quyền thấy được những nguy cơ từ Luật Đặc khu kinh tế và Luật An ninh mạng. Nhà nước không được cấm cản và phá hoại cách thâm độc.

          Việt Nam ngày 26-06-2018, Ngày Quốc tế Hỗ trợ các Nạn nhân bị tra tấn.

          Các tổ chức đồng ký tên (đợt 1):

01- Diễn đàn Xã hội Dân sự. Đại diện: Tiến sĩ Nguyễn Quang A.

02- Đại gia đình Nguyễn Ngọc Huy. Đại diện: Giáo sư Trần Minh Xuân, California, Hoa Kỳ.

03- Đài Việt Nam Tự Do New Orleans, Hoa Kỳ. Đại diện: Giám đốc Vương Kỳ-Sơn. 

04- Đảng Dân chủ Nhân dân. Đại diện: BS Lê Nguyên Sang.

05- Giáo hội Cộng đồng Lutheran Việt Nam-Hoa kỳ. Đại diện: Ms Hội trưởng Nguyễn Hoàng Hoa.

06- Hội Bảo vệ Quyền Tự do Tôn giáo. Đại diện: Cô Hà Thị Vân.

07- Hội Bầu bí Tương thân. Đại diện: Ông Nguyễn Lê Hùng

08- Hội Cựu Tù nhân Lương tâm. Đại diện: Bs Nguyễn Đan Quế và Lm Phan Văn Lợi.

09- Hội thánh Tin lành Mennonite Cộng đồng. Đại diện: Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng.

10- Khối Tự do Dân chủ 8406 Quốc nội. Đại diện: Kỹ sư Đỗ Nam Hải và Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa.

11- Khối Tự do Dân chủ 8406 Úc Châu. Đại diện: Tiến sĩ Lê Kim Song

12- Người Bảo vệ Nhân quyền (Defend the Defenders). Đại diện: Thạc sỹ Vũ Quốc Ngữ

13- Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền. Đại diện: Lm Nguyễn Hữu Giải và Lm Nguyễn Công Bình

14- Nhóm Nghiên cứu Thể chế. Đại diện: Nhà báo Nguyễn Vũ Bình

15- Phong trào Lao động Việt. Đại diện: Cô Đỗ Thị Minh Hạnh

16- Quỹ Việt Linh New Orleans, Hoa Kỳ. Đại diện: Thủ quỹ Nguyễn Ngọc Sương. 

17- Radio VNHN Âu Châu. Đại diện: Ông Đinh Kim Tân 

18- Tăng đoàn Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Đại diện: Ht Thích Không Tánh và Tt Thích Vĩnh Phước.

19- Ủy ban Yểm trợ Khối 8406 New Orleans, Hoa Kỳ. Đại diện: Phó Chủ tịch: Nguyễn Vẻ.



          Các cá nhân đồng ký tên (đợt 1):

1.            Bình Mai, Kỹ sư, Sài Gòn

2.            Bùi Hiền, Hưu trí, Canada

3.            Bùi Minh Quốc, Nhà báo, Đà Lạt

4.            Cao Xuân Lý, Nhà văn, Australia

5.            Chu Vĩnh Hải, Nhà báo độc lập, Bà Rịa - Vũng Tàu

6.            Dương Trọng Văn, Kỹ sư công chánh, Missouri, Hoa Kỳ

7.            Đặng Thiên Nhiên, Nư tu, New Orleans, Hoa Kỳ.

8.            Đinh Hữu Thoại, Linh mục DCCT, Quảng Nam

9.            Đinh Việt Thi, Nghỉ hưu. Pleiku, Gia Lai.

10.        Hà Sĩ Phu, Nhà văn tự do, Đà Lạt

11.        Hoàng Hưng, Nhà thơ, nhà báo độc lập, Sài Gòn 

12.        Hoàng Dũng, Phó Giáo sư-Tiến sĩ, Sài Gòn.

13.        Kha Lương Ngãi  Nhà báo, thành viên  CLB Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn

14.        Lê Anh Hùng, nhà báo độc lập, Hà Nội.

15.        Lư Văn Bảy, Cựu TNLT cư ngụ tỉnh Kiên Giang, 

16.        Lý Đăng Thạnh, Người chép Sử, Sài Gòn.

17.        Nguyễn Bá Tùng, Tiến sĩ, Hoa Kỳ.

18.        Nguyễn hữu Bảng, Công chức hồi hưu, Canada

19.        Nguyễn Huy Hoàng, Cựu Sĩ quan QLVNCH, Sài Gòn

20.        Nguyễn Kỳ Hưng, Tiến sĩ, Úc châu.

21.        Nguyễn Mạnh Hùng, Mục sư, Sài Gòn.

22.        Nguyễn Minh Nhựt, Lập trình viên, Sài Gòn.

23.        Nguyễn Ngọc Sơn, Bác sĩ nghỉ hưu, Long Điền, Bà Rịa Vũng Tàu.

24.        Nguyễn Tâm, Kỹ sư điện cơ, Sài Gòn

25.        Nguyễn Thanh Trúc, Kinh doanh - Hà Nội

26.        Nguyễn Thế Hùng, Phó Chủ tịch Hội Cơ học Thủy khí VN, Đà Nẵng.

27.        Nguyễn Thị Bích Hoa, Nội trợ, Long Điền, Bà Rịa Vũng Tàu.

28.        Nguyễn Tường Thụy, Nhà báo độc lập, Hà Nội

29.        Nguyễn Văn Đức, Lao động tự do, Sài Gòn.

30.        Nguyễn Văn Thái, Tiến sĩ, Cựu Giáo sư Đại học, Pennsylvania, Hoa Kỳ.

31.        Nguyễn Vũ Bình, Nhà báo độc lập, Hà Nội

32.        Phạm Anh Tuấn, Kỹ sư, Australia.

33.        Phạm Toàn, Nhà nghiên cứu giáo dục, Hà Nội

34.        Phan Văn Phong, Kinh doanh tự do, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

35.        Tô Oanh, Giáo viên nghỉ hưu, Bắc Giang.

36.        Trần Văn Bang, Kỹ sư, Bình Thạnh, Sài Gòn

37.        Trần Kim Thập  Giáo chức, Perth, Australia

38.        Trần Thiện, Cựu Tù nhân Chính trị, New Orleans, Hoa Kỳ.

39.        Trần Ti Na, Giáo viên, Victoria, Australia

40.        Triêu Ca, Hưu trí. Australia

41.        Văn Hiền, Lập trình viên, Bình Thuận

42.        Võ Văn Tạo, Nhà báo, Nha Trang